Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì dừng?
Mỡ máu cao là bệnh lý mãn tính, cần phải có nhiều thời điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài thuốc điều trị mỡ máu cao không phải là một phương pháp tốt cho người bệnh. Theo thời gian, thuốc sẽ gây nên một số tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe cho người sử dụng. Vậy thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì dừng? GENK STF sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi đó.
Xem thêm:
- Vượt qua số phận sau nhiều mất mát
- Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu? Cần lưu ý những gì?
- Giới thiệu 1 số bài thuốc hạ mỡ máu thảo dược hiệu quả và an toàn
Nội dung bài viết
1. Những điều bạn cần biết về bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu cao hay còn gọi với cái tên khác là máu nhiễm mỡ. Là bệnh lý xảy ra khi tình trạng chỉ số mỡ máu cholesterol và triglycerid cao hơn bình thường (lớn hơn 160 mg/dL). Bệnh thường không xuất hiện triệu chứng và không gây nguy hiểm trong những giai đoạn đầu. Những càng về sau, nếu không phát hiện sớm, mỡ máu cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Khi mỡ máu cao, lượng cholesterol dư thừa lắng đọng và bám lên thành động mạch. Theo thời gian, máu di chuyển khó hơn do các mảnh bám dày lên làm hẹp lòng mạch gây xơ vữa động mạch.
– Đột quỵ.
– Các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim,…
– Xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,…
2. Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo, các loại thức ăn nhanh, ít ăn rau xanh,…
– Những người thừa cân, béo phì.
– Người hay căng thẳng, stress.
– Người thường xuyên hút thuốc lá.
– Di truyền: bạn sẽ có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cao hơn nếu trong nhà bạn có bố mẹ hay ông bà có tiền sử mắc bệnh.
3. Các loại thuốc hạ mỡ máu
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn khi chỉ số nồng độ cholesterol toàn phần trong máu của bạn lớn hơn 6 mmol/ L. Sau đây là một số loại thuốc thường dùng.
3.1. Nhóm thuốc statin
Bao gồm các loại thuốc như zocor, lipitor, crestor,… là những loại thuốc tốt cho việc điều trị và phòng ngừa những biến chứng của mỡ máu cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau cơ, tiểu đường type 2,… vì vậy trong khi sử dụng nhóm thuốc này bạn không nên các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, quất,…
3.2. Nhóm thuốc fibrat: lipanthyl, lipanor, bezalip,…
Có tác dụng làm giảm hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị máu nhiễm mỡ.
Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc: táo bón, tiêu chảy, đau đầu và ảnh hưởng không tốt đến gan, mật,…
3.3. Thuốc nasrix
Với thành phần simvastatin có trong thuốc, nasrix có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, ức chế hấp thụ cholesterol trong thức ăn.
Thêm vào đó, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp cho người mỡ máu cao và luyện tập thể dục, thể thao hợp lý để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa nhất.
3.4. Thuốc Ezetrol 10mg
Thuốc ezetrol có chức năng ứng chế hấp thụ cholesterol trong thức ăn, ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao trong máu. Thuốc thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị mỡ máu cao do di truyền. Thuốc có thể sử dụng trước hoặc sau ăn. Tuy nhiên khi sử dụng, thuốc cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,…
4. Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì dừng
Việc sử dụng thuốc Tây điều trị mỡ máu cao trong thời gian dài sẽ gây nhiều vấn đề khó lường đến sức khỏe người bệnh vì những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. Do vậy, bạn nên dừng sử dụng thuốc khi:
4.1. Ngừng sử dụng thuốc khi hết đợt điều trị
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo từng đợt để điều trị mỡ máu cao. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ để thuốc để đạt được kết quả cao nhất.
Trường hợp sau khi sử dụng thuốc mà mỡ máu vẫn cao, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn để kê thêm đơn thuốc khác. Thuốc chỉ phát huy từng giai đoạn, vì vậy bạn cũng không nên lạm dụng thuốc trong lúc điều trị.
Lưu ý rằng, không được tự ý mua thuốc giảm mỡ máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong khi sử dụng thuốc.
4.2. Người bệnh xuất hiện những tác dụng phụ của thuốc mỡ máu
Thuốc tây là con dao hai lưỡi, ngoài việc điều trị bệnh lý, nó cũng có thể gây một số tác dụng phụ khác không mong muốn đến sức khỏe người bệnh như táo bón, rối loạn hệ tiêu hóa, đau đầu chóng mặt,… và nguy hiểm hơn là sốc phản vệ thuốc, đột quỵ. Nếu sử dụng thuốc lâu dài, sẽ gây ảnh hưởng đến những chức năng của gan, thận,…
4.3. Dừng sử dụng thuốc khi mỡ máu đã ổn định
Sau khi tái khám sau đợt điều trị đầu tiên, nếu mỡ máu đã hạ về mức ổn định, thì bạn nên dừng thuốc điều trị thay vào đó là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để phòng ngừa mỡ máu không tăng trở lại.
5. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu
Sau khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu một thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng.
Đối với gan mật
Tác dụng phụ của thuốc là có thể làm rối loạn chức năng gan, làm tăng men gan SGOT/SGPT, dẫn tới hoại tử tế bào gan. Khi các men gan SGOT/SGPT tăng lên gấp 3 lần bình thường bệnh nhân buộc phải ngừng thuốc đang sử dụng. Nếu khi dùng thuốc bệnh nhân bị mệt mỏi, suy yếu sức khỏe, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,… cần báo ngay cho bác sĩ.
Những trường hợp bị viêm gan cấp hoặc mãn tính, có men gan tăng kéo dài chống chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu.
Đối với hệ tiêu hóa
Thuốc hạ mỡ máu có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, khi dùng thuốc nhóm fibrat; đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn khi dùng thuốc nhóm statin,…
Đối với hệ thần kinh
Khi dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, một số người có thể bị giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên,…
Đối với da, cơ, xương, khớp
Thuốc hạ mỡ máu có thể làm đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mề đay.
Chú ý: Không phải bất cứ ai khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Những người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ là: uống nhiều loại thuốc giảm cholesterol một lần, nữ giới, người có bệnh thận hoặc gan, trên 65 tuổi, người uống quá nhiều rượu,…
6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
Những trường hợp bị rối loạn mỡ máu nhẹ, không có bệnh đái tháo đường, mạch vành, cao huyết áp, không hút thuốc chỉ sử dụng thuốc nhóm statin khi đã thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động nhưng vẫn không hạ lipid máu tới mức mong muốn.
- Các thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Nên dùng thuốc nhóm fibrate trong hoặc sau bữa ăn chính.
- Nên dùng thuốc nhóm statin trước hoặc sau ăn.
- Khi đang dùng thuốc nhóm statin vẫn duy trì nghiêm túc chế độ ăn theo khuyến cáo và vận động. Người bệnh cần hạn chế mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol, nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, dầu olive, các loại quả hạch, đậu đỗ và cá,…
7. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cho người mỡ máu cao
Trong quá trình điều trị mỡ máu cao bạn nên kết hợp sự sử dụng thuốc với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài.
Việc điều trị mỡ máu cao không phải ngày một ngày hai có thể khỏi được. Bạn cần kiên trì và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 – 9 tháng một lần để kiểm tra chỉ số mỡ máu thường xuyên, tránh để khi bệnh nặng mới phát hiện.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị