U ác tính là gì? Khối u ác tính có nên mổ không?
Khối u ác tính có nên mổ không được rất nhiều người quan tâm. Bởi phương pháp phẫu thuật là một trong những cách điều trị ung thư khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khối u ác tính có nên mổ không vẫn cần được giải đáp cụ thể. Do đó, các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Genk STF để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.
Xem thêm:
- Nghị lực nữ chiến sĩ công an nhân dân
- Biểu hiện của khối u ác tính. U ác tính có điều trị được không?
- Sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư – Cơ sở sinh học về khối u
Nội dung bài viết
1. Khối u ác tính là gì?
Để tìm hiểu khối u ác tính có nên mổ không thì trước hết, chúng ta nên hiểu rõ về u ác tính và sự hình thành u ác tính.
1.1. Thế nào u ác tính
Khi cơ thể xuất hiện khối u ác tính, nghĩa là bạn đã mắc bệnh ung thư. Theo đó, một khối u ác tính chính là sự tăng trưởng bất thường của một khối ung thư. Khối ung thư này phát triển nhanh vượt cả sự kiểm soát của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, khối u sẽ xâm lấn đến những cơ quan, bộ phận khác của cơ thể. Khi khối u đã di căn xa thì các cơ quan bị di căn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động. Vì thế, nguy cơ tử vong lúc này là rất cao.
1.2. Sự hình thành khối u ác tính như thế nào?
Cơ chế tự nhiên về tế bào trong cơ thể người là các tế bào non được sinh ra sẽ thay thế các tế bào già, lỗi bị chết đi. Điều này, tạo ra sự cân bằng các tế bào, đảm bảo sự phát triển của khỏe mạnh của cơ thể.
Thế nhưng, khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân làm tăng nguy cơ hình thành u bướu như hóa chất, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường, bức xạ hạt nhanh, viêm nhiễm kéo dài… Những yếu tố này sẽ làm mất cân bằng trong cơ thể giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa. Từ đó, làm cho các tế bào bị tổn thương, gây mất năng lượng ở tế bào. Vì thế, những tế bào già, lỗi không bị chết đi theo cơ chế tự nhiên.
Những tế bào già cỗi, lỗi không chết đi và các tế bào non vẫn được sinh ra sẽ dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào. Sự tăng sinh này không được cơ thể kiểm soát hoặc vượt mức kiểm soát của cơ thể sẽ dẫn đến loạn sản và dị sản tế bào. Tình trạng này sẽ dẫn đến hình thành tế bào tiền u bướu – đây chính là tổ chức xơ hóa ECM quanh tế bào u. Đây chính là mầm mống hình thành nên tế bào ung thư, tức khối u ác tính.
2. Biểu hiện của khối u ác tính
Khi xuất hiện khối u ác tính sẽ khiến nhiều người thắc mắc liệu có dấu hiệu gì để nhận biết hay không. Thực tế các bệnh ung thư đều rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng hoặc dấu hiệu không rõ ràng. Thế nhưng, khi bệnh tiến triển thì các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn, điển hình là các triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau tại khu vực ung thư
- Mệt mỏi, suy nhược
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
3. U ác tính có chữa được không?
Khối u ác tính có chữa được không là thắc mắc của nhiều người. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng u ác tính có thể chữa khỏi lên đến khoảng 80% nếu phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.
Hiệu quả điều trị u ác tính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như:
- Loại khối u ác tính.
- Giai đoạn phát triển của khối u.
- Khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của người bệnh.
- Tâm lý, sức khỏe của người bệnh.
- Sự quan tâm, chăm sóc của người nhà bệnh nhân.
Hiện nay, để điều trị khối u ác tính có rất nhiều phương pháp khác nhau. Có thể kể đến như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Có thể là sử dụng một phương pháp riêng lẻ hoặc kết hợp hai hay nhiều phương pháp nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Trong các phương pháp thì phẫu thuật (mổ) là phổ biến. Nhiều bệnh ung thư ở bất cứ giai đoạn nào đều được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao, thậm chí điều trị triệt căn cho nhiều bệnh ung thư nếu được điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
4. Khối u ác tính có nên mổ không?
Tùy từng loại khối u và thời điểm phát hiện bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu được chỉ định mổ để loại bỏ khối u thì người bệnh nên thực hiện càng sớm càng tốt để mang lại hiệu quả cao.
4.1. Mổ khối u ác tính là gì?
Mổ khối u ác tính chính là việc loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và cả những mô lần xung quanh mà khối u cư trú. Mục đích là điều trị triệt căn ung thư, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Khối u ác tính được chỉ định mổ khi vị trí của khối u không khiến tính mạng của người bệnh bị nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật.
4.2. Mục đích mổ khối u ác tính
Tùy từng trường hợp cụ thể mà mổ khối u sẽ mang đến những lợi ích khác nhau. Có thể kể đến như:
Phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư
Đối với mục đích này thì khối u ác tính có nên mổ không chắc chắn đã có câu trả lời. Đây cũng là mục đích chính của phẫu thuật khi xuất hiện khối u ác tính trong cơ thể. Mục tiêu cao nhất của phẫu thuật là loại bỏ triệt để ung thư, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Phẫu thuật để điều trị ung thư thường được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu. Bác sĩ có thể sử dụng riêng phẫu thuật hoặc kết hợp thêm với xạ trị hoặc hóa trị nhằm mang lại hiệu quả cao.
Phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng
Ở giai đoạn cuối hoặc khi khối u đã di căn xa thì các triệu chứng mà người bệnh phải đối mặt sẽ càng nghiêm trọng, nặng nề hơn. Ở nhiều bệnh ung thư lúc này bác sĩ vẫn chỉ định phẫu thuật nhằm giảm các triệu chứng cho người bệnh, giúp chất lượng cuộc sống được tăng cường. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn ở những năm tháng cuối đời.
Ngoài ra, có những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cùng các phương pháp khác để giảm các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đó là:
- Tắc nghẽn ruột.
- Giảm các cơn đau.
- Ngăn ngừa, kiểm soát sự di căn của các khối u đến những cơ quan khác.
- Giảm nhẹ tác động của khối u tới những cơ quan di căn.
Phẫu thuật giúp tăng khả năng hồi phục hoặc tái tạo
Sau khi điều trị ung thư, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm phẫu thuật tái tạo nhằm giúp cơ quan hay bộ phận nào đó của người bệnh được khôi phục chức năng. Chẳng hạn như:
- Sau phẫu thuật cắt bỏ vú thì phẫu thuật tái tạo vú sẽ được thực hiện.
- Sau phẫu thuật ung thư vùng đầu và cổ thì phẫu thuật ghép xương có thể sẽ được thực hiện.
Phẫu thuật dùng để dự phòng
Phẫu thuật cũng có thể được áp dụng để phòng ngừa hoặc dự phòng nhằm mục đích loại bỏ các mô trong cơ thể mà tương lai có thể chuyển biến thành ung thư. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ một cơ quan nào đó khi nguy cơ chuyển biến thành ung thư là cao.
Phẫu thuật để chẩn đoán ung thư
Đối với một số khối u nằm ở vị trí khó quan sát, kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu khác thì bác sĩ sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật. Lúc này, phẫu thuật sẽ giúp bác sĩ lấy được tế bào, mô bệnh phẩm ra để kiểm tra. Mô bệnh phẩm, tế bào này sẽ được đem làm xét nghiệm hoặc kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định đó là u lành hay u ác tính.
5. Một số phương pháp mổ khối u ác tính hiện nay
Khối u ác tính có nên mổ không đã được giải đáp chi tiết trên đây. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính. Tùy từng bệnh ung thư, vị trí khối u, mức độ xâm lấn của tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe của người bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Phổ biến là các phương pháp dưới đây:
5.1. Phẫu thuật bằng tia laser
Laser là chùm tia năng lượng ánh sáng mạnh mẽ và cao nên có thể được sử dụng để phẫu thuật mang lại độ chính xác cao. Chùm tia này được sử dụng thay thế một lưỡi dao mổ thực hiện cắt xuyên qua mô.
Ngoài tác dụng để phẫu thuật, tia laser còn có thể dùng để thu nhỏ hoặc đốt cháy khối u. Thường phương pháp sử dụng tia laser để đốt sẽ áp dụng để điều trị ung thư dương vật, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư da, phổi.
Ưu điểm của phẫu thuật bằng tia laser là bác sĩ sẽ tập trung chùm tia vào vị trí khối u bên trong cơ thể một cách chính xác. Vì thế, không cần thực hiện vết cắt lớn vẫn cho kết quả loại bỏ khối u chính xác. Do đó, các mô và cơ quan xung quanh ít bị tổn thương khi thực hiện phương pháp này.
5.2. Phẫu thuật lạnh
Phẫu thuật lạnh là phương pháp đóng băng để dần tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng nitơ lỏng hoặc đầu dò rất lạnh. Kỹ thuật này không chỉ được dùng để chữa bệnh ung thư mà đôi khi còn dùng để điều trị tiền ung thư có liên quan đến dương vật, cổ tử cung, da.
Phương pháp phẫu thuật lạnh loại bỏ khối u ác tính có ưu điểm là ít gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đồng thời, hạn chế tác động đến những tế bào khỏe mạnh.
5.3. Phẫu thuật điện
Khác với phẫu thuật lạnh, phẫu thuật điện sẽ sử dụng lượng nhiệt cao từ dòng điện có tần số cao nhằm phá hủy, tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với loại phẫu thuật này sẽ được áp dụng cho những bệnh ung thư miệng và ung thư da.
5.4. Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi là một trong những phương pháp loại bỏ khối u ác tính đang được áp dụng phổ biến hiện nay, thích hợp với những trường hợp khối u nhỏ. Phương pháp này có ưu điểm là giảm mất máu và giảm đau đớn cho người bệnh. Với vết cắt nhỏ nên đảm bảo tính thẩm mỹ sau phẫu thuật. Đồng thời, người bệnh cũng phục hồi sức khỏe sớm, nhanh hơn so với phẫu thuật mổ mở.
5.5. Phẫu thuật bằng robot
Phẫu thuật bằng robot là phương pháp hiện đại và tiên tiến hiện nay. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng cánh tay robot để đảm bảo một số dụng cụ phẫu thuật sẽ được kiểm soát tốt hơn. Nhờ đó, giúp bác sĩ tiến hành phẫu thuật được thuận tiện, đạt kết quả chính xác cao.
Mổ khối u ác tính bằng phương pháp này có ưu điểm là giảm đau, giảm mất máu và giúp người bệnh sớm phục hồi. Hiện nay, phẫu thuật loại bỏ khối u bằng robot thường dùng để điều trị ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, trực tràng.
5.6. Mổ mở
Mổ mở là phương pháp truyền thống với nhược điểm là vết cắt rộng, mất nhiều máu và thời gian nằm viện lâu. Người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi lại. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là giúp loại bỏ hiệu quả các khối u tại cơ quan.
Hiện nay, mổ mở chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết. Thường thì khi khối u lớn hoặc nằm ở vị trí khó có thể thực hiện bằng các phương pháp phẫu thuật khác.
6. Một số biến chứng sau mổ khối u ác tính
Khối u ác tính có nên mổ không? Câu trả lời là CÓ. Thế nhưng, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:
- Chảy máu: Do sự tác động của phẫu thuật mà người bệnh có thể bị chảy máu bên trong hoặc bên ngoài vết mổ.
- Hình thành cục máu đông: Các cục máu đông này thường xuất hiện ở chân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tuần hoàn máu trong cơ thể.
- Tổn thương các mô, cơ quan lân cận gần: quá trình phẫu thuật có thể khiến các mô, cơ quan lân cận bị tổn thương, khiến chức năng của những cơ quan này bị ảnh hưởng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể phải cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc. Những loại thuốc này có nguy cơ khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng xấu.
- Đau toàn thân: Biến chứng này thường xảy ra trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.
7. Biện pháp giúp người bệnh hồi phục sau mổ khối u
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật khối u ác tính nhanh hay chậm ngoài loại phẫu thuật thì còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, vận động, ăn uống của người bệnh. Do đó, các bạn nên tham khảo một số gợi ý dưới đây để sớm phục hồi sức khỏe:
7.1. Vận động nhẹ nhàng
Sau phẫu thuật mặc dù người bệnh sẽ rất đau đớn và mệt mỏi nhưng cũng không nên nằm quá lâu trên giường. Thay vào đó, lời khuyên của bác sĩ là 3 – 5 ngày sau phẫu thuật, người bệnh hãy đứng dậy và tập đi lại nhẹ nhàng.
Sự vận động sẽ rất hữu ích để hệ tiêu hóa được kích thích hoạt động, giảm nguy cơ táo bón cho nhiều người bệnh. Bên cạnh đó, khí huyết sẽ được lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng hình thành cục máu đông sau phẫu thuật.
Ngoài ra, người nhà cũng có thể hỗ trợ người bệnh xoa bóp vùng tay chân nhẹ nhàng. Như vậy cũng rất hữu ích để quá trình lưu thông khí huyết không bị ngưng trệ. Điều này rất cần thiết để ngăn ngừa cục máu đông hình thành và xuất hiện.
7.2. Chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý
Sau phẫu thuật, vì đau đớn nên nhiều người bệnh sẽ không muốn ăn uống. Thế nhưng, bổ sung dinh dưỡng vào lúc này đúng cách sẽ giúp quá trình phục hồi được tốt hơn.
Tuy nhiên, trước khi được phép ăn, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ và chỉ ăn khi được bảo rằng hệ tiêu hoá của bạn đã hoạt động bình thường trở lại.
Các món ăn sau phẫu thuật phải đảm bảo nguyên tắc là các món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Có thể kể đến như súp, cháo, phở, nước ép trái cây… Và một thời gian thì mới bắt đầu ăn cơm nát rồi sau đó mới ăn cơm như bình thường.
Kết luận
Bài viết đã giúp các bạn nắm rõ hơn về khối u ác tính và giải đáp được câu hỏi khối u ác tính có nên mổ không? Mổ u ác tính cần được thực hiện bởi bệnh viện lớn, uy tín và có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, thiết bị hiện đại nhằm đạt hiệu quả cao, giảm nguy cơ biến chứng.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị