[Mách bạn] Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Việc điều trị nhân tuyến giáp không phải điều khó khăn nếu như người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Để cho quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn thì bạn cần thường xuyên ăn các đồ ăn có lợi cho quá trình chữa bệnh cũng như hạn chế đồ ăn khiến nhân giáp phát triển mạnh hơn. Vậy để biết bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bướu đa nhân tuyến giáp là gì?

Bướu đa nhân tuyến giáp là các khối hình tròn hay bầu dục hình thành bên trong tuyến giáp. Các khối này hình thành có thể là do tình trạng sưng mãn tính hay xơ hóa của các mô bất thường ở tuyến giáp. Đa số các nhân giáp không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra hormone của tuyến giáp và là khối u lành tính.

Bướu đa nhân tuyến giáp là gì?

Khi bị bướu đa nhân tuyến giáp thì người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:

  • Tâm trạng trở nên lo lắng, bất an và buồn bã không rõ nguyên do
  • Khó ngủ và hay tỉnh giấc
  • Người không có sức, luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải
  • Cân nặng giảm nhanh mà không có lý do
  • Nhịp tim nhanh
  • Có nhu động ruột thường xuyên.

Nhiều bệnh nhân khi mắc hội chứng bướu đa nhân tuyến giáp không có biểu hiện rõ ràng. Và họ chỉ có cảm giác vướng ở cổ khi nuốt và chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe thường xuyên. Khi phát hiện được bệnh, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh cũng cần để ý đến việc ăn uống hàng ngày.

2. Bướu đa nhân tuyến nên ăn gì?

Những nhóm thực phẩm sau đây sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị nhân tuyến giáp nên người bệnh bị bướu đa nhân tuyến nên bổ sung trong khẩu phần ăn của mình:

Thực phẩm chứa nhiều I-ốt

I-ốt là một nguồn nguyên liệu có tác dụng giúp tuyến giáp tổng hợp ra hormone nhằm giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, khi được cung cấp đủ I-ốt thì tuyến giáp của bạn sẽ hạn chế sự hình thành khối u và nhân. Vì vậy người bệnh khi mắc nhân tuyến giáp nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt trong bữa ăn hàng ngày như là: muối ăn bổ sung I-ốt, rong biển, tảo biển, tôm, sò biển,…Tuy nhiên với những người mà đang chữa nhân tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 thì sẽ cần bổ sung I-ốt lượng vừa phải theo tư vấn của bác sĩ.

Nhóm rau lá xanh

Các loại rau màu xanh có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, sắt, magie,… có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, khi tuyến giáp rất cần những vi chất này để khỏe mạnh cũng như hoạt động bình thường. Một số loại ra xanh lá rất tốt cho bệnh nhân bướu đa nhân tuyến giáp bao gồm: rau bina, rau diếp, mồng tơi, rau dền,… Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn các loại rau màu xanh thuộc họ cải như củ cải, cải bắp, cải thảo, cải bẹ, cảnh xoăn,… Bởi vì rau họ cải chứa hoạt chất isothiocyanates làm hạn chế sự hấp thu I-ốt của tuyến giáp, nhất là khi bạn ăn sống. Khi ăn các loại rau này cần lưu ý ăn ở mức độ vừa phải và phải chần hoặc luộc qua để phá hủy bớt isothiocyanates không tốt cho quá trình điều trị nhân tuyến giáp.

Hải sản rất tốt cho quá trình chữa bướu đa nhân tuyến giáp

Các loại hải sản như tô, cua, cá, ốc, ngao,… có chứa 1 lượng lớn vi chất sắt, kẽm, I-ốt, Omega-3, selen, vitamin A, vitamin B,.. các chất này rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Đặc biệt, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu chứa nhiều dầu cá cũng giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn. Người bệnh tuyến giáp nên ăn 3 bữa cá 1 tuần sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

3. Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi cho bệnh nhân bị bướu đa nhân tuyến giáp kể trên, có một số nhóm thực phẩm có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị nhân tuyến giáp. Các loại thực phẩm mà người bệnh bướu đa nhân tuyến giáp không nên ăn gồm:

Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành

Mặc dù đậu nành là 1 loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho tim mạch tuy nhiên đậu nành lại là thực phẩm nên tránh khi điều trị bướu đa nhân tuyến giáp. Trong đậu nành có chứa 1 lượng lớn Isoflavone gây cản trở quá trình tạo ra hormone của tuyến giáp. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như: đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, đậu nành lên men. Bên cạnh đó, có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng loại dầu ăn từ hạt hướng dương sẽ tốt cho tuyến giáp hơn rất nhiều.

Các thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn nhanh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong nhóm thực phẩm này có chứa lượng lớn bột đậu tương, chất phụ gia cũng như calo rỗng gây hại cho tuyến giáp. Bên cạnh đó, các thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng chất béo no cao nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp.

Không nên ăn nội tạng động vật khi điều trị nhân tuyến giáp

Các bộ phận nội tạng của động vật như tim, gan, phổi, thận có chứa hàm lượng lớn acid béo lipoic. Khi cơ thể mà hấp thụ quá nhiều chất béo này sẽ gây ra tình trạng phá hủy hoạt động bình thường của tuyến giáp. Bên cạnh đó, acid lipoic cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thuốc điều trị nhân tuyến giáp khiến cho hiệu quả điều trị bệnh bị giảm.

Tránh ăn nhiều đường và thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều người thắc mắc vì sao người bệnh bướu đa nhân tuyến giáp cần hạn chế chất xơ bởi vì đây là một chất rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chất xơ lại là chất gây cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị bướu đa nhân tuyến giáp. Người bệnh bướu đa nhân tuyến giáp vẫn cần chất xơ hàng ngày để đảm bảo cho hoạt động của cơ thể tuy nhiên chỉ nên ăn với liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình chữa nhân tuyến giáp.

Đường cũng là một chất cần hạn chế dung nạp vào cơ thể khi bị mắc nhân tuyến giáp. Khi bị bướu đa nhân tuyến giáp và các bệnh khác liên quan đến tuyến giáp khác thì quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng sẽ bị ảnh hưởng. Lượng đường dung nạp và cơ thể sẽ không được chuyển hóa sẽ gây ra tình trạng tăng cân nhanh, tiểu đường và mỡ máu cao.

Tránh thực phẩm chứa Gluten

Gluten là hợp chất có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và đặc biệt là trong các loại thực phẩm như là bánh mì, bánh quy và các loại bánh ngọt. Gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ suy giáp và cường giáp ở bệnh nhân bị bệnh bướu đa nhân tuyến giáp. Người bệnh cần phải thay thế thực phẩm từ lúa mì bằng lúa gạo hay yến mạch để giảm lượng gluten hấp thu vào cơ thể.

Tuyệt đối tránh bia rượu và các chất kích thích khi chữa bướu đa nhân tuyến giáp

tac-hai-cua-bia-ruou
Tuyệt đối tránh bia rượu và các chất kích thích khi chữa bướu đa nhân tuyến giáp

Các loại thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có gas, soda, cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, từ đó làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp. Bên cạnh đó, các chất này còn có thể khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, làm cản trở quá trình hấp thụ thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp.

Và có thể nói, việc bạn ăn gì uống gì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa nhân tuyến giáp. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định ăn uống của bác sĩ để quá trình trị bệnh có thể đạt kết quả cao nhất.

4. Điều trị bướu đa nhân tuyến giáp như thế nào?

Điều trị bướu giáp đa nhân như thế nào sẽ tùy theo nguyên nhân của bệnh là do cường giáp, suy giáp hay do thiếu iod. Không có phương pháp điều trị nào là tiêu chuẩn cho bệnh lý này. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch tễ của bệnh bướu cổ ở địa phương, phụ thuộc vào hoạt động của tuyến giáp cũng như kết quả của sinh thiết mô tuyến giáp. Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp
  • Sử dụng iod phóng xạ: Thỉnh thoảng được sử dụng. Liều của iod phóng xạ như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự hấp thụ iot của các tế bào tuyến giáp. Tình trạng suy giáp có thể xảy ra như tác dụng phụ của hai phương pháp trên.
  • Các phương pháp điều trị bảo tồn phải kể đến như dùng thuốc hay các sản phẩm khác đều nhằm mục đích đó là duy trì hoặc thu nhỏ kích thước khối bướu giáp.

Trên đây là những thông tin để giải đáp cho câu hỏi bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì. Hy vọng với những kiến thức kể trên sẽ giúp cho người bệnh bướu đa nhân tuyến giáp biết được những loại thức ăn nào nên ăn và nên kiêng trong khẩu phần ăn của mình.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7