Hóa trị ung thư tuyến tiền liệt: Quy trình như thế nào và có những tác dụng phụ gì?
Hóa trị ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt rất phổ biến. Hóa trị là việc uống hay tiêm các loại thuốc chống ung thư vào trong tĩnh mạch của người bệnh. Hóa chất sau khi đi qua máu, đến tiêu diệt hay ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Mặc dù sẽ khó chữa khỏi được bệnh, tuy nhiên hóa trị ung thư tiền liệt tuyến cũng sẽ mang lại một số lợi ích cho người bệnh. Vậy để tìm hiểu rõ về phương pháp hóa trị ung thư tuyến tiền liệt thì mời các bạn cùng đọc bài viết của GENK STF dưới đây.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
- Xạ trị ung thư tiền liệt tuyến là gì? Những lưu ý khi xạ trị ung thư tuyến tiền liệt
Nội dung bài viết
1. Hóa trị ung thư tiền liệt tuyến được chỉ định trong những trường hợp nào?
Hóa trị thường được chỉ định khi các tế bào ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt (hay còn gọi là di căn) và được sử dụng khi liệu pháp hormone không còn hiệu quả. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng hóa trị ung thư tiền liệt tuyến có thể sẽ hữu ích nếu được áp dụng cùng với liệu pháp hormone. Tuy nhiên, hóa trị ung thư tiền liệt tuyến không phải là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu.
Cụ thể, hóa trị có thể được chỉ định điều trị để:
- Giảm các triệu chứng khi mắc bệnh rất nặng hay di căn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Cải thiện kết quả của phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt nếu sử dụng trong một thời gian ngắn hậu phẫu.
- Phối hợp với liệu pháp hormone để nhằm cải thiện kết quả cho bệnh nhân.
- Kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt mà không còn đáp ứng với liệu pháp hormone.
- Điều trị ung thư tuyến tiền liệt liệt ở giai đoạn cuối cho nam giới mang biến thể gen AR-V7.
2. Các loại hóa chất trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Đối với ung thư tuyến tiền liệt, các loại hóa chất thường được sử dụng một lần trong trường hợp này, bao gồm:
- Docetaxel (Taxotere)
- Cabazitaxel (Jevtana)
- Mitoxantrone (Novantrone)
- Estramustine (Emcyt).
Trong hầu hết các trường hợp, loại thuốc hóa trị ung thư tuyến tiền liệt mà đầu tiên được đưa ra đó là docetaxel, sử dụng kết hợp với thuốc steroid prednisone. Sau khi bắt đầu suwrd ụng docetaxel, nhiều nam giới sẽ cảm thấy cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh, bao gồm có đau, mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu như không có hiệu quả (hay thuốc ngừng hoạt động)thì cabazitaxel thường là loại tiếp theo được thử. Bên cạnh đó cũng còn một số lựa chọn truyền hóa chất điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác.
Docetaxel và cabazitaxel đã được chứng minh bằng thực nghiệm là có công dụng giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ trung bình hơn so với các loại thuốc hóa trị cũ. Các loại thuốc này có công dụng giúp làm chậm sự phát triển của ung thư và giảm các triệu chứng, nhờ đó nâng cao chất lượng cuộc sống hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hóa trị rất có thể khó chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt.
Các loại thuốc truyền hóa chất điều trị các bệnh ung thư khác đang được nghiên cứu để sử dụng trong bệnh tuyến tiền liệt bao gồm có carboplatin, oxaliplatin và cisplatin.
Xem thêm >>> 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt nam giới không nên bỏ qua
3. Quy trình truyền hóa chất điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
Hóa chất điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường được tiêm vào tĩnh mạch (IV), hay truyền trong một khoảng thời gian nhất định. Toàn bộ quy trình truyền hóa chất sẽ được thực hiện tại phòng khám hóa trị hoặc bệnh viện. Một số loại thuốc, chẳng hạn như estramustine, sẽ có thể được dùng dưới dạng viên uống.
Thông thường, người bệnh muốn truyền hóa chất điều trị ung thư tuyến tiền liệt cần có đường truyền tĩnh mạch IV lớn và cứng hơn. Đây được gọi là ống thông tĩnh mạch trung tâm (có tên tiếng anh là central venous catheters – CVC) hay dụng cụ tiếp cận mạch máu trung tâm (central venous access devices – CVAD). Chúng được sử dụng để đưa thuốc, các sản phẩm máu, chất dinh dưỡng hay chất lỏng vào trong máu, cũng như được dùng để để lấy máu ra làm xét nghiệm. Có nhiều loại ống thông tĩnh mạch trung tâm CVC khác nhau và trong đó phổ biến nhất là cổng ngoại vi (port) và từ ngoại biên (PICC).
Các bác sĩ sẽ truyền hóa chất điều trị ung thư cho người bệnh theo chu kỳ, với mỗi lần điều trị như vậy xen giữa là thời gian nghỉ ngơi để bệnh nhân có thể phục hồi sau tác dụng của thuốc. Chu kỳ thường dài nhất là 2 đến 3 tuần. Lịch trình hóa trị cụ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Ví dụ, 1 vài loại thuốc chỉ được tiêm vào ngày đầu tiên của chu kỳ, một số khác được tiêm trong vài ngày liên tiếp hay 1 lần/tuần. Vào cuối chu kỳ, lịch điều trị hóa trị lặp lại để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
Thời gian điều trị ung thư tuyến tiền liệt khi bước sang giai đoạn cuối còn dựa trên mức độ hoạt động của khối u cũng như các tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải.
4. Tác dụng phụ của hóa trị hóa trị ung thư tuyến tiền liệt
Hóa chất điều trị sẽ tập trung tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng và nhờ đó có khả năng chống lại tế bào ung thư. Tuy nhiên các tế bào khác trong cơ thể mà cũng phân chia nhanh chóng, chẳng hạn như các tế bào trong tủy xương (nơi tạo ra các tế bào máu mới), tế bào niêm mạc miệng và ruột, các nang tóc… Chính vì vậy các khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị và dẫn đến gặp phải các tác dụng phụ.
Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư tiền liệt tuyến mà bệnh nhân có thể gặp phải phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc, cũng như thời gian sử dụng của thuốc. Tất cả các loại thuốc điều trị hóa trị đều hoạt động theo cách khác nhau, do đó việc dự đoán tác dụng phụ của hóa trị đối với từng bệnh nhân cũng trở nên khó khăn. Một số tác dụng phụ phổ biến của hóa trị có thể bao gồm:
- Rụng tóc
- Lở miệng
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Dễ bị nhiễm trùng (do lượng bạch cầu giảm đi)
- Dễ bị bầm tím hay chảy máu (do có quá ít tiểu cầu)
- Mệt mỏi (do có quá ít tế bào hồng cầu trong cơ thể)
Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư tuyến tiền liệt này thường biến mất sau khi điều trị xong. Có 1 số cách để giảm bớt những tác dụng phụ này, ví dụ như sử dụng thuốc giúp ngăn ngừa hay giảm nôn, buồn nôn.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng thường gặp hơn đối với từng loại thuốc hóa trị nhất định, ví dụ:
- Docetaxel khi kết hợp với cabazitaxel đôi khi sẽ gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy các bác sĩ thường cho người bệnh dùng thuốc để ngăn ngừa dị ứng trước mỗi lần hóa trị ung thư tiền liệt tuyến.
- Docetaxel và cabazitaxel cũng có thể làm ảnh hưởng các dây thần kinh (được gọi là các bệnh thần kinh ngoại vi), gây ra cảm giác tê, ngứa ran hay bỏng rát ở bàn tay và bàn chân.
- Mitoxantrone có thể gây ra bệnh bạch cầu sau vài năm sử dụng, tuy nhiên với tỷ lệ rất hiếm.
- Estramustine sẽ có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
Nếu như bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình điều trị hóa trị, hãy báo cho bác sĩ biết để điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, cũng có thể cần phải giảm liều hay trì hoãn thuốc điều trị hóa trị hay phải ngừng hóa trị ung thư tiền liệt tuyến để ngăn tác dụng trở nên tồi tệ hơn.
Xem ngay >>> Thực phẩm giúp bạn tránh khỏi ung thư tuyến tiền liệt
5. Những cách hạn chế tác dụng phụ khi điều trị hóa trị
Để kiểm soát và giảm các tác dụng phụ của hóa trị ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh có thể thực hiện theo một số hướng dẫn đơn giản sau:
- Chú ý đến cơ thể: Quan sát để nhận biết tất cả các phản ứng không mong muốn, cả nằm trong dự kiến lẫn những phản ứng phụ nằm ngoài dự kiến khi dùng thuốc.
- Chủ động tìm hiểu về những loại thuốc hóa trị sử dụng trong phác đồ điều trị: Lập danh sách các loại thuốc đang sử dụng cũng như hỏi nhân viên y tế về những dấu hiệu cần chú ý và khi nào nên đến phòng khám.
- Dành thời gian để thư giãn và hồi phục có thể: Thuốc hóa trị có hoạt lực rất mạnh và có thể gây hại cho cơ thể, vì vậy người bệnh cần tìm cách giảm bớt căng thẳng, chẳng hạn như nghe nhạc, tập yoga hay các bài tập căng cơ, đi bộ hoặc xem TV.
- Viết nhật ký: Ghi lại tất cả những thay đổi thể chất và cảm xúc mà bạn gặp phải khi sử dụng thuốc. Danh sách này sẽ giúp cho người bệnh không bỏ sót các câu hỏi dành cho bác sĩ khi đến phòng khám và đồng thời giúp nhân viên y tế kiểm soát các tác dụng phụ dễ dàng hơn.
- Cuối cùng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào đã và đang gặp phải, để được kê đơn thuốc để làm giảm các tác dụng phụ hoặc hướng dẫn điều trị các tác dụng phụ được hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin về phương pháp hóa trị ung thư tuyến tiền liệt mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ bổ ích cho bạn trong việc tìm hiểu về các phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa