[Hỏi đáp] Điều trị hoá trị ung thư có bị rụng tóc không?

Điều trị hoá trị ung thư có bị rụng tóc không là một vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm. Rụng tóc là 1 tác dụng phụ thường rất hay gặp trong điều trị ung thư và đồng thời đây là một mối lo ngại thực sự đối với nhiều bệnh nhân ung thư nhất là các bệnh nhân nữ. Vậy để biết điều trị hoá trị ung thư có bị rụng tóc không và các biện pháp mà người bệnh nên làm để cải thiện tình trạng thì rụng tóc thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Tại sao hóa trị ung thư lại gây ra rụng tóc?

Quá trình điều trị bệnh lý ung thư thì không thể không nhắc đến phương pháp hóa trị. Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để phá hủy, tiêu diệt tế bào ung thư cũng như để ngăn chặn chúng phát triển và phân chia. Mặc dù các thuốc hóa trị sẽ tác dụng nhiều đến tế bào ung thư (do các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn tế bào thường) tuy nhiên vẫn sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

thuoc-hoa-tri-ung-thu
Tại sao hóa trị ung thư lại gây ra rụng tóc?

Cụ thể, đó là các tế bào của nang lông, đây là các tế bào thường xuyên phân chia để hình thành và phát triển tóc. Cơ chế này tương tự như các tế bào của khối u ung thư nên sẽ gây nhầm lẫn cho thuốc hóa trị khiến cho các loại thuốc này sẽ tưởng nhầm là tế bào ung thư mà tiêu diệt. Hay nói cách khác, thuốc hóa trị sẽ không phân biệt được đâu là tế bào lành (tế bào của nang lông), nên sẽ tác động lên hầu hết các tế bào đang phân chia và hậu quả là gây rụng tóc.

2. Có phải thuốc hóa trị nào cũng có thể gây rụng tóc hay không?

Mức độ rụng tóc của người bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại thuốc hóa chất và liều sử dụng. Và không phải tất cả thuốc hóa chất đều gây rụng tóc. 

Một số loại thuốc hóa chất có thể gây rụng hoặc thưa tóc, cụ thể là:

  • Altretamine (Hexalen)
  • Carboplatin (Paraplatin)
  • Cisplatin (Platinol)
  • Cyclophosphamide (Neosar)
  • Docetaxel (Taxotere)
  • Doxorubicin (Adriamycin, Doxil)
  • Epirubicin (Ellence)
  • Fluorouracil (5-FU)
  • Gemcitabine (Gemzar)
  • Idarubicin (Idamycin)
  • Ifosfamide (Ifex)
  • Paclitaxel
  • Vincristine (Marqibo, Vincasar)
  • Vinorelbine (Alocrest, Navelbine)

Các loại thuốc điều trị nhắm trúng đích thường không gây rụng tóc. Tuy nhiên, những loại thuốc sau có thể làm cho tóc thưa hay trở nên xoăn và khô hơn bình thường.

  • Afatinib (Gilotrif)
  • Cetuximab (Erbitux)
  • Dabrafenib (Tafinlar)
  • Dasatinib (Sprycel)
  • Erlotinib (Tarceva)
  • Ibrutinib (Imbruvica)
  • Imatinib (Gleevec, Glivec)
  • Nilotinib (Tasigna)
  • Panitumumab (Vectibix)
  • Sonidegib (Odomzo)
  • Sorafenib (Nexavar)
  • Trametinib (Mekinist)
  • Vemurafenib (Zelboraf)
  • Vismodegib (Erivedge)

Xem thêm >>> [Giải đáp] Xạ trị ung thư có bị rụng tóc không?

3. Tác động của rụng tóc đối với người bệnh như thế nào?

Tóc có một chức năng vô cùng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, vì vậy tình trạng rụng tóc luôn được xếp hạng hàng đầu trong danh sách các ảnh hưởng đối với nhiều người bệnh khi trải qua hóa trị.

Một số bệnh nhân nhất là bệnh nhân nữ thậm chí từ chối hóa trị vì sợ rụng tóc. Phương pháp điều trị tốt nhất cho việc rụng tóc vẫn đang trong thử nghiệm. Một số biện pháp đã được biết đến như làm mát da đầu bằng túi nước đá hay mũ đặc biệt được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970. Phương pháp điều trị này là làm mát này sẽ giúp thu hẹp các mạch máu dẫn đến nang lông. Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ thành công của phương pháp lên tới 50% với kỹ thuật này, tuy nhiên vẫn cần có phương pháp trị liệu đạt hiệu quả hơn. 

4. Thời điểm nào thì tóc rụng và sau bao lâu tóc mọc lại?

Thời điểm tóc rụng cũng như thời gian tóc mọc lại phụ thuộc vào loại bệnh ung thư, loại thuốc hóa trị sử dụng, liều lượng cụ thể và phác đồ điều trị.

4.1. Thời điểm nào thì tóc rụng?

Như đã nói, tình trạng rụng tóc khi điều trị hóa trị sẽ khác nhau ở từng người, tuy nhiên thường thì sau 1 đến 2 tuần hóa trị, bệnh nhân sẽ bị rụng tóc với đặc điểm rụng từng toàn bộ hay rụng từng mảng ở những vùng có ma sát cao khi nằm như đỉnh đầu, 2 bên tai,… Và đây được coi là đợt rụng tóc đầu tiên. 

4.2. Bao lâu thì tóc mọc lại?

Tương tự này như tình trạng rụng tóc, thời điểm tóc mọc trở lại cũng khác nhau ở mỗi người. Trong vòng 1 đến 3 tháng sau khi kết thúc đợt hóa trị thì tóc sẽ mọc lại. Và sẽ mất 6 – 12 tháng để tóc có thể mọc lại gần như ban đầu nếu ngừng hoàn toàn hóa trị. 

Điều đặc biệt là tóc mới mọc này sẽ có sự thay đổi về màu sắc cũng như cấu trúc tóc. Cụ thể là có tới 60% người bệnh bị rụng tóc khi hóa trị nhận thấy tóc mới mọc lại bị xoăn hơn. Một số bệnh nhân khác thì thấy tóc mỏng hơn và thô hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ mang tính chất tạm thời, tóc sẽ trở lại bình thường sau 6 tháng hoặc 1 năm. 

5. Chăm sóc tóc trước khi hóa trị như thế nào?

xa-tri-song-duoc-bao-lau
Chăm sóc tóc trước khi hóa trị như thế nào?

Mặc dù tình trạng rụng tóc sau điều trị không phải là hoàn toàn có thể tránh khỏi, tuy nhiên nó vẫn có thể được kiểm soát và cải thiện. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tóc đơn giản có thể giúp ích cho người bệnh, cụ thể là:

  • Chăm sóc tóc nhẹ nhàng: Tránh sử dụng các hóa chất mạnh như thuốc tẩy và thuốc nhuộm tóc trong một thời gian. Nên sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ. Tránh xa các dụng cụ tạo kiểu tóc nóng như bàn là phẳng,…
  • Cân nhắc về việc cắt tóc: Nhiều bệnh nhân cho biết sẽ bị ngứa da đầu khi hóa trị do đó người bệnh có thể cân nhắc cắt tóc trước khi bắt đầu điều trị để có thể giúp giảm ngứa.
  • Sử dụng tóc giả: Tóc có thể mọc lại chậm sau khi điều trị do đó sử dụng tóc giả bằng tóc thật có thể giúp người bệnh đối phó với cảm giác khó chịu và tự ti do rụng tóc.
  • Bảo vệ da đầu của bạn: Bệnh nhân nên bảo vệ đầu tránh khỏi ánh nắng mặt trời bởi vì điều đó sẽ giúp làm giảm bất kỳ tổn thương nào gây ra cho da đầu do nhiệt độ quá cao. Bạn nên giữ tóc của bạn được bao phủ bởi một chiếc mũ hay một chiếc khăn quàng cổ. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa bất kỳ kích ứng nào do ánh nắng mặt trời.

6. Những biện pháp chăm sóc tóc sau khi điều trị hóa trị

Chăm sóc tóc sau khi điều trị hóa trị cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Sử dụng dầu gội và dầu xả có thành phần tự nhiên và dịu nhẹ.
  • Tránh dùng dụng cụ sưởi ấm trong một vài tháng.
  • Sử dụng lược chải tóc dành cho trẻ em cho đến khi tóc người bệnh đủ chắc khỏe.
  • Nên kiên nhẫn vì tóc mọc lại sau khi hóa trị có thể chậm.

Xem ngay >>> Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không? Xem ngay giải đáp của chuyên gia

7. Những lưu ý để cải thiện tình trạng rụng tóc khi hóa trị

Rất nhiều bệnh nhân ung thư ám ảnh với tình trạng rụng tóc bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh, nhất là với các chị em phụ nữ. Do đó, để “đối phó” với tình trạng rụng tóc khi điều trị hóa trị và cải thiện tình hình khi tóc mọc lại, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau.

Chăm sóc mái tóc nhẹ nhàng

Quá trình rụng tóc ở người bệnh sẽ diễn ra từ từ, vì thế, ngay khi thấy tóc bắt đầu rụng thì bệnh nhân tốt nhất nên cắt tóc ngắn để đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, nên sử dụng các dầu gội từ thảo dược thiên nhiên để tránh ảnh hưởng đến vùng da đầu và cùng tóc đang bị tổn thương. 

Tốt nhất nên để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu. Nếu sử dụng máy sấy thì chỉ nên sấy tóc ở nhiệt độ thấp và dùng tay hay lược mềm chải nhẹ tóc. Tuyệt đối không được dùng khăn chà xát mạnh sẽ khiến cho tóc dễ gãy rụng hơn.

Trong thời gian tóc rụng, thì hạn chế tối đa uốn, duỗi, ép, kéo, bấm tóc vì khi tóc tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, tóc đã yếu sẽ càng dễ rụng hơn.

Khi tóc mọc lại thì thường sẽ có sự thay đổi màu sắc. Lúc này, người bệnh tuyệt đối không dùng hóa chất để nhuộm hay tẩy màu tóc vì sử dụng những sản phẩm này không chỉ gây hại cho tóc mà còn gây kích ứng da đầu, khiến cho người bệnh thêm khó chịu. .

Để kiểu tóc đơn giản

Trước khi bắt đầu rụng tóc hay khi tóc đang rụng, bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Vì thế, người bệnh có thể chọn kiểu tóc ngắn, đơn giản để dễ chăm sóc và dễ chịu hơn. Với nam giới thì tốt nhất nên để kiểu tóc 3 phân hay thậm chí là cạo nhẵn đầu. Nếu như không quen với kiểu tóc ngắn hay cạo đầu thì có thể chọn giải pháp đội tóc giả. 

Bên cạnh đó, nếu như tóc rụng nhiều, có thể đội mũ chụp hay sử dụng khăn trùm đầu hay mạng tóc để tránh tóc rụng vương vãi. Điều này cũng được cho là tốt cho tâm lý bệnh nhân và sẽ giúp họ cảm thấy đỡ lo sợ và phiền muộn vì không phải nhìn thấy tóc của bản thân đang rụng từng ngày. 

Lưu ý: Nên chọn loại mũ, khăn trùm hay mạng tóc bằng chất liệu khô thoáng, mát mẻ và thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây ra cảm giác bí bách, khó chịu cho vùng da đầu. Tốt nhất là chọn những sản phẩm được may bằng chất liệu cotton (sợi bông tự nhiên), không nên chọn sản phẩm từ liệu nilon hay polyester (sợi tổng hợp).

Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất trong các loại rau củ quả cũng là biện pháp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc khi hóa trị và giúp tóc mới mọc khỏe hơn và dày dặn hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về câu hỏi hoá trị ung thư có bị rụng tóc không và làm sao để cải thiện tình hình hiệu quả. Có thể nói, rụng tóc là tình trạng khó tránh khi điều trị ung thư, tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc thì bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đồng thời tránh áp lực tâm lý khiến tóc rụng nhiều hơn và lâu mọc hơn. 

Xem ngay >>> [Giải đáp từ chuyên gia] Ung thư gan có nên ăn trứng không?

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7