[Mách bạn] Bệnh nhân bị bướu cổ lành tính kiêng ăn gì?

Bệnh nhân bị bướu cổ lành tính kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi vì chế độ dinh dưỡng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh bướu cổ. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh nhân bị bướu cổ lành tính kiêng ăn gì và nên ăn gì thì GENK STF sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Thế nào là bướu cổ lành tính?

dieu-tri-u-tuyen-giap-lanh-tinh
Thế nào là bướu cổ lành tính?

Bướu cổ lành tính hay còn được gọi là cường giáp. Bướu cổ lành tính hình thành từ sự phát triển của các nhân giáp nhỏ bắt nguồn từ lớp tế bào lót ở bề mặt bên trong của tuyến giáp. Các nhân giáp lành tính này có thể tiết ra hooc môn tuyến giáp và gây ra tình trạng cường giáp do hoạt động quá mức của tuyến giáp và cần phải điều trị. 

2. Nguyên tắc ăn uống khi bị bướu cổ lành tính

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ. Các yếu tố dinh dưỡng gây ra tình trạng này bao gồm thiếu iod, thiếu hụt protein cũng như năng lượng từ đó gây ra tình trạng bệnh bướu cổ. Chính vì vậy, dựa trên những yếu tố này mà nguyên tắc ăn uống cho người bệnh bị bướu cổ bao gồm:

  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu iod như hải sản, sò, ngao,… và quan trọng nhất là muối iod thường xuyên trong bữa ăn.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm làm giảm hấp thu iod.
  • Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu vitamin, năng lượng, đủ hydrocacbon cũng như protein.

Dựa vào những nguyên tắc ăn uống trên thì người bệnh bướu cổ có thể áp dụng vào chế độ ăn uống của mình.

3. Bệnh nhân bướu cổ lành tính kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện những vấn đề về sức khỏe và trong đó có cả tình trạng bướu cổ. Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như: mệt mỏi, khó nuốt,… thì người bệnh cần cắt giảm một số loại thực phẩm sau:

3.1. Các loại rau họ cải

Như đã biết các loại rau thuộc họ cải có chứa hợp chất glucosinolates, hợp chất này có thể biến đổi thành isothiocyanates, đây là một hợp chất không tốt cho người bị bệnh bướu giáp. Bởi vì isothiocyanates sẽ giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ iod của tuyến giáp. Trong khi tuyến giáp lại rất cần iod để sản xuất ra hormone. Khi bị thiếu iod tuyến giáp sẽ tăng tiết FSH khiến tuyến giáp bị phì đại, tăng sinh và có thể dẫn tới bướu cổ.

Do đó việc sử dụng các loại rau họ cải có thể khiến bệnh nhân bị bướu nhân giáp thêm trầm trọng hơn. Một số loại rau họ cải mà bệnh nhân nên kiêng có thể kể đến như: cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải bruxen,… Nếu bạn là tín đồ của các loại rau họ cải thì vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ bằng cách thái nhỏ, nấu chín, không ăn sống.

3.2. Thực phẩm có chứa goitrogenic

Những thực phẩm có chứa hợp chất goitrogenic như măng, sắn,… khi đưa vào cơ thể sẽ ức chế và kìm hãm hoạt động của tuyến giáp. Do đó người bệnh tuyệt đối nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa hợp chất goitrogenic này nếu không muốn bệnh thêm nặng hơn.

3.3. Những loại đồ uống chứa cồn

Các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia,… thường không tốt cho sức khỏe của dạ dày, thần kinh và cả tuyến giáp. Đối với những người bị mắc bệnh bướu giáp thì việc uống nhiều rượu bia sẽ gây ra tình trạng rối loạn hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời sẽ giảm khả năng hấp thụ thuốc chữa bệnh và tăng nguy cơ bị loãng xương.

3.4. Đồ uống chứa caffein

Caffeine là 1 chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tim mạch cũng như cả tuyến giáp. Với những người bị mắc bệnh bướu giáp thể độc thì việc sử dụng các đồ uống, thực phẩm có chứa caffeine thì sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng lo âu, căng thẳng. Vì vậy đối với những bệnh nhân bị mắc bướu nhân giáp độc thì không nên sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine như trà xanh hay cà phê.

3.5. Thực phẩm có nhiều đường

Một số loại thực phẩm như kẹo, bánh, mứt,… có chứa hàm lượng đường fructose đã qua chế biến. Thông thường thì đường fructose là 1 hợp chất tự nhiên có nhiều trong trái cây. Tuy nhiên khi đường fructose đã qua chế biến, xử lý thì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Từ đó mà khi ăn nhiều fructose sẽ có thể gây hại cho cơ thể trong đó có ảnh hưởng đến tuyến giáp. Hơn nữa lượng đường khi nạp vào cơ thể nếu như không được chuyển hóa thì sẽ gây tăng cân nhanh, tăng nguy cơ mỡ máu cao và tiểu đường. Do đó những người bị mắc bệnh bướu giáp nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường.

3.6. Thực phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm đã được chế biến sẵn đều có sử dụng các chất phụ gia và hàm lượng calo sẽ có tác động xấu tới tuyến giáp. Hơn nữa hàm lượng đường và chất béo no có trong thực phẩm chế biến sẵn cũng tương đối cao, điều này rất không tốt cho người mắc bệnh bướu giáp. Do đó, nếu có ai hỏi bướu cổ lành tính kiêng ăn gì thì lời khuyên dành cho bạn đó là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn và nên sử dụng đồ tươi sống bao giờ cũng tốt cho sức khỏe.

3.7. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm có tim, gan, thận,… có chứa nhiều axit lipoic do đó, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều hoạt chất này sẽ gây bất ổn hoạt động tuyến giáp, khiến cho bệnh thêm nặng hơn. Hơn nữa axit lipoic sẽ còn gây ảnh hưởng tới hiệu quả của những loại thuốc điều trị bướu giáp mà bạn đang sử dụng và từ đó gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

3.8. Thực phẩm chứa gluten

Theo các nghiên cứu thì gluten là 1 loại protein thường có nhiều trong lúa mạch, lúa mì, bánh quy hay bánh ngọt,… đây là một chất có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Gluten sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của có thể khiến cơ thể tăng nguy cơ bị mắc bệnh bướu giáp, cường giáp. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì chế độ ăn không có gluten sẽ giúp ngăn ngừa cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh bướu giáp.

3.9. Sữa tươi nguyên kem

Trong sữa tươi nguyên kem thì thường có chứa rất nhiều chất béo và chất dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Đối với hệ tiêu hóa của người bị mắc bệnh bướu giáp nhân (đặc biệt là thể độc) thường không tốt vì vậy sẽ khó xử lý các chất béo này. Từ đó việc sử dụng sữa tươi có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy.

3.10. Các loại quả chứa sắc tố

Một số loại quả có chứa hợp chất flavonoid như lê, cam, quýt, nho,… khi đưa vào cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột chuyển hóa thành axit ferulic và axit glycero benzoic. Đây chính là nguyên nhân gây ức chế chức năng của tuyến giáp rất mạnh, từ đó khiến người bệnh bị bướu nhân tuyến giáp càng thêm trầm trọng hơn.

3.11. Đậu nành và các thực phẩm có chứa đậu nành

dau-nanh
Bệnh nhân bướu cổ nên hạn chế sử dụng hay không sử dụng nhiều các thực phẩm được chế biến từ đậu nành

Tương tự như các loại rau họ cải thì trong đậu nành cũng chứa chất có tác dụng chống lại tuyến giáp và ức chế sự hấp thu iod trong tuyến giáp. Không chỉ đậu nành nguyên chất mà các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ, sữa, đậu nành lên men,… cũng có chứa hợp chất isoflavone cũng gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng hay không sử dụng nhiều các thực phẩm được chế biến từ đậu nành. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng dầu ăn từ hạt hướng dương cũng sẽ rất tốt cho tuyến giáp.

4. Người bị bướu cổ lành tính nên ăn gì?

Hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp omega – 3, selen cũng như iod tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Các món ăn từ hải sản lại vô cùng phong phú nhờ sự lựa chọn đa dạng về các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, ngao, hến, ghẹ… Từ những loại thực phẩm trên thì người bệnh có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như hấp, xào, nướng, nấu theo khẩu vị.

Sữa

Các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, kem và sữa có chứa i-ốt. Tuyến giáp rất cần i-ốt để ngăn các tuyến của nó bị phì đại – được còn gọi là bướu cổ. Các chế phẩm từ sữa mà bệnh nhân có thể lựa chọn cũng vô cùng phong phú như sữa chua, pho mát,… 

Rong biển

Theo đông y thì rong biển có tác dụng giúp làm mềm khối u rắn, tiêu đờm, lợi thủy và tiết nhiệt. Do đó, trong trường hợp bị bướu cổ thì nó sẽ giúp làm mềm khối u. Đặc biệt, trong rong biển chứa hàm lượng iod cao từ đó giúp điều hòa hormon tuyến giáp và tăng cường miễn dịch. Các món ăn từ rong biển cũng rất đa dạng cho người bệnh có thể lựa chọn phải kể đến như: Canh rong biển, rong biển ăn với sushi, rong biển trộn salad,..

Trứng

Trứng chứa lượng hàm lượng selen và iot rất tốt. Để có nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe thì người bệnh nên ăn cả quả trứng bởi vì lòng đỏ chứa hầu hết các chất dinh dưỡng.

Khoai tây

Ít ai biết được khoai tây là 1 trong những loại rau củ chứa nhiều iod nhất. Để có được lượng hàm lượng iod cao nhất từ khoai tây thì người bệnh nên ăn cả vỏ. Người bệnh có thể nấu, xào hay chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu theo sở thích vừa ngon miệng lại vừa bổ sung iod cho cơ thể.

Trên đây là những thực phẩm giúp giải đáp câu hỏi bệnh nhân bướu cổ lành tính kiêng ăn gì. Tóm lại những loại thực phẩm và thức ăn mà người bị bướu cổ sử dụng hàng ngày sẽ có tác dụng đáng kể đối với việc điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vì vậy người bệnh nên biết rõ loại thực phẩm thức ăn nào nên kiêng ăn và những loại nào nên ăn bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. 

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7