Nổi hạch dưới hàm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi hạch dưới hàm là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều vị trí như vùng cổ, vùng dưới hàm, trên xương đòn, khuỷu tay, nách, bẹn… và bình thường sẽ không sờ thấy. Vậy xuất hiện nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây của GENK STF để biết thông tin cụ thể về tình trạng này nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu vài nét về nổi hạch dưới hàm là gì?

1.1. Nổi hạch dưới hàm là gì?

Hạch là gọi tắt của cụm từ hạch bạch huyết. Trong cơ thể hạch đóng vai trò quan trọng có khả năng chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể chúng ta.

Nổi hạch dưới hàm là gì?

Hạch có chức năng như một một bộ lọc, lọc bỏ vi rút, vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh khác. Nhờ đó các tác nhân gây bệnh sẽ không thể lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cơ thể bạn. 

1.2. Các vị trí nổi hạch dưới hàm

  • Nổi hạch ở 2 bên hàm: Hạch dưới hàm sẽ có thể phân bố song song cả 2 bên trái và bên phải. Bạn có thể kiểm tra hạch ở mỗi bên và có thể so sánh xem 1 bên có lớn hơn bên kia hay không.
  • Nổi hạch ở dưới hàm bên phải hay bên trái: Tuy nhiên một số người chỉ nổi hạch ở quai hàm phải, 1 số người khác chỉ nổi hạch ở dưới hàm bên trái. Một số người sẽ có thể bị đau ở vị trí nổi hạch khi thực hiện các cử động đột ngột ở cổ như: xoay mạnh cổ, lắc đầu hay khi ăn thức ăn cứng, khó nhai. 

2. Các triệu chứng nhận biết nổi hạch dưới hàm

Dấu hiệu nhận biết nổi hạch dưới hàm là khi chúng sưng lên, có kích thước bằng hay lớn hơn hạt đậu và nằm ở xung quanh vùng dưới hàm.

Bên cạnh đó, khi bị nổi hạch dưới hàm, bạn còn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Cảm thấy đau ở khu vực hạch bị sưng lên dưới hàm.
  • Chảy nước mũi, đau họng, sốt và kèm theo các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Hạch nổi to có hình dạng như các nút cứng, cố định và có thể phát triển nhanh chóng. Và đây được xem là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Sưng hạch ở cả các vị trí khác khắp cơ thể. Đây là dấu hiệu cảnh báo có nhiễm trùng, chẳng hạn như tăng bạch cầu đơn nhân, rối loạn hệ thống miễn dịch (bệnh lupus hay viêm khớp dạng thấp), HIV.

3. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi hạch dưới hàm

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi hạch dưới hàm:

3.1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng được xem là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp bị nổi hạch dưới hàm, phổ biến nhất là do bị nhiễm virus gây cảm lạnh. Bên cạnh đó, một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng dưới đây cũng sẽ có thể dẫn đến nổi hạch dưới hàm:

  • Viêm họng hạt
  • Bệnh sởi
  • Nhiễm trùng tai
  • Áp xe răng
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Nhiễm trùng da hay vết thương
  • Virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người (HIV-AIDS) sẽ thường làm hệ thống hạch bạch huyết trên toàn cơ thể sưng lên.
  • Bên cạnh đó, một số bệnh nhiễm trùng ít phổ biến khác như bệnh lao, sốt do mèo cào, các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm.

Nổi hạch dưới hàm có nguyên nhân nhiễm trùng thường là hạch mềm, khi chạm vào, chúng sẽ di chuyển xung quanh cổ và sẽ thường gây đau cho đến khi tác nhân nhiễm trùng được giải quyết.

3.2. Rối loạn miễn dịch

Hạch dưới hàm sưng cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn miễn dịch toàn thân như:

  • Lupus: đây là một bệnh lý mãn tính trên khớp, da, thận, tế bào máu, tim cũng như phổi.
  • Viêm khớp dạng thấp: là một dạng viêm khớp mãn tính ảnh hưởng đến lớp bao hoạt dịch của khớp.
  • Ung thư: tình trạng nổi hạch dưới hàm có thể là biểu hiện của bệnh ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết tronhg cơ thể (ung thư hạch) hoặc bệnh bạch cầu hay các ung thư đầu cổ lan tràn vào hạch.
  • Ngoài ra, nổi hạch ở khu vực quanh cổ còn có thể là dấu hiệu tiêu biểu của các dạng ung thư ở cơ quan khác di căn đến các hạch bạch huyết ở khu vực này.

4. Nổi hạch 2 bên hàm có phải là dấu hiệu của ung thư hay không?

Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Khi phát hiện tình trạng nổi hạch dưới hàm bất thường, bạn cần phải đến ngay các trung tâm y tế hay bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Trong trường hợp vừa nổi hạch vừa xuất hiện  kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư. Các biểu hiện triệu chứng mà bạn cần chú ý đó là:

  • Giọng nói đột nhiên bị thay đổi: Đây là dấu hiệu của bệnh lý viêm nhiễm liên quan đến dây thanh quản. Tuy nhiên, nếu như tính trạng này kéo dài kèm theo khàn tiếng, khó chịu khi nuốt hay dùng thuốc viêm họng nhưng không khỏi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng.
  • Đau họng: Đau họng là triệu chứng thường gặp khi bạn bị viêm họng. Tuy nhiên bạn đừng nên chủ quan vì đau họng cùng với nổi hạch hai bên hàm kéo dài là 1 trong những tình trạng đáng lo ngại.
  • Thở khò khè: thở khò khè là một trong những dấu hiệu của bệnh lý ung thư vòm họng. Bởi vì khi mắc ăn bệnh ung thư này, đường thở của bạn sẽ bị hẹp làm cho người bệnh gặp khó khăn khi thở.
  • Sụt cân nhưng không giải thích được nguyên nhân: Nếu đột nhiên bạn bị sụt cân dù không ăn kiêng, không giảm cân hay chế độ sinh hoạt bất thường thì hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bởi vì đây rất có thể là dấu hiệu của ung thư giai đoạn muộn.
  • Ho mãn tính: Đối với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này thì cần phải đi thăm khám thực hiện những kiểm tra chuyên sâu để xác định đây là bệnh ung thư vòm họng hay chỉ là những bệnh viêm nhiễm thông thường. 
  • Sưng hạch bạch huyết xung quanh: Nổi hạch dưới hàm đồng thời với sưng hạch bạch huyết bên cạnh thì đây là một trong những triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải căn bệnh ung thư có thể gặp phải.

5. Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Mặc dù nổi hạch dưới hàm không phải là tình trạng đáng lo ngại tuy nhiên nếu các nguyên nhân nhiễm trùng dẫn đến nổi hạch dưới hàm mà không được điều trị tốt thì áp xe sẽ có thể hình thành. Áp xe là 1 tập hợp dịch mủ ứ đọng do nhiễm trùng. Dịch mủ này thường có dạng như chất lỏng, chứa các tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn. Khi dịch mủ này ứ đọng quá nhiều thì sẽ cần điều trị dẫn lưu và kháng sinh.

6. Nổi hạch dưới hàm khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trước tiên, khi bị sưng hạch dưới hàm, bạn hãy sử dụng một miếng gạc hay khăn ấm để chườm nóng. Trong một số trường hợp bị đau thì bạn có thể uống thuốc giảm đau (paracetamol hay ibuprofen) để giảm đau tạm thời cho tới khi cơ thể đã chống lại tình trạng nhiễm trùng thành công.

Tuy nhiên, nếu như phát hiện bị nổi hạch dưới hàm không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải các tình trạng như:

  • Hạch tiếp tục nổi to hơn mặc dù đã được điều trị nhiễm trùng (nguyên nhân được nghi ngờ đầu tiên)
  • Hạch đã sưng lên hay ngày càng to lên trong 2 tuần
  • Hạch khi sờ vào có cảm giác cứng và bất động
  • Bạn bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân
  • Bị đau tai dai dẳng, khó nuốt và khó thở
  • Thay đổi giọng nói, chảy máu từ cổ họng hay miệng
  • Các vết loét trong miệng không biến mất
  • Bị sốt dai dẳng hay đổ mồ hôi vào ban đêm.

7. Chẩn đoán phát hiện nổi hạch dưới hàm như thế nào?

Việc xác định nổi hạch có nguyên nhân là do đâu thì người bệnh cần phải được thăm khám kỹ thông qua việc sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, nuôi cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có).

Nếu như nghi ngờ là ung thư, ccas bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa,… và thậm chí phải rạch một chút da cổ vị trí nổi hạch để lấy một ít mô của hạch đem xét nghiệm. Xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu như bác sĩ thấy cần thiết) để xem chính xác đó là bệnh gì? Để biết chính xác người bệnh có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này.

8. Nên làm gì khi nổi hạch dưới hàm bên phải?

Hạch được phát hiện ra càng sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn. Do đó, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình thì bạn nên đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để kiểm tra. Bạn hãy chia sẻ rõ tình trạng của bản thân để được các bác sĩ đưa ra hướng điều trị đúng đắn. 

Ngoài ra, bạn hãy lựa chọn địa chỉ khám bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Đặc biệt, lựa chọn nơi khám bệnh có cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị y tế tối tân cũng sẽ giúp phát hiện những căn bệnh khó. 

Như vậy nổi hạch dưới hàm có thể là dấu hiệu viêm nhiễm thông thường tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính. Để biết được chính xác tình trạng hạch này có nguyên nhân là do đâu, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám cũng như được lên phác đồ điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên hữu ích và giúp cho bạn nhận thức đúng đắn được những nguy hiểm tiềm ẩn khi bị xuất hiện hạch ở dưới hàm.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI