Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? Có nguy hiểm không?
Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao là vấn đề được người bệnh quan tâm rất nhiều. Đau dạ dày lúc nửa đêm sẽ xảy ra khi cơ quan tiêu hóa bị kích thích do nhiều nguyên nhân gây ra. Và để biết nửa đêm đau dạ dày phải làm sao thì mời bạn tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây của GENK STF bạn nhé.
Xem thêm:
- Hành trình chiến thắng ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80
- Phương pháp chữa bệnh đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay
- Cách giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả tại nhà
Nội dung bài viết
1. Đau dạ dày nửa đêm là gì?
Đau dạ dày đêm là tình trạng bị xuất hiện những cơn đau quặn hay đau âm ỉ kéo dài ở phần bụng. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh khó ngủ và thậm chí là mất ngủ, tinh thần sa sút, thiếu tỉnh táo cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với những trường hợp đau dạ dày trong đêm, người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Cơn đau xảy ra vào khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ sáng, lặp lại nhiều lần và làm cho người bệnh hay tỉnh giấc trong đêm.
- Xuất hiện những cơn đau quặn thắt kéo dài ở vùng xương ức và bên trên phần rốn.
- Xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ chua, tức ngực, buồn nôn.
2. Một số nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm
2.1. Do thói quen ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể coi là nguyên nhân thường gặp ở những người bệnh mắc phải chứng đau dạ dày vào ban đêm. Một số là nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng này đó là:
- Do ăn thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng: Khi ăn thực phẩm bị ôi thiu là môi trường thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khi các loại thức ăn này đi vào dạ dày thì sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm và khiến bụng đau dữ dội. Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
- Thức ăn khó tiêu hóa: Ăn các món chiên rán có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hay đồ cay nóng vào buổi tối sẽ làm cho quá trình tiêu hóa nặng nề hơn. Các thức ăn này sau đó sẽ ở lại trong dạ dày một thời gian dài làm cho dạ dày phải tiết ra lượng acid nhiều hơn bình thường để tiêu hóa thức ăn. Do đó, bệnh nhân sẽ có triệu chứng chướng bụng hay đau bụng âm ỉ.
- Ăn tối quá no: Buổi tối thường nghỉ ngơi và ít vận động nên sau khi ăn quá no sẽ làm cho lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày nhiều từ đó tạo ra những cơn đau khó chịu. Bên cạnh đó, các thức ăn sẽ xảy ra phản ứng lên men làm lượng acid trong dạ dày tăng cao từ đó hình thành các vết loét.
2.2. Đau dạ dày ban đêm do mắc phải các bệnh lý dạ dày
Nửa đêm đau dạ dày có thể là do mắc phải các bệnh dạ dày như:
- Bệnh viêm loét dạ dày: Các vết loét dạ dày sẽ gây ra cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn sau khi ăn cũng như khi dạ dày rỗng, đặc biệt là sau những bữa ăn có chứa nhiều dầu mỡ hay đồ ăn chế biến sẵn. Và ban đêm thường là khoảng thời gian dài nhất trong ngày giữa các bữa ăn nên bệnh nhân sẽ có thể cảm thấy cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hậu quả việc ăn uống quá nhiều, nằm ngay sau ăn bữa ăn hay ăn các thức ăn khó tiêu. Tình trạng này thường xảy ra khi lượng acid trong dạ dày quá lớn làm cho thực ăn bị trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, bỏng rát sau xương ức, đau bụng cồn cào. Nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra viêm và loét thực quản.
- Hội chứng ruột kích thích: Các bệnh nhân gặp phải tình trạng hội chứng ruột kích thích sau mỗi bữa ăn thường xuất hiện triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Khi ăn nhiều vào buổi tối sẽ có thể làm trầm trạng thêm những triệu chứng này gây đau dạ dày.
- Bệnh Crohn: Ngoài viêm loét dạ dày và các tình trạng bệnh lý kể trên, bệnh Crohn cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau dạ dày ban đêm. Bệnh Crohn là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa cũng có thể gây ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm.
2.3. Do chế độ học tập và làm việc không hợp lý
Khi bạn thức khuya sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc nhiều hơn, và dạ dày cũng không ngoại lệ. Vì ban đêm là thời gian đáng lẽ chúng nên được nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến dạ dày sẽ rơi vào tình trạng quá tải do hoạt động quá mức từ đó gây ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm.
Ngoài ra, khi tinh thần chúng ta gặp căng thẳng và lo âu cũng sẽ làm cho dạ dày tiết ra acid nhiều hơn, nếu như không được trung hòa thì chúng sẽ dần dần ăn mòn lớp niêm mạc gây ra loét dạ dày và tạo ra các cơn đau về đêm.
2.4. Đau dạ dày ban đêm do một số bệnh lý khác
Một số bệnh lý sau đây có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày, cụ thể là:
- Sỏi mật: Đây cũng là một nguyên nhân rất thường gặp khi bệnh nhân đến khám với triệu chứng đau dạ dày vào ban đêm. Khi sỏi mật sẽ bị tắt tại ống mật gây ra những cơn đau dữ dội liên tục ở phía dạ dày. Những cơn đau sẽ có xu hướng gia tăng sau một bữa ăn với nhiều chất béo và con đau thường xảy ra khi bạn đã chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra còn có thể kèm theo sốt cao, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt và phân có màu trắng.
- Sỏi thận: Khi viên sỏi bắt đầu di chuyển và đi trong vào niệu quản thì bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau nhói đột ngột ở vùng lưng. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan đến dạ dày và vùng bụng. Mức độ đau sẽ thay đổi tùy thuộc vào đường đi của sỏi thận trong đường tiết niệu.
- Các tình trạng về tim: Tình trạng này thường rất hiếm khi xảy ra, những người bị thiếu máu cơ tim thường có thể bị đau dạ dày.
- Viêm ruột thừa: Cơn đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển xuống phía dưới bên phải, cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi cử động. Khi đó cần phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức vì nếu để quá lâu ruột thừa vỡ ra gây viêm phúc mạc có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
3. Đau dạ dày nửa đêm có nguy hiểm không?
Cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm như vậy có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều người? Như đã trình bày ở trên thì nguyên nhân xuất hiện của tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý, do đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí là ung thư dạ dày, gây đe dọa tính mạng hay gây tử vong nếu không cấp cứu kịp.
Có thể nói đây là tình trạng khá nguy hiểm, nếu xuất hiện cơn đau quằn quại, dữ dội thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám. Trong những trường hợp nhẹ thì có thể áp dụng những phương pháp giảm đau tạm thời và thăm khám ngay sau đó để xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như có phương hướng xử lý thích hợp.
4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp đau dạ dày vào ban đêm không cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Để giải quyết tình trạng này thường cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Các cơn đau dạ dày thường kéo dài một thời gian ngắn. Nếu kéo dài trên nhiều giờ hay xảy ra nhiều lần trong một tuần thì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, đặc biệt là giấc ngủ do đó bạn nên đi đến gặp bác sĩ để thăm khám và có kế hoạch điều trị.
Ngoài ra khi xuất hiện cơn đau dạ dày vào buổi đêm kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
- Đau dữ dội không rõ nguyên nhân và cơn đau không thuyên giảm kể cả khi đã dùng thuốc.
- Sốt
- Bụng chướng, đau khi chạm vào
- Vàng mắt, vàng da.
- Buồn nôn, nôn và có thể là nôn có máu
- Đi ngoài có máu trong phân
- Đau trong khi đang mang thai.
5. Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao?
Dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn đau, những bệnh nhân bị đau vùng thượng vị vào ban đêm có thể được điều trị bệnh bằng các biện pháp giảm đau cơ bản hay thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị y tế.
5.1. Biện pháp điều trị đau thượng vị ở mức độ nhẹ
Đối với các trường hợp đau thượng vị nhẹ, không phải do bệnh lý thì người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, điều chỉnh cường độ công việc cũng như nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục cơn đau.
Để làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau dạ dày về đêm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Uống trà gừng: Hoạt chất Tecpen và Oleoresin trong trà gừng có tác dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở vùng thượng vị. Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng giúp ức chế chất trung gian gây phản ứng viêm và làm giảm cơn đau nhanh chóng. Do đó bệnh nhân nên uống 1 ly trà gừng ấm ngay khi cơn đau dạ dày xảy ra vào lúc nửa đêm.
- Chườm ấm: Bạn cũng có thể chườm khăn ấm lên vùng bụng trên để giúp thư giãn cơ thắt của dạ dày và giúp cải thiện cơn đau. Bên cạnh đó, nhiệt độ từ khăn ấm còn giúp tăng cường lưu thông máu, làm giãn mạch ngoại vi cũng như đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.
- Nhai lá bạc hà: Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng giúp giảm đau và giãn cơ trơn của đường tiêu hóa. Vì vậy khi nhai trực tiếp vài lá bạc hà có thể giúp cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng.
- Ăn 1 lát bánh mì: Nếu như cơn đau dạ dày xảy ra lúc nửa đêm do thói quen bỏ bữa tối thì bệnh nhân có thể giảm nhanh cơn đau bằng cách ăn 1 lát bánh mì mềm. Ngoài việc giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, bánh mì còn có tác dụng thấm hút dịch vị ở dạ dày và làm giảm các triệu chứng khó chịu ở cơ quan này.
- Uống nước mật ong: Pha 3 thìa mật ong cùng với nước ấm và uống từng ngụm có thể giúp cân bằng dịch vị dạ dày và làm dịu đi các cơn đau thượng vị xảy ra vào lúc nửa đêm. Bên cạnh đó mật ong còn chứa nhiều đường và năng lượng từ đó giúp làm giảm cảm giác đói do bỏ bữa tối.
- Uống tinh bột nghệ kết hợp với mật ong ấm: nghệ có chứa thành phần curcumin – đây là một loại nguyên liệu quý giá được sử dụng nhiều trong bào chế thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét, đau dạ dày – tá tràng. Thêm vào đó, trong mật ong chứa đường glucoza, vitamin A, B1, B6, axit folic cùng các chất có tính sát trùng, kháng khuẩn hay các chất oxy hóa mạnh. Do đó, khi kết hợp với nghệ thì 2 nguyên liệu này sẽ giúp điều trị dạ dày rất hiệu quả. Lấy 2 muỗng cà phê bột nghệ pha với nước ấm, có thể cho thêm vào đó 1 thìa mật ong hay một chút sữa tươi để dễ uống. Sử dụng nước này thường xuyên để giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày vào nửa đêm.
- Uống trà bạc hà: giúp đẩy lùi cơn đau ở vùng thượng vị và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản
5.2. Cách xử lý khi bị đau dạ dày do các bệnh lý nghiêm trọng
Người bệnh cần phải nhanh chóng đi đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa khi các cơn đau dạ dày về đêm thường xuyên xuất hiện, đau đột ngột, cảm thấy đau nhói và dữ dội, mức độ đau sẽ tăng dần kèm theo biểu hiện khó thở, sốt, buồn nôn hay nôn ói, đột ngột sút cân, đau quặn ở vùng bụng, nôn ra máu,…
Nguyên nhân của đau dạ dày có thể là do triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm tụy cấp, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày thực quản, áp xe gan… Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm hay tử vong.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau mà sau đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân phác đồ điều trị thích hợp nhất. Trong suốt thời gian điều trị, người bệnh cần chắc chắn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng bệnh lý.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý không sử dụng những loại thuốc không được chỉ định, những thuốc không có nguồn gốc rõ ràng để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
6. Cách điều trị đau dạ dày nửa đêm dứt điểm
6.1. Điều trị bằng Tây y
Đau dạ dày nửa đêm thì điều trị bằng Tây y là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay bởi tính hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng những loại thuốc như:
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc kháng axit
- Thuốc điều trị axit dạ dày
- Thuốc ức chế histamin H2
6.2. Áp dụng các bài thuốc từ Đông y
Một số bài thuốc từ đông y dưới đây có thể giúp điều trị đau dạ dày cũng khá hiệu quả, điển hình như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị cam thảo 4g, xuyên luyên tử 10g, tô nganh, chỉ xác, bạch linh, sài hồ, hương phu, bạch thược, diên hồ mỗi loại 12g. Sau đó đem những vị thuốc kể trên cho vào nồi cùng nước và sắc thuốc cho đến khi cạn còn 2/3. Nên sử dụng nước thuốc hàng ngày để điều trị đau dạ dày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị ngũ linh chi 48g và bồ hoàng 50g rồi đem nghiền thành bột mịn sau đó trộn chung với nhau. Sau đó mỗi ngày sử dụng khoảng 15g pha với nước, ngày uống 4 lần.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị binh lang, cam thảo mỗi vị 10g, phật thủ, trần bì, hoắc hương mỗi vị 15g, tam tiên, lai phục tử mỗi vị 45g, hương phụ 25g rồi cho tất cả vào nồi cùng 2 lít nước và sau đó sắc trên lửa nhỏ. Sắc thuốc cho đến khi bạn còn 250ml thì tắt bếp. Uống thuốc khi nước thuốc còn ấm và ngày uống 3 lần là tốt nhất.
7. Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày về đêm
Để phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đau vùng thượng vị về đêm, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ.
- Thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và không sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua, đồ ăn đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho bạn câu hỏi nửa đêm đau dạ dày phải làm sao. Theo đó, nếu thường xuyên bị đau dạ dày hay đau nhiều vào ban đêm thì người bệnh cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị