[Bật mí] Cholesterol cao nên uống thuốc gì?
Cholesterol cao nên uống thuốc gì là câu hỏi được mọi người quan tâm rất nhiều. Bởi vì cholesterol là thành phần có mặt trong hầu hết các bộ phận cơ thể và đồng thời nó cũng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của con người. Tuy nhiên, nếu như nồng độ cholesterol LDL trong cơ thể tăng quá cao lại có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Do đó, để khắc phục tình trạng này thì người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tình trạng tăng cholesterol toàn phần. Và để có câu trả lời cho câu hỏi cholesterol cao nên uống thuốc gì thì bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?
- [Giải đáp] Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
1. Cholesterol là gì?
Quá trình điều trị tình trạng tăng cholesterol toàn phần thường bao gồm 2 cách chính đó là tăng nồng độ cholesterol HDL và giảm nồng độ cholesterol LDL. Nếu như tăng nồng cholesterol tốt thì sẽ tập trung vào việc tạo cho người bệnh “các thói quen sức khỏe” có ích như tập luyện thể dục giảm cân, dùng hút thuốc và uống rượu,… thì việc giảm nồng độ cholesterol xấu sẽ giúp người bệnh đến việc sử dụng thuốc để ngăn ngừa các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Thông thường, bệnh nhân có lượng cholesterol cao thì được khuyên điều trị bằng thuốc chống cholesterol LDL tăng cao cũng sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim do mạch vành. Khi chỉ định dùng thuốc hạ nồng độ cholesterol và thiết lập mục đích điều trị thì các bác sĩ lâm sàng cần lựa chọn loại thuốc thích hợp dựa trên sự an toàn, tính hiệu quả, giá thành của thuốc cũng như tác dụng của loại thuốc này trên nồng độ lipid.
Triglyceride là dạng khác của mỡ được tìm thấy trong máu và trong thức ăn. Triglycerides trong máu tăng cao thì thường đi kèm tình trạng tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (loại tốt).
Cholesterol tuần hoàn trong máu, nhưng tự bản thân nó không thể di chuyển được trong máu. Do vậy, để luân chuyển được trong máu, Cholesterol sẽ phải kết hợp với một protein (còn được gọi là Apoprotein) tạo thành Lipoprotein. Lipoprotein có lõi bên trong bao gồm cholesterol và Triglyceride
2. Cholesterol cao nên uống thuốc gì?
2.1. Niacin (acid nicotinic)
Niacin là 1 trong những thuốc điều trị tăng cholesterol máu hiện nay được khuyên dùng rất rộng rãi. Đây là thuốc giúp hạ thấp lipid đầu tiên có kết hợp với giảm tỷ lệ cholesterol toàn phần. Niacin có công dụng làm giảm sự sản xuất các hạt VLDL (còn gọi là lipoprotein tỷ trọng rất thấp ở gan), làm giảm thứ phát nồng độ LDL, giảm các lượng triglycerid xuống còn một nửa và làm tăng nồng độ cholesterol HDL cũng như hạ thấp nồng độ lipoprotein. Nhờ vậy mà tác dụng của Niacin trên lipid máu gần như là tối ưu. Tuy nhiên, khi sử dụng Niacin thì cần chú ý chứng đỏ mặt do chất trung gian prostaglandin. Tuy nhiên triệu chứng đỏ mặt này có thể kiểm soát được bằng cách sử dụng trước đó thuốc aspirin (81 – 325mg/ngày) hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
Cần phải sử dụng Niacin đúng liều lượng được chỉ định:
- Liều lượng hàng ngày ban đầu là 100mg/lần
- Liều lượng hàng ngày tối đa là 3 đến 4,5g chia nhỏ.
2.2. Các chất ức chế men chuyển HMG – CoA reductase, thuộc nhóm Statin
Các thuốc nhóm này bao gồm: lovastatin, pravastatin, simvastatin, fluvastatin…
Trong những nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây thì nhóm thuốc điều trị tăng cholesterol trong máu này đã được nhận định là có khả năng giúp ức chế enzym và hạn chế tỷ lệ hình thành cholesterol. Đồng thời, nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch vành và giảm tỷ lệ cholesterol toàn phần ở nam giới trong độ tuổi trung niên mà không mắc bệnh này.
Để sử dụng các loại thuốc này hợp lý thì người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định như sau:
- Lovastatin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 10mg một lần và sau đó tăng dần lên tối đa là 80 mg và chia nhỏ trong ngày
- Pravastatin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 20mg một lần và sau đó tăng lên tối đa là 40mg một lần
- Simvastatin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 5mg một lần và sau đó liều lượng hàng ngày tối đa là 40mg một lần
- Fluvastatin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 20mg một lần và sau đó liều lượng hàng ngày tối đa là 40 mg một lần
Người bệnh nên sử dụng thuốc này một lần mỗi ngày và vào buổi tối bởi vì quá trình tổng hợp cholesterol sẽ thường diễn ra vào đêm. Trong quá trình dùng thuốc thì người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ như là viêm cơ, tỷ lệ mắc bệnh có thể cao hơn ở những người dùng đồng thời các fibrat hay niacin.
2.3. Các dẫn xuất của acid fibric (như gemfibrozil, clofibrate), thuộc nhóm fibrat
Trong nghiên cứu về tim mạch của Helsink, thuốc gemfibrozil có khả năng giúp hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành ở nam giới trong độ tuổi trung niên mà bị tăng cholesterol máu nhưng chưa bị mắc các bệnh mạch vành. Tuy nhiên, tác dụng từ thuốc gemfibrozil chỉ mới được quan sát ở những người bệnh mà cũng có nồng độ cholesterol HDL thấp cũng như nồng độ triglycerid cao. Riêng về thuốc clofibrat thì vẫn rất ít bác sĩ khuyên dùng.
Để sử dụng gemfibrozil hợp lý thì người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định:
- Liều lượng hàng ngày ban đầu là 600mg/lần
- Liều lượng hàng ngày tối đa là 1200mg chia nh ra trong ngày.
2.4. Cholestyramin và colestipol
Theo 1 vài nghiên cứu trong thời gian gần đây điều trị bằng Cholestyramin và colestipol thì đã cho thấy hiệu quả đó là làm giảm khoảng 20% tỷ lệ bị mắc các biến chứng của bệnh mạch vành (như bị nhồi máu cơ tim) ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Tuy nhiên đánh giá hiệu quả làm giảm tỷ lệ cholesterol toàn phần lại không đáng kể.
Để sử dụng các loại thuốc này được hợp lý nhất thì cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định:
- Cholestyramin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 4mg/lần và liều lượng hàng ngày tối đa là 24mg chia nhỏ ra.
- Colestipol: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 20mg một lần và liều lượng hàng ngày tối đa là 30mg chia nhỏ ra trong ngày.
2.5. Probucol
Điều trị bằng probucol sẽ giúp giảm làm lượng cholesterol LDL rõ rệt, cụ thể là làm giảm từ 10 – 15% nồng độ cholesterol. Tuy nhiên probucol cũng có thể khiến các chuyên gia bận tâm vì thuốc cũng làm cho nồng độ cholesterol HDL giảm theo xuống còn gần 10%. Mặc dù Probucol cũng có hiệu quả nhất định trong điều trị cholesterol toàn phần nhưng cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Vì vậy, probucol thường được chỉ định sử dụng cho những người có bệnh lý rối loạn về gen trong khi các liệu trình điều trị khác đã thất bại.
Probucol là một chất chống oxy hóa mạnh nên sẽ có tác dụng chống xơ vữa mạnh ở động vật thí nghiệm. Khi dùng thuốc thì có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: ỉa chảy, đầy bụng, đau bụng, buồn nôn. Không sử dụng thuốc ở những bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có khoảng QT C kéo dài, ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi cũng như đang dùng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, III và chống trầm cảm
2.6. Atorvastatin
Atorvastatin là thuốc thuộc nhóm thuốc statin, có nhiệm vụ giúp hạ nồng độ cholesterol trong máu nhờ vào cơ chế men khử HMG CoA trong con đường chuyển hóa cholesterol tại gan. Không giống như các loại thuốc điều trị cholesterol khác thì thuốc atorvastatin không chỉ hạ nồng độ cholesterol LDL mà còn giúp làm giảm nồng độ triglyceride ở trong máu. Nồng độ triglyceride tồn tại trong máu cao cũng có liên quan đến bệnh lý mạch vành.
Trong số các loại thuốc chứa hoạt chất Atorvastatin như thuốc LIPVAR 20; lipitor, atovas, Atorvastatin RVN, atorvastatin + ezetimibe, Atorvastatin Savi,….. Và để điều trị tăng cholesterol trong máu hiệu quả thì người bệnh cần được thăm khám cũng như cần tuân thủ đúng cách dùng và liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Sử dụng thuốc điều trị tăng cholesterol toàn phầnn thì sẽ giúp người bệnh giảm thiểu đáng kể được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó thì việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp người bệnh cũng có thể tạo nên cho mình những thói quen ăn uống lành mạnh cũng như vận động thể chất thường xuyên để hạn chế việc tăng cholesterol máu.
3. Bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị cholesterol cao
Bài thuốc số 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hàng ngày có thể sắc hây hãm bằng phích nước nóng, uống thay trà.
Tác dụng của ngưu tất đó là giúp hỗ trợ làm giảm cholesterol và triglyceride đã được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu và áp dụng. Bài thuốc này rất đơn giản, có thể sử dụng dưới dạng trà thuốc và có thể dùng bài thuốc trong một thời gian dài.
Bài thuốc số 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị dùng 20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang, đem sắc uống hàng ngày, uống thay trà. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Và cũng có thể chỉ cần dùng độc vị vỏ đậu xanh.
Bài thuốc số 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa thì bạn có thể dùng trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng từ 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày bởi vì tỏi có vị cay nóng.
Liều lượng hàng ngày thì chỉ nên ăn dưới 5g tỏi. Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hàng ngày cũng khá thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ.
Bài thuốc số 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ giúp hỗ trợ cải thiện mỡ máu. Phương pháp thực hiện đơn giản: Bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị trên lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa.
Bài thuốc số 5: Mỗi ngày ăn 1 đến 2 quả trứng gà cũng có tác dụng giúp hỗ trợ cải thiện mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý, khi ai cũng biết trứng gà là 1 thực phẩm giàu cholesterol và trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã sử dụng trứng gà để hỗ trợ cải thiện bệnh lý vữa xơ động mạch. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng sẽ có tác dụng hỗ trợ hạn chế cholesterol không tăng lên trong máu. Bên cạnh đó, cholesterol có lợi (HDL – C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng.
Bài thuốc số 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1 đến 2 cốc sữa đậu nành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ… Hoạt chất flavone có nhiều trong đậu nành sẽ có tác dụng hỗ trợ hạ cholesterol máu cũng như cải thiện được LDL – C, đây là một cholesterol “xấu” có hại.
Bài thuốc số 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g cộng thêm 5g đường kính. Nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút rồi ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là 1 đợt điều trị.
Bài thuốc số 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g để nấu cháo ăn, ngày 1 lần.
Bài thuốc số 9: Nguyên liệu cần vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hay để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác.
Bài thuốc số 10: Thịt ngan, ngỗng hay thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là một món ăn ngon mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của những loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu oliu.
Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong các loại thịt như vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng cao, có tác dụng tốt trong hỗ trợ cũng như điều trị bệnh vữa xơ động mạch.
Trên đây là những thông tin đã giải đáp cho bạn về câu hỏi cholesterol cao nên uống thuốc gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như người thân của mình.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Đối tượng sử dụng:
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: