[Góc tư vấn] Ung thư dạ dày có ăn được chuối không?

Chuối là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt cung cấp nguồn Kali rất dồi dào. Vậy ung thư dạ dày có ăn được chuối không? Ăn chuối có gây hại gì cho dạ dày không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Giá trị dinh dưỡng của chuối

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được chuối không, chúng ta cần tìm hiểu trước về thành phần dinh dưỡng mà chuối cung cấp.

Cung cấp lượng carbohydrate phù hợp

Ăn chuối giúp cung cấp lượng carbohydrate vừa đủ cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó, ăn chuối còn cung cấp lượng chất xơ tương đương với 10% nhu cầu thiết yếu hàng ngày, giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, giúp điều hòa chỉ số huyết áp, cholesterol trong máu, giảm viêm.

Cung cấp hàm lượng Kali dồi dào

Kali là loại khoáng chất rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, nhất là với tim mạch. Ăn chuối giúp cung cấp hàm lượng kali rất lớn, 100g chuối cung cấp cho bạn 280-330mg kali. Ăn chuối chín giúp kích thích dạ dày tăng tiết ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm viêm, giảm đau cho người có bệnh dạ dày.

Ngoài ra, kali có trong chuối còn giúp giãn thành mạch, tăng co bóp cơ tim, điều hòa nhịp tim giúp hỗ trợ điều hòa chỉ số huyết áp.

Tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Chuối có chứa thành phần prebiotic là hoạt chất giúp nuôi dưỡng, phát triển các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các vi khuẩn có lợi hoạt động tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, prebiotic còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh.

Ăn chuối tốt cho hệ vi sinh đường ruột người bệnh ung thư dạ dày

Ăn chuối cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất

Ăn chuối còn giúp cung cấp hàm lượng lớn các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E. Cụ thể, trong 100g chuối cung cấp 0.04mg vitamin B1, 0.07mg vitamin B2, 0.367mg vitamin B6, 6mg vitamin C, 0.1mg vitamin E. Các vitamin nhóm B giúp giảm tiết dịch vị axit dạ dày, kích thích tăng tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vitamin C có trong chuối giúp tăng cường miễn dịch, giúp người bệnh có đề kháng khỏe mạnh hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Trong 100g chuối còn cung cấp 0.5mg sắt, 27-41 mg magie đay đều là những khoáng chất thiếu yếu cho cơ thể.

Ung thư dạ dày có ăn được chuối không

Với những giá trị dinh dưỡng mà chuối đem lại thì câu trả lời cho câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được chuối không là hoàn toàn có bạn nhé. Ngoài các tác dụng giúp tăng cường hoạt động tim mạch, kích thích tiêu hóa, tăng cường vi sinh đường ruột kể trên, ăn chuối còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người bệnh ung thư dạ dày. Trong chuối chín có chứa nhiều enzym giúp kìm hãm hoạt động của vi khuẩn Hp dạ dày, rất tốt với người bệnh ung thư dạ dày có viêm loét do nhiễm Hp. Thành phần Delphinidin có trong chuối là chất chống oxy hóa tế bào, giúp làm chậm lại tốc độ phát triển của tế bào ung thư.

Lưu ý khi sử dụng chuối cho người bệnh ung thư dạ dày

Tác hại khi sử dụng chuối không đúng cách

Đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được chuối không là có, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng và gây hại cho người bệnh, cụ thể:

  • Sử dụng chuối xanh, chuối chưa chín hẳn sẽ có lượng nhựa còn tồn đọng trong chuối, chất này sẽ gây cồn cào, tăng kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng đầy bụng, đau bụng, táo bón cho người bệnh
  • Ăn chuối khi đói bụng có thể làm gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày. Vì trong thành phần chuối có chứa hàm lượng vitamin C, maggie khá cao, đồng thời chuối có tính axit, khi ăn lúc bụng đói sẽ làm axit tăng tiết nhiều hơn, tình trạng vết loét sẽ trở lên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn quá nhiều chuối trên 3 quả một ngày có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu nhất là những người ung thư dạ dày mới phẫu thuật. Vì chuối chứa hàm lượng lớn chất xơ, người bệnh đã cắt dạ dày sẽ khó tiêu hóa được.

Cách sử dụng chuối cho người bệnh ung thư dạ dày

  • Nên ăn chuối sau bữa ăn, tốt nhất là sau khoảng 20-30 phút để các dưỡng chất trong chuối được hấp thu tốt nhất.
  • Bạn chỉ nên sử dụng tối đa từ 2-3 quả chuối mỗi ngày.
  • Bạn nên ăn chuối chín hẳn và sử dụng các loại chuối như chuối cau, chuối tây, chuối ngự, chuối lá. Không nên ăn chuối tiêu vì loại chuối này sẽ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên lựa chọn chuối đảm bảo nguồn gốc an toàn, không chứa chất bảo quản hóa học. Vì nhiều loại chuối được bảo quản thuốc, ướp thuốc để kích chín sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Một số loại hoa quả khác người bệnh ung thư dạ dày nên ăn

Chuối là loại hoa quả người bệnh ung thư dạ dày nên ăn, để đa dạng các bữa ăn người bệnh ung thư dạ dày nên ăn những loại quả nào khác. Một số loại hoa quả người bệnh ung thư dạ dày nên ăn như:

Đu đủ chín

Trong đu đủ chín có chứa 2 loại enzyme là Chymopapain và Papain giúp phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Ngoài ra, đu đủ chín cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày. Tương tự như chuối, người bệnh tuyệt đối không ăn đu đủ xanh vì có thể gây bào mòn niêm mạc dạ dày, làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Bơ chín

Bơ chín có chứa hoạt chất giúp làm dày niêm mạc dạ dày, giúp các tổn thương viêm loét nhanh phục hồi hơn. Ngoài ra bơ chín có nhiều dưỡng chất và vitamin giúp tăng cường phục hồi sức khỏe người bệnh. Bơ chín kết hợp với sữa hoặc sữa chua là món sinh tố rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh.

Nho chín

Trong thành phần của nho chín có chứa chất kháng viêm, chống oxy hóa tế bào và vitamin C giúp tăng cường đề kháng và giúp cơ thể chống lại hoạt động của tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Cam, quýt ngọt

Cam, quýt chứa rất nhiều vitamin C tốt cho miễn dịch và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên lựa chọn các loại cam quýt ngọt để sử dụng, vì các hoa quả có vị chua sẽ làm dạ dày tăng tiết axit nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được chuối không. Bạn nên nắm rõ một số lưu ý để sử dụng chuối mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất cho bệnh lý ung thư dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ