Muốn giảm mỡ máu ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ trị bệnh

Chế độ ăn uống được xem là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tình của người máu mỡ cao. Có nhiều loại thực phẩm giúp đào thải lượng cholesterol dư thừa trong máu. Và những loại thực phẩm trong bài viết dưới đây của GENK STF sẽ trả lời cho câu hỏi muốn giảm mỡ máu ăn gì, không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?

Xem thêm:

1. Giảm mỡ máu ăn gì?

Những thực phẩm được dung nạp hàng ngày vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mỡ trong máu. Do đó, nếu bạn chưa biết giảm mỡ máu ăn gì để cải thiện bệnh trạng thì những món ăn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

1.1. Cơm đậu xanh hạt sen

Những hoạt chất có lợi được tìm thấy trong đậu xanh như lipid, protein, cacbonhydrat, sắt, photpho…có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh xơ vữa  động mạch và làm giảm lượng mỡ trong máu.

Nguyên liệu: Hạt sen, đậu xanh, đậu cô ve, gạo tẻ lấy với tỉ lệ bằng nhau.

Chế biến: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó cho hỗn hợp vào nồi áp suất hoặc nồi cơm điện, chế thêm nước vừa phải và nấu thành cơm.

giam-mo-mau-an-gi_1
Ăn cơm đậu xanh giảm mỡ máu

1.2. Cơm nước gừng thịt bò

Thịt bò là loại thực phẩm chứa nhiều đạm và protein, nhưng hàm lượng chất béo thấp, phù hợp với những người mỡ máu cao. Nhờ đó, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa hạn chế dung nạp lượng mỡ vào cơ thể.  Vì thế, sử dụng cơm nước gừng thịt bò như một bữa ăn chính và có thể dùng vào bữa trưa để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Đồng thời, hỗ trợ hạ mỡ máu hiệu quả.

Nguyên liệu: Thịt bò 150g, gạo tẻ, nước gừng và gia vị.

Chế biến: 

  • Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, cho thêm nước gừng đã chuẩn bị sẵn, nêm gia vị vừa ăn và một ít dầu thực vật, trộn đều để ngấm gia vị. 
  • Gạo tẻ vo kỹ đổ nước cho lên vỉ hấp khoảng 40 phút. Sau đó, đổ hỗn hợp nước gừng thịt bò vừa tẩm ướp vào cơm và hấp thêm 20 phút.

1.3. Cơm nước gừng lươn

Trong thịt lươn có rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Vì thế, những món ăn từ lươn luôn được xem là tốt đối với sức khỏe, đặc biệt lươn còn có tác dụng phòng và điều trị các bệnh máu nhiễm mỡ.

Cơm nước gừng lươn và thịt bò nước gừng trong thực đơn giảm mỡ máu ăn gì được dùng thay thế bữa ăn chính. Với thực đơn này vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vừa cải thiện máu mỡ.

Nguyên liệu: Lươn 150g, gạo tẻ, nước gừng và gia vị.

giam-mo-mau-an-gi_12
Ăn cơm lươn giảm mỡ máu

Chế biến

  • Lươn đã sơ chế sạch đem cắt khúc trộn gia vị tùy khẩu vị và trộn với nước gừng.
  • Gạo tẻ vo sạch, đổ vừa nước cho lên hấp chừng 40 phút. 
  • Cho lươn đã nêm đủ gia vị lên mặt cơm, sau đó hấp thêm 20 phút là có thể thưởng thức.

1.4. Cơm yến mạch

Sử dụng yến mạch thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, việc ăn yến mạch còn có tác dụng phòng và điều trị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ…

Nguyên liệu: Yến mạch 50g, gạo tẻ 50g.

Cách chế biến: Yến mạch, gạo tẻ rửa sạch, cho thêm đủ nước và cho vào nồi để nấu thành cơm.

1.5. Rau cần xào thịt nạc

Trong rau cần có chứa hàm lượng canxi, photpho khá cao, cùng với hoạt chất carbohydrate, lipid, các loại vitamin và khoáng chất. Vì thế, loại rau này có công dụng rõ rệt trong việc giảm lượng mỡ máu. Mặt khác, còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Rau cần xào thịt nạc là món ăn quen thuộc dễ làm và có công dụng tuyệt vời đối với người máu mỡ. Do đó, đây cũng là một trong những câu trả lời giảm mỡ máu ăn gì để cải thiện tình hình.

Nguyên liệu: Rau cần 150mg, thịt heo nạc (có thể thay bằng thịt bò), các loại gia vị.

Cách chế biến

  • Rau cần, thịt nạc sơ chế sạch, thái vừa ăn. 
  • Sử dụng gia vị và xì dầu để tẩm ướt cùng hành, gừng, ớt rửa sạch, thái sợi.
  • Cho một ít dầu thực vật vào chảo đun nóng, cho thêm hành, gừng vào phi thơm. Tiếp đến, cho thịt đã ướp vào xào trong 2 đến 3 phút, nêm gia vị vừa ăn.
  • Tiếp tục cho nước lèo, rau cần thái khúc và ớt xào to lửa chừng 3 đến 5 phút là hoàn thành.
giam-mo-mau-an-gi_13
Món rau cần xào thịt cho người mỡ máu

Ngoài các món ăn kể trên, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi có lượng đường thấp, thực phẩm giàu chất xơ… vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ hạ mỡ máu.

2. Người bệnh máu mỡ hạn chế ăn gì?

Ngoài tuân thủ việc giảm mỡ máu ăn gì thì người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ kiêng khem trong dinh dưỡng nhằm đạt hiệu quả điều trị cao. Vậy bệnh máu mên nên kiêng gì thì các bạn hãy khám phá dưới đây.

Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Những thực phẩm có chứa cholesterol có như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, óc động vật, các loại thịt đỏ, thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…cần hạn chế trong bữa ăn hàng ngày. 

Thực phẩm có nhiều chất béo no

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh tim mạch và làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu là chất béo. Những thực phẩm chưa nhiều chất béo như bơ, mỡ, phomat, nước luộc thịt… thì người bệnh mỡ máu nên hạn chế sử dụng để tránh làm bệnh trạng nghiêm trọng hơn.

Ăn tối muộn

Buổi tối là khoảng thời gian có thể không giải phóng được năng lượng ra ngoài do thời điểm này con người ít vận động. Do đó, lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể buổi tối sẽ được tích tụ trong cơ thể. 

Nếu bạn ăn quá nhiều vào buổi tối muộn sẽ khiến bộ máy tiêu hóa không tiêu hóa kịp. Từ đó, sẽ bị tổng hợp thành cholesterol trong các lớp mô mỡ và thành mạch.

Vì thế, lời khuyên để hỗ trợ điều trị mỡ máu là không nên ăn tối muộn. Đồng thời, kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giải phóng năng lượng dư thừa khỏi cơ thể tốt nhất.

Đồ uống có cồn và chất kích thích

Nguyên nhân chính làm tăng lượng triglyceride trong máu là do đồ uống có cồn. Vì vậy, người bị máu mỡ cần hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích.

Đồ ngọt, đường tinh luyện

Hàm lượng đường nạp vào cơ thể cao cũng dẫn đến tăng triglyceride trong máu. Hơn nữa nước ngọt, đồ ăn ngọt còn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì – kẻ thù số một của bệnh máu mỡ.

Thực phẩm có hàm lượng muối cao

Đảm bảo lượng muối tối thiểu mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên, người mắc bệnh máu mỡ cần tránh những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối và chất bảo quản cao. Những chất này không tốt cho người bị mỡ  máu và tim mạch.

Giảm mỡ máu ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người, ngay cả những người không mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Bởi việc sử dụng thực phẩm và chế biến những món ăn có lợi cho người bị mỡ máu, không những tốt cho sức khỏe người bệnh, mà còn giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này đối với người bình thường. Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân ung nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7