[Hỏi đáp] Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Bướu giáp đa nhân lành tính là 1 bệnh phổ biến của tuyến giáp. Bởi vì nó lành tính nên đa số mọi người sẽ ít quan tâm đến chúng. Tuy nhiên nếu như để bệnh kéo dài thì chúng sẽ phát triển to và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không thì qua bài viết dưới đây GENK STF sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên nhé.

 

Xem thêm:

1. Tìm hiểu bướu đa nhân tuyến giáp là gì?

dieu-tri-u-tuyen-giap-lanh-tinh
Tìm hiểu bướu đa nhân tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan có hình bướm, nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất ra hormone tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Mặc dù giữ chức năng quan trọng tuy nhiên tuyến giáp lại rất dễ mắc bệnh. Các bệnh lý về tuyến giáp bao gồm rất nhiều loại khác nhau về hình thể cũng như chức năng như: Bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đơn nhân, bướu đa nhân tuyến giáp, suy giáp, cường giáp… 

Bướu đa nhân tuyến giáp là tổn thương có dạng khối, khu trú ở trong tuyến giáp, có thể đặc hay lỏng. Đa số các bướu đa nhân tuyến giáp sẽ không gây ra các triệu chứng đặc biệt. Bệnh lý này sẽ được phát hiện nhờ cảm nhận của chính người bệnh, những người xung quanh hay thông qua thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ bướu đa nhân tuyến giáp là ác tính. Các nhân này có thể sản xuất ra hormone độc lập với tuyến giáp, khi đó gọi là bướu độc. Ung thư tuyến giáp có thể gặp trong 5 – 10% người có nhân giáp. Ung thư tuyến giáp biệt hoá thể nhú và nang chiếm phần lớn khoảng 90% các loại ung thư tuyến giáp nói chung.

2. Những biểu hiện của bướu đa nhân tuyến giáp

Bướu đa nhân tuyến giáp sẽ không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Người bệnh sẽ thường phát hiện thông qua việc thăm khám hay điều trị các bệnh lý ở ngoài tuyến giáp.

Trong bệnh bướu đa nhân tuyến giáp độc thì hormone tuyến giáp được sản xuất dư thừa sẽ có thể gây ra những triệu chứng như:

  • Sụt cân bất thường với tốc độ nhanh mặc dù ăn uống vẫn tốt,
  • Nhịp tim nhanh,
  • Căng thẳng, lo lắng,
  • Run tay, run chân,
  • Đổ mồ hôi nhiều, ngay cả khi đang ở trong phòng máy lạnh,
  • Thân nhiệt cao, sợ nóng.

 Khi kích thước của khối bướu đa nhân tuyến giáp lớn, chèn ép vào các cơ quan xung quanh, người bệnh còn có thể cảm thấy:

  • Khó thở và có cảm giác tức ở cổ: Xảy ra do khối bướu cổ chèn ép vào khí quản.
  • Khó nuốt và nuốt nghẹn: Do khối bướu chèn ép lên thực quản.
  • Giọng nói bị khàn: Do khối bướu đa nhân tuyến giáp chèn ép thanh quản, dây thần kinh thanh quản.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu đa nhân tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu đa nhân tuyến giáp độc chủ yếu là do bệnh lý basedow – đây là một rối loạn tự miễn. Bệnh basedow sẽ khiến cho cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với hormone kích thích tuyến giáp đó là TSH, dẫn đến tình trạng cơ thể nhận diện nhầm những kháng thể này là TSH và từ đó ra tín hiệu tăng sản xuất hormone T3, T4, do đó tuyến giáp sẽ bị phình to ra. Trong khi đó, tình trạng thiếu iod trong chế độ ăn cũng là nguyên nhân gây ra bướu đa nhân tuyến giáp không độc. Iod là chất rất cần thiết trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Do đó khi thiếu iot sẽ khiến tuyến yên tăng tiết TSH từ đó kích thích tuyến giáp tăng sinh và dẫn đến tình trạng bướu tuyến giáp.

Hiện nay theo các nghiên cứu thì nguyên nhân cụ thể gây ra bướu giáp đa nhân vẫn chưa đưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định để làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Do thiếu hụt iốt trong khẩu phần ăn uống hàng ngày: Thiếu hụt lượng iốt trong khẩu phần ăn thì đôi khi cũng gây ra tình trạng bướu giáp đa nhân. Chính vì vậy, ta nên bổ sung lượng iốt cần thiết.
  • Do yếu tố di truyền: Một người có người thân trong gia đình đã từng bị mắc bệnh bướu giáp đa nhân thì nguy cơ người đó bị mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Do giới tính và tuổi tác: Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ sẽ cao hơn gấp khoảng 5 lần so với đàn ông. Và phụ nữ càng lớn tuổi thì tỉ lệ này sẽ càng gia tăng.
  • Do môi trường sống: Những người mà từng tiếp xúc với các tia phóng xạ hay đã từng xạ trị.vùng cổ, thì sẽ có tỉ lệ bị bướu giáp đa nhân cao hơn so với người khác.

4. Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Rất nhiều người thắc mắc bị bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? Và câu trả lời là điều này sẽ còn phụ thuộc vào thể bệnh (đây là bướu độc hay không độc) và kích thước của khối bướu sẽ phát triển ra sao: 

Đối với bướu đa nhân tuyến giáp không độc (bướu lành tính) 

Ở người bệnh bị bướu đa nhân tuyến giáp lành tính thì chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường. Mặc dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên bệnh cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái cho người mắc, vì ít nhiều sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu như nhân giáp phát triển với kích thước lớn thì sẽ gây chèn ép lên các cơ quan khác như:

  • Chèn ép lên thực quản gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt vướng hay bị nghẹn 
  • Chèn ép lên khí quản sẽ gây ra khó thở,… 
  • Chèn ép lên thanh quản gây ra khàn giọng, mất tiếng,…

Đối với bướu đa nhân tuyến giáp độc 

Đây là tình trạng xảy ra do tuyến giáp sản xuất ra quá mức hormone, từ đó gây cường giáp. Vì thế, người mắc sẽ có thể gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như là:

  • Cơn bão giáp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng của 1 cơn bão giáp bao gồm: Tiêu chảy, nôn mửa; Nhịp tim nhanh, thân nhiệt cao (có thể trên 38 độ C); vàng da, vàng mắt; Lú lẫn, mơ hồ; Mất ý thức. Người có biểu hiện của cơn bão giáp thì nên được đưa đi cấp cứu kịp thời. 
  • Một số vấn đề về mắt: Một số vấn đề về mắt mà bệnh nhân bị bướu giáp có thể gặp bao gồm: Lồi mắt, mắt bị sưng, cộm mắt, khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, đỏ,..
  • Ảnh hưởng đến quá trình thai phụ: Đối với người bị bướu đa nhân tuyến giáp mà đang mang thai, nếu như không điều trị tốt bệnh lý này sẽ dẫn đến một số biến chứng phải kể đến như: Co giật, sảy thai, sinh non,… 
  • Chèn ép lên các cơ quan: Cũng giống như bướu đa nhân tuyến giáp lành tính thì người bị bướu cổ độc nếu như kích thước phát triển lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan lân cận như khí quản, thực quản hay thanh quản gây: Khó thở, khó nuốt, khàn giọng,… 
  • Rung tâm nhĩ với biểu hiện: Tim đập nhanh bất thường, loạn nhịp,… 
  • Loãng xương: Xương yếu, dễ gãy 
  • Suy tim: dẫn đến tình trạng tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể. 

5. Bướu đa nhân tuyến giáp có nên mổ không?

Thông thường, với trường hợp nhân tuyến giáp được xác định là lành tính thì có thể điều trị hoặc không và đặc biệt là trường hợp kích thước bướu nhân nhỏ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thì sẽ không cần điều trị và chỉ cần thường xuyên thăm khám theo như chỉ dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp sau thì sẽ cần tiến hành phẫu thuật như là: 

  • Bướu giáp đơn thuần đa nhân hay đơn nhân sau khi điều trị nội khoa không hiệu quả
  • Bướu sẽ phát triển nhanh và xuất huyết trong lòng bướu
  • Bướu có biến chứng gây ra chèn ép và gây khó thở cho người bệnh
  • Bệnh nhân lớn tuổi có khản tiếng thì chưa loại trừ ung thư
  • Bướu thể nhân nhu mô vì bướu này có thể gây ung thư hóa
  • Ung thư tuyến giáp…

Khác với những rủi ro của các dạng phẫu thuật khác bao gồm cả rủi ro do gây mê toàn thân gây ra, nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu thì những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp có thể là: 

  • Khản tiếng: Do chấn thương một dây thần kinh thanh quản thì chấn thương này sẽ thường hiếm xảy ra và phần lớn chỉ là tạm thời. 
  • Khó thở: Do chấn thương cả hai dây thần kinh thanh quản nên chấn thương này cũng thường hiếm xảy ra và phần lớn cũng chỉ là tạm thời.
  • Tụt canxi: Do rối loạn tuyến cận giáp mà có nhiệm vụ kiểm soát mức canxi trong cơ thể, tụt canxi thường là tạm thời và hiếm khi vĩnh viễn.
  • Gây ra u nang giả chảy máu trên bướu nhân tuyến giáp.

6. Những cách chẩn đoán bướu đa nhân tuyến giáp

Bướu đa nhân tuyến giáp có thể sẽ được chẩn đoán thông qua:

  • Bệnh nhân có thể tự phát hiện khi quan sát thấy cổ mình bị biến dạng, xuất hiện khối bướu to nhanh, đau vùng cổ trước và người mắc có biểu hiện rối loạn chức năng tuyến giáp như: Sút cân nhanh, bị loạn nhịp tim, hồi hộp, run tay, mất ngủ, lo âu, căng thẳng… hay có biểu hiện chèn ép hay nổi hạch vùng cổ.
  • Bác sĩ sẽ phát hiện khi thăm khám vùng cổ.

Trong các trường hợp mà bị bướu đa nhân tuyến giáp thì chỉ có một tỷ lệ nhỏ là ung thư tuyến giáp. Khi các nhân trong tuyến giáp kém di động và to nhanh thì khả năng ung thư sẽ cao.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm như dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Đây là một xét nghiệm đơn giản để giúp định lượng nồng độ hormone T4 , T3 cũng như TSH (thyroid stimulating hormone – do tuyến yên tiết ra, các hormon này có vai trò điều hòa sự tiết hormone của tuyến giáp). Thông qua các chỉ số này sẽ có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem tuyến giáp của bạn có hoạt động quá mức hay không. Và tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm các chỉ số hormone mà các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bướu đa nhân tuyến giáp độc hay không độc.
  • Kiểm tra độ mức độ tập trung iod: Xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra hoạt động chức năng của tuyến giáp thông qua việc đánh giá độ tập trung iod. Nếu độ tập trung iod cao thì điều đó có nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormone (thường gặp trong bướu đa nhân tuyến giáp độc). Còn nếu như độ tập trung iod thấp thì điều đó có nghĩa là tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. 
  • Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm được coi là một xét nghiệm đơn giản giúp để giúp xác định vị trí, kích thước của các nhân giáp.
  • Sinh thiết: Phương pháp sinh thiết sẽ giúp xác định xem khối bướu nhân tuyến giáp là lành tính hay ác tính (ung thư).

7. Điều trị bướu đa nhân tuyến giáp như thế nào?

cat-tuyen-giap-noi-soi-la-mot-ky-thuat-trong-phau-thuat-ung-thu-tuyen-giap
Điều trị bướu đa nhân tuyến giáp như thế nào?

Việc điều trị như thế nào phụ thuộc vào loại u tuyến giáp người bệnh có.

7.1. Điều trị các nhân lành tính

Nếu một nhân giáp không phải là ung thư thì có thể lựa chọn các phương pháp điều trị ngoài phẫu thuật bao gồm:

  • Theo dõi định kỳ: Nếu làm xét nghiệm tế bào học cho thấy người bệnh có 1 khối u tuyến giáp lành tính không ung thư, bác sĩ sẽ có thể khuyên bệnh nhân chỉ cần theo dõi. Việc theo dõi này bao gồm khám lâm sàng và kiểm tra chức năng tuyến giáp đều đặn và nó cũng có thể bao gồm siêu âm. Bệnh nhân cũng có khả năng phải làm lại tế bào học nhân giáp nếu như nhân phát triển lớn hơn. Nếu 1 khối u tuyến giáp lành tính không thay đổi thì người bệnh có thể không bao giờ cần điều trị.
  • Điều trị hormon tuyến giáp: Nếu kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp của người bệnh thấy tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp thì các bác sĩ có thể khuyên nên điều trị bằng hormone tuyến giáp.

7.2. Điều trị các nhân gây ra tình trạng cường giáp

Nếu 1 nhân giáp sản xuất thừa hormon tuyến giáp (cường giáp) thì các bác sĩ có thể khuyên nên điều trị cường giáp. Việc điều trị này có thể bao gồm:

  • Iod phóng xạ: Dùng iod phóng xạ để điều trị cường giáp sẽ được sử dụng dưới dạng viên nang hay ở dạng lỏng, iod phóng xạ sẽ được hấp thụ bởi tuyến giáp của bạn. Điều trị này sẽ giúp làm giảm kích thước các nhân tuyến giáp và các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng cường giáp giảm dần, thường trong vòng hai đến ba tháng.
  • Dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: Trong 1 số trường hợp, bác sĩ có thể dùng 1 loại thuốc kháng tuyến giáp như methimazole (Tapazole) để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh cường giáp. Việc điều trị nói chung là quá trình lâu dài và có thể gây ra tác dụng phụ như tăng men gan, giảm bạch cầu hạt, do đó điều quan trọng là phải thảo luận về rủi ro cũng như lợi ích của việc điều trị với bác sĩ.
  • Phẫu thuật: Nếu như không có chỉ định điều trị bằng iod phóng xạ hay thuốc kháng giáp trạng thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức. Người bệnh có thể sẽ được thảo luận về những rủi ro của phẫu thuật với bác sĩ.

7.3. Điều trị các nhân ung thư

Người bệnh cũng có thể sử dụng một số phương pháp để điều trị bướu đa nhân tuyến giáp thể ác tính bao gồm:

  • Theo dõi chặt chẽ: Ung thư rất nhỏ và có nguy cơ phát triển rất thấp, vì vậy có thể các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các nhân ung thư trước khi điều trị bệnh. Quyết định này thường được thực hiện bởi 1 chuyên gia về tuyến giáp. Theo dõi chặt chẽ bao gồm theo dõi siêu âm và thực hiện các xét nghiệm máu.
  • Phẫu thuật: Một phương pháp điều trị phổ biến cho các nhân ung thư đó là phẫu thuật cắt bỏ. Trước đây, việc điều trị tiêu chuẩn là loại bỏ phần lớn các mô tuyến giáp – đây được gọi là cắt tuyến giáp gần như toàn bộ. Chỉ định cắt tuyến giáp gần như toàn bộ có thể được sử dụng tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh. Rủi ro của phương pháp phẫu thuật tuyến giáp bao gồm tổn thương dây thần kinh quặt ngược có nhiệm vụ điều khiển dây thanh âm và tổn thương tuyến cận giáp (bao gồm bốn tuyến nhỏ nằm ở phía sau của  tuyến giáp có chức năng điều hòa chuyển hóa canxi). Sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp thì người bệnh sẽ cần điều trị suốt đời bằng levothyroxin để giúp cung cấp cho cơ thể bạn hormone tuyến giáp. Các chuyên gia tuyến giáp sẽ giúp bạn xác định số lượng chính xác cần sử dụng bởi vì nó có thể đòi hỏi nhiều hơn thay thế hormone để kiểm soát nguy cơ ung thư.
  • Tiêm cồn: Một phương pháp khác để kiểm soát các nhân ung thư nhỏ đó là tiêm cồn. Kỹ thuật này là việc tiêm cồn tuyệt đối vào nhân tuyến giáp ung thư để tiêu diệt nó. Phương pháp này sẽ tiến hành thành nhiều đợt điều trị thường được yêu cầu.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho bạn câu hỏi bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không. Tóm lại, bướu giáp đa nhân lành tính là 1 bệnh khá phổ biến và đa số các trường hợp sẽ không cần điều trị. Chúng ta chỉ cần phải điều trị khi chúng có triệu chứng hay khi bướu này gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7