Hạ mỡ máu bằng thảo dược như thế nào cho hiệu quả?

Hạ mỡ máu bằng thảo dược là phương pháp được nhiều người yêu thích vì sự lành tính, an toàn. Thế nhưng, để đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đúng cách và tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Do đó, nếu đang băn khoăn về việc dùng thảo dược điều trị mỡ máu thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích dưới đây của GENK STF bạn nhé.

Xem thêm:

1. Những loại thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả

Xung quanh chúng ta có rất nhiều thảo dược tốt, có lợi cho sức khỏe, với khả năng cải thiện mỡ máu. Dưới đây là một số thảo dược được tin dùng và đánh giá cao trong việc hạ mỡ máu:

1.1. Lá sen

Công dụng

  • Lá sen có chứa flavonoid nên tăng khả năng trao đổi chất, ức chế hấp thụ lipid và glucid. Đồng thời, giúp giảm cholesterol xấu và triglyceride, tăng cholesterol tốt.
  • Lá sen được biết đến với tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Khi giấc ngủ được cải thiện sẽ góp phần ngăn ngừa tích mỡ dưới da, hỗ trợ giảm mỡ máu.
ha-mo-mau-bang-thao-duoc_1
Uống trà lá sen giúp hạ mỡ máu

Cách dùng: Bạn có thể dùng lá sen khô hoặc lá sen tươi để hãm lấy nước, hay pha trà uống hàng ngày đều được.

1.2. Củ nghệ

Công dụng: Thành phần curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa mạnh. Vì thế, sử dụng nghệ sẽ thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa, hạn chế hấp thụ chất béo ở trong gan. Nhờ đó, hỗ trợ hạ mỡ máu.

Cách dùng: Lấy ½ thìa tinh bột nghệ hòa với nước nóng. Khuấy đều lên và thưởng thức. Nếu thấy khó uống, bạn có thể cho thêm chút mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần để cải thiện máu nhiễm mỡ.

1.3. Tỏi

Công dụng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có tác dụng tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, giảm triglyceride. Nhờ vậy, góp phần tham gia chống xơ vữa động mạch, giảm chuyển hóa mỡ trong máu. 

Cách dùng:

  • Lột bỏ vỏ 3 củ tỏi, rửa sạch và thái lát.
  • Cạo sạch vỏ 2 củ gừng, rửa sạch và thái lát.
  • Rửa sạch 4 quả chanh với nước muối.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay hoặc cối để giã nát. Sau đó, cho vào nồi, thêm 2 lít nước, đun sôi thật kỹ thì tắt bếp.
  • Dùng nước này uống uống mỗi ngày 1 cốc trước khi ăn vào buổi sáng. Số lượng còn lại bảo quản trong bình, để ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

1.4. Trà xanh

Công dụng: Trà xanh là một trong cách hạ mỡ máu bằng thảo dược được yêu thích và nhiều người lựa chọn. 

  • Thành phần catechin trong trà xanh có tác dụng chuyển hóa chất béo, giảm chất béo xấu và chất béo trung tính.
  • Lá trà xanh còn chứa nhiều sắc tố có khả năng hòa tan chất béo, làm giảm tỷ lệ kết dính máu, đốt cháy mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Cách dùng: 

  • Đem lá trà xanh tươi rửa sạch, vò nhẹ và tiến hành đem đun lấy nước uống hoặc hãm như hãm trà. 
  • Sử dụng mỗi ngày 3 – 5 tách trà mỗi ngày để cải thiện tình hình.
ha-mo-mau-bang-thao-duoc_12
Uống nước trà xanhhaj mỡ máu

1.5. Cây xạ đen

Công dụng: Xạ đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa là Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon nên có tác dụng tốt trong việc hạ mỡ máu. Đồng thời, còn hỗ trợ điều trị và giảm tình trạng viêm gan, huyết áp cao, ung thư… Nhờ đó hỗ trợ trị trị gan nhiễm mỡ, mỡ máu hiệu quả.

Cách dùng:

  • Đem rửa sạch 50g lá xạ đen phơi khô.
  • Cho lá xạ đen vào nồi cùng 1.5 lít nước. Tiến hành đun sôi thật kỹ để các dưỡng chất từ lá tiết ra vào nước.
  • Gạn lấy phần nước và dùng để uống hàng ngày thay nước lọc.

1.6. Giảo cổ lam

Công dụng: Trong giảo cổ lam có chứa nhiều chất chống oxy hóa là saponin, flavonoid cùng nhiều vitamin, khoáng chất khác như kẽm, sắt, photpho, mangan… Nhờ những thành phần này nên mang đến các tác dụng nổi bật như:

  • Hỗ trợ làm giảm triglyceride trong máu, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch.
  • Cải thiện và giúp lượng đường trong máu được ổn định. Đồng thời, mang lại sự nhạy cảm cho các tế bào với insulin, tăng tiết insulin nên cải thiện cao huyết áp.
  • Phòng ngừa những biến chứng của tim mạch, xơ vữa động mạch.
  • Tăng cường chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Quá trình chuyển hóa chất béo được thúc đẩy, giúp cải thiện mỡ máu, giảm mỡ hiệu quả.

Cách dùng:

  • Rửa sạch 20g giảo cổ lam rồi cho vào ấm. Chế thêm nước sôi vào hãm và đậy nắp lại.
  • Thời gian hãm khoảng 15 phút là có thể sử dụng. Bạn dùng nước trà này uống thay nước hàng ngày để cải thiện mỡ máu.

1.7. Lá vối

Công dụng: Lá vối có tác dụng giảm mỡ máu, cải thiện sự chuyển hóa cholesterol trong máu nhờ thành phần beta-sitosterol.

Cách dùng: Bạn có thể dùng vài lá vối tươi hoặc khô đem rửa sạch. Sau đó, cho vào nồi nấu cùng nước cho sôi kỹ. Dùng nước này uống hàng ngày để cải thiện mỡ máu.

1.8. Vỏ bưởi

Công dụng: Lượng tinh dầu lớn trong vỏ bưởi và flavonoid có tác dụng giúp cấu trúc thành mạch máu ổn định. Đồng thời, tăng cường bài tiết nhằm loại bỏ nhanh, hiệu quả cholesterol xấu.

Cách dùng: Dùng vỏ bưởi đã phơi khô đem nấu với nước cho sôi thật kỹ. Gạn lấy phần nước này và uống hàng ngày thay nước lọc nhằm cải thiện mỡ máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Ngoài những thảo dược hạ mỡ máu kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn một số thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự như gừng, hà thủ ô, vỏ bưởi, lá mật gấu…

ha-mo-mau-bang-thao-duoc_13
Sử dụng vỏ bưởi hạ mỡ máu

2. Hạ mỡ máu bằng thảo dược có ưu, nhược điểm gì?

Hạ mỡ máu bằng thảo dược là giải pháp được nhiều người yêu thích bởi có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Do đó, các bạn cần hiểu rõ để cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn.

Ưu điểm

  • Hạ mỡ máu bằng thảo dược sử dụng các vị thuốc tự nhiên nên đảm bảo an toàn và hầu như không gây ra tác dụng phụ.
  • Các thảo dược tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, không chỉ hỗ trợ hạ mỡ máu mà còn thúc đẩy miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh lý cho cơ thể.
  • Thảo dược tự nhiên vì lành tính nên có thể dùng trong thời gian dài để điều trị mà không lo gây hại.

Nhược điểm 

  • Hạ mỡ máu bằng thảo dược có tác dụng từ từ. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài mới nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa, mức độ máu nhiễm mỡ cao hay thấp mà có tính nhanh chậm, khác nhau. Bởi vậy, không phải mỗi bài thuốc đều phù hợp với tất cả mọi người.
  • Việc sử dụng thảo dược tự nhiên khó khai thác được hết các dược chất. Bởi thế tính hiệu quả không được đánh giá cao.

3. Những lưu ý khi hạ mỡ máu bằng thảo dược

Hạ mỡ máu bằng thảo dược muốn đạt hiệu quả cao và an toàn, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi áp dụng phương pháp nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Nếu đang dùng thuốc tây thì tuyệt đối không tự ý dùng các thảo dược tự nhiên mà cần có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ.
  • Chỉ áp dụng phương pháp này đối với những trường hợp mỡ máu nhẹ và chưa có biến chứng.
  • Không nên quá coi trọng và lạm dụng phương pháp tự nhiên để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạ mỡ máu bằng thảo dược mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng chỉ là cách tạm thời. Tốt nhất, các bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định mức độ mỡ máu nhằm được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về Fucoidan sulfate hóa cao

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7