[Giải đáp] Xạ trị ung thư có bị rụng tóc không?
Xạ trị ung thư có bị rụng tóc không là câu hỏi mà được các bệnh nhân quan tâm rất nhiều. Xạ trị là những phương pháp được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh ung thư. Giống như hóa trị thì xạ trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đối với người bệnh. Vậy để biết xạ trị ung thư có bị rụng tóc không thì các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- [Hỏi đáp] Xạ trị ung thư có con được không?
- Chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Xạ trị là gì?
Xạ trị (còn gọi là PT, RTx hay XRT) là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Xạ trị được tiến hành bằng cách sử dụng các hạt hay sóng có năng lượng cao như tia Gamma, tia X, proton và chùm tia điện tử để làm hạn chế sự gia tăng của tế bào ác tính, giúp hỗ trợ vô hiệu hóa, phá hủy khối u.
Xạ trị là phương pháp có thể tiến hành độc lập, tuy nhiên phương pháp này thường phối hợp với hóa trị liệu hay phẫu thuật để giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ, từ đó giúp thu nhỏ và loại bỏ tế bào ung thư ác tính.
Một số cách xạ trị phổ biến hiện nay là:
- Xạ trị chiếu ngoài
- Xạ trị áp sát
- Cho người bệnh tiêm hay uống một số thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Xạ trị hoạt động trên có thể thông qua cơ chế ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư ác tính, do đó phương pháp này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nang lông, tóc.
Xem ngay >>> Sức mạnh của Fucoidan Sunfat hóa cao trong việc điều trị ung thư
2. Xạ trị ung thư có bị rụng tóc không?
Dù ít hay nhiều, điều trị xạ trị bệnh ung thư sẽ gặp phải các tác dụng phụ nhất định. Và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà tác dụng phụ ở những người bệnh khác nhau là khác nhau. Vậy hóa trị, xạ trị ung thư có bị rụng tóc không?
Đối với phương pháp điều trị hóa trị hay xạ trị, cơ chế tác động của phương pháp điều trị ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh. Vì vậy, các tia phóng xạ khi tiếp xúc với cơ thể cũng ảnh hưởng đến có độ tăng trưởng nhanh của cơ thể như phần phụ của da, nang lông, tóc,… Rụng tóc thường xảy ra sau 1 đến 2 tuần điều trị hóa trị. Sau 1 đến 2 tháng sẽ là thời điểm rụng tóc nhiều nhất. Đối với phương pháp điều trị bằng xạ trị, tình trạng rụng tóc chỉ xảy ra khi phần tóc bị chiếu tia xạ trực tiếp vào. Rụng tóc thường đem đến tâm lý lo lắng, ngại tiếp xúc cho người bệnh, đặc biệt là ở bệnh nhân nữ giới, khiến họ có cảm giác như điều trị ung thư không có hiệu quả.
3. Tóc của người bệnh sau xạ trị sẽ rụng như thế nào?
Câu hỏi xạ trị ung thư có bị rụng tóc không đã được trình bày ở trên. Vậy tóc của người bệnh thường sẽ rụng như thế nào sau khi xạ trị?
Tóc của bệnh nhân thường sẽ không rụng ngay sau khi xạ trị. Và thông thường tóc sẽ rụng dần dần. Thời điểm tóc rụng nhiều nhất là từ sau 1 đến 3 tuần khi đợt xạ trị diễn ra. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, tóc sẽ rụng từ từ, chậm hay rất nhanh chóng.
Sau đó, tóc vẫn sẽ tiếp tục rụng từ 1 đến 2 tháng nữa. Và thậm chí, đôi khi bệnh nhân sẽ bị trọc đầu sau khi điều trị xạ trị diễn ra. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó thì tóc sẽ không rụng liên tục. Sau đó sẽ có một khoảng “dừng rụng tóc” tạm thời.
Sau khoảng 1 đến 3 tháng sau kể từ lần xạ trị cuối, tóc sẽ rụng mọc lại bình thường nếu như cơ thể bệnh nhân ổn định. Từ 6 tháng đến một năm sau khi xạ trị thì tóc của người bệnh sẽ mọc lại với màu như cũ. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp cũng có thể sẽ bị thay đổi màu tóc. Đồng thời sợi tóc có thể mỏng hơn hay xơ hơn.
Xạ trị chỉ ảnh hưởng lên phần lông hay tóc ở gần vùng bị chiếu tia xạ. Ví dụ, nếu chiếu xạ vào vùng chậu hay vùng bụng thì bệnh nhân có thể bị rụng lông vùng mu. Lông, tóc rụng như thế nào phụ thuộc vào liều lượng và phương thức xạ trị.
4. Sau điều trị ung thư tóc sẽ mọc lại như thế nào?
Đối với phương pháp điều trị hóa trị, tóc của người bệnh sẽ bắt đầu mọc trở lại sau khi kết thúc hóa trị khoảng 1 đến 3 tháng. Thời gian để mọc lại tóc hoàn toàn có thể khác nhau ở mỗi người có thể phải mất khoảng 6 – 12 tháng. Tóc mới mọc lại cũng có thể khác tóc ban đầu về màu sắc và sau vài năm có thể bình thường trở lại. Còn đối với phương pháp xạ trị liều cao, lông tóc có thể không mọc trở lại.
Ở một số nước, để nhằm hạn chế tình trạng rụng tóc, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một loại mũ đặc biệt để chụp vào đầu. Hơi lạnh từ mũ sẽ làm co các mạch máu trên da đầu qua đó sẽ làm ít thuốc hóa chất tới được chân tóc hơn.
Xem thêm >>> Fucoidan sulfate hóa cao – Bước đột phá trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
5. Nên làm gì khi bị rụng tóc sau khi điều trị xạ trị?
Theo thống kê, 80% trường hợp người bệnh điều trị xạ trị đều bị rụng tóc. Để ngăn ngừa cũng như khắc phục tình trạng rụng tóc do xạ trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
5.1. Dùng mũ lạnh
Bệnh nhân tham gia xạ trị liệu sẽ được cấp 1 chiếc mũ hay đồ phủ đầu có chứa túi nước lạnh và một loại gel trong suốt. Hơi lạnh trong mũ lạnh sẽ có tác dụng giúp cho mạch máu tại da đầu co lại làm hạn chế các tia phóng xạ lưu chuyển đến chân tóc, nhờ vậy mà ngăn ngừa rụng tóc.
5.2. Dùng tóc giả
Tình trạng rụng tóc sau đợt xạ trị có thể khiến nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng stress khi đối diện với hình ảnh của bản thân. Lúc này, các bệnh nhân nhất là bệnh nhân nữ có thể cân nhắc đến giải pháp dùng tóc giả. Hiện nay, có rất nhiều loại tóc giả với nhiều kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt mà bạn có thể cân nhắc và chọn mua cho mình loại vừa vặn, phù hợp nhất.
5.3. Chăm sóc tóc hợp lý
- Sử dụng loại dầu gội dịu nhẹ: Các sản phẩm gội đầu sử dụng cho bệnh nhân đang xạ trị cần tuyệt đối dịu nhẹ. Tốt nhất, bạn nên dùng các sản phẩm dành cho trẻ em để tránh gây kích ứng da đầu. Đồng thời, không nên gội đầu quá 2 lần trong một tuần, không nên lau tóc, chải tóc thô bạo.
- Không sử dụng máy sấy: Nhiệt độ và gió cao có thể khiến cho tóc trở nên giòn, yếu, dễ gãy. Tốt nhất, bạn nên để tóc khô tự nhiên và nên chải nhẹ nhàng bằng lược thưa.
- Nên massage da đầu nhẹ nhàng: Cách này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, giúp tóc khỏe mạnh hơn.
- Tuyệt đối không làm tóc (như uốn, duỗi, nhuộm…) trong thời điểm này.
- Chải sạch tóc và lông đang bị rụng trên quần áo hay trên cơ thể.
Khi bị rụng tóc, da đầu sẽ mất đi lớp bảo vệ tự nhiên nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác động của ngoại lực. Vì thế bệnh nhân cần bảo vệ da đầu đúng cách như sau:
- Đội mũ hay sử dụng khăn quàng cổ để giữ ấm da đầu. Thoa kem chống nắng trên da đầu để giúp bảo vệ da đầu và đeo kính râm khi đi ra ngoài.
- Sử dụng gối mềm mịn và được vệ sinh thường xuyên.
- Nên để tóc ngắn để mái tóc trông dày dặn hơn.
6. Những biện pháp giúp tóc sớm mọc lại sau khi điều trị xạ trị?
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tóc chóng mọc lại sau đợt xạ trị cũng như giúp bảo vệ, giúp tóc khỏe mạnh hơn, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:
Dùng thuốc kích thích mọc tóc
Thuốc được dùng để kích thích mọc tóc phổ biến ở cả đối tượng nam lẫn nữ giới đó là Minoxidil. Bôi Minoxidil trực tiếp lên da đầu có thể giúp kích thích mở rộng nang tóc, đẩy nhanh tốc độ mọc tóc, đồng thời giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng.Ngoài tóc thì thuốc có thể gây kích thích mọc tóc ở bộ phận khác như mặt, cổ, gáy… nếu thoa lên vị trí đó. Do đó, bạn cần thận trọng khi dùng.
Liệu pháp cấy tóc
Liệu pháp cấy tóc sẽ được thực hiện khi tóc của bạn không rụng hoàn toàn nhưng chỉ còn thưa thớt hay mỏng tang. Có 2 phương pháp cấy tóc chính được áp dụng phổ biến hiện nay là:
- FUT: cách làm này sẽ loại bỏ hoàn toàn vùng da đầu không có khả năng mọc tóc trở lại, sau đó cần dùng một phần da lành bất kỳ trên cơ thể ghép vào và cấy tóc lên.
- FUE: là công nghệ cho phép cấy tóc trực tiếp lên da đầu.
Phương pháp cấy tóc thường cho mái tóc tự nhiên và đều màu. Tuy nhiên, cách làm trên khá tốn kém và sẽ thường không giải quyết được vấn đề chỉ sau một lần thực hiện.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi xạ trị ung thư có bị rụng tóc không. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn khi muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả