Hóa trị ung thư dạ dày: Chi phí và các tác dụng phụ sau hóa trị như thế nào?
Hóa trị ung thư dạ dày là phương pháp điều trị ung thư dạ dày thường được chỉ định kết hợp với phẫu thuật hay xạ trị để nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Thuốc hóa trị có thể được sử dụng theo đường uống, tiêm hay đường truyền tĩnh mạch nên có thể đi vào máu và tác động đến toàn bộ cơ thể người bệnh. Và để hiểu rõ hơn về phương pháp hóa trị ung thư dạ dày thì các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Tìm hiểu ung thư dạ dày có bị rụng tóc không?
- Mách bạn 7 loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày tốt nhất
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về hóa trị ung thư dạ dày
1.1. Hóa trị ung thư dạ dày là gì?
Hóa trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để ức chế sự phát triển cũng như tiêu diệt tế bào ác tính. Thuốc hoá trị sẽ được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch thông qua ống thông tĩnh mạch trung tâm hay đường truyền IV. Một số bệnh nhân ung thư dạ dày có thể được sử dụng thuốc theo đường uống được bào chế dưới dạng viên.
Khi điều trị hoá trị, thuốc hóa chất sẽ đi vào trong máu và được truyền đến mọi vị trí trong cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp hóa trị này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày đã di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.
1.2. Khi nào bệnh nhân được chỉ định hoá trị điều trị ung thư dạ dày?
Những trường hợp ung thư dạ dày dưới đây, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp điều trị bằng hóa chất:
Điều trị hóa chất trước phẫu thuật
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư dạ dày khá hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn sớm (T1, N0, M0) khi các tế bào ung thư vẫn còn giới hạn ở niêm mạc. Trong phẫu thuật một phần hay toàn bộ dạ dày sẽ được cắt bỏ bằng dao mổ để nhằm loại bỏ khối u hay toàn bộ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Các bác sĩ có thể sẽ loại bỏ cả các mô cũng như các cơ quan lân cận tùy vào vị trí khối u.
Việc phẫu thuật diễn ra khá đơn giản với các khối u dạ dày kích thước nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật với các khối u dạ dày kích thước lớn vừa gây đau đớn cho người bệnh khi cắt bỏ phần quá lớn mà thậm chí làm tăng nguy cơ tái phát và di căn cho bệnh nhân. Do đó biện pháp kết hợp sử dụng hóa chất trước phẫu thuật giúp làm giảm kích thước khối u (gọi là hóa trị tân bổ trợ) và tạo điều kiện cho phẫu thuật được thuận lợi hơn, giúp quá trình phẫu thuật an toàn và hiệu quả hơn cũng như tránh để bệnh nhân ung thư dạ dày phải cắt bỏ một vùng quá rộng.
Điều trị hóa chất sau phẫu thuật
Phương pháp điều trị hóa chất sau phẫu thuật được gọi là hóa trị bổ trợ. Mục đích của phương pháp điều trị này là giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát cũng như tiêu diệt hết những tế bào còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.
Hóa trị bổ trợ nên được chỉ định sau phẫu thuật triệt căn đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm. Trong ung thư dạ dày thì hóa trị bổ trợ thường được chỉ định kết hợp với phương pháp xạ trị sau phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương án thích hợp dựa trên giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân.
Điều trị hóa chất để giảm triệu chứng
Hóa chất trị liệu giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, giúp thu nhỏ khối u trong giai đoạn mà ung thư dạ dày đã xâm lấn đến các tổ chức xa và đồng thời giúp giảm nhẹ các triệu chứng do khối u gây ra trong giai đoạn này.
Đặc biệt với bệnh nhân ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối thì việc nâng cao chất lượng sống, giảm các đau đớn, giảm các triệu chứng khác là mục tiêu quan trọng và điều này có thể thực hiện bởi điều trị hóa chất.
1.3. Điều trị hóa chất ung thư dạ dày tiến hành như thế nào?
Hóa chất điều trị ung thư dạ dày có thể được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm truyền. Như đã nói ở trên, các hóa chất này sẽ được hấp thu qua dạ dày nếu dùng theo đường uống hay được hấp thư trực tiếp vào thẳng mạch máu nếu dùng đường tiêm hay truyền tĩnh mạch.
Người bệnh cần xét nghiệm máu và làm các chỉ định khác của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cũng như đảm bảo thể trạng tốt trước mỗi đợt hóa trị.
Quá trình điều trị hóa chất cần thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh, mục đích hóa trị, các loại thuốc và khả năng đáp ứng với thuốc của cơ thể người bệnh. Tuy nhiên thường đối với bệnh nhân ung thư dạ dày cần hóa trị 6 đến 10 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng.
Các hóa chất trị ung thư dạ dày thường dùng đó là: 5-FU (fluorouracil) kết hợp với Leucovorin (acid folinic),Irinotecan, Capecitabine, Carboplatin, Epirubicin, Cisplatin, Oxaliplatin, Docetaxel, Paclitaxel,… Các thuốc này có thể được dùng đơn độc hay kết hợp với nhau hoặc phối hợp với thuốc hướng đích tạo thành từng phác đồ riêng cho từng bệnh nhân.
2. Liệu trình hóa trị ung thư dạ dày như thế nào?
Bệnh nhân thường được điều trị hóa trị trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình điều trị này có thể kéo dài từ vài tháng tới 1 năm hay lâu hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại ung thư, tình trạng sức khỏe của người bệnh, kích thước, vị trí khối u, giai đoạn bệnh, tuổi tác, khả năng chịu đựng của cơ thể cũng như tiền căn điều trị ung thư trước đây.
Hầu hết các loại thuốc hóa trị ung thư dạ dày đều sẽ gây ra tác dụng phụ nên việc truyền thuốc thường theo chu kỳ ngắn quãng. Mỗi chu kỳ hoá trị sẽ có một khoảng thời gian ngắt quãng để cho bệnh nhân nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe trước khi bước vào đợt truyền hóa chất mới. Chẳng hạn như sau khi dùng thuốc hóa trị lần đầu thì bệnh nhân được nghỉ ngơi khoảng 3 tuần rồi sau đó lại tiếp tục sang đợt điều trị mới. Cứ mỗi 3 tuần như vậy sẽ được tính là 1 chu kỳ điều trị và vài chu kỳ điều trị liên tục sẽ được coi là 1 liệu trình hóa trị. Thông thường, một liệu trình điều trị ung thư dạ dày sẽ có thể kéo dài trong ít nhất 3 tháng.
Một số bệnh nhân sẽ có thể được bác sĩ rút ngắn thời gian nghỉ ngơi giữa các chu kỳ hóa trị và trường hợp này được gọi là liệu trình dày. Điều này được thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của thuốc hóa trị. Mặc dù vậy, việc truyền hóa chất với 1 liệu trình dày đặc cũng làm tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về lịch trình hóa trị. Và điều này đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải xem xét kỹ bệnh án để có thể xây dựng phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.
3. Chi phí hóa trị ung thư dạ dày là bao nhiêu?
Tùy theo tình hình bệnh của từng bệnh nhân ung thư dạ dày khác nhau mà số đợt hóa trị ung thư cũng sẽ khác nhau. Thông thường mỗi bệnh nhân có thể hóa trị 6 đến 10 đợt tùy tình trạng bệnh, mỗi đợt cách nhau trong khoảng 1 tháng.
Có thể lấy ví dụ trường hợp hóa trị cho ung thư dạ dày giai đoạn II hay III tại bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, sẽ cần trải qua 8 đợt hóa trị với chi phí cho mỗi đợt như sau:
- Không có BHYT: sẽ phải trả khoảng 10 đến 15 triệu đồng/đợt.
- Có thẻ BHYT (trái tuyến): BHYT sẽ chi trả 40% tiền thuốc truyền tĩnh mạch mà bệnh nhân phải chi trả: khoảng 7 đến 11 triệu đồng/đợt.
- Có thẻ BHYT đúng tuyến và trường hợp có giấy chuyển tuyến: BHYT chi trả 80% tiền thuốc điều trị nên bệnh nhân phải chi trả khoảng 4 – 5 triệu đồng/đợt.
Như vậy, có thể thấy chi phí cho việc điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp hóa trị là vô cùng tốn kém. Đó là gánh nặng không chỉ của bệnh nhân mà là cả gia đình bệnh nhân. Chính vì thế, bệnh nhân nên tham gia dịch vụ y tế để có thể giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị.
4. Các loại thuốc hóa trị ung thư dạ dày hiện nay
Hiện nay, có nhiều loại thuốc hóa trị được sử dụng để chữa ung thư dạ dày. Trong đó, phổ biến nhất là những loại thuốc dưới đây:
- Trifluridine/Tipiracil (Lonsurf);
- Carboplatin;
- Paclitaxel;
- 5-FU (fluorouracil);
- Epirubicin;
- Cisplatin;
- Irinotecan;
- Epirubicin;
- Capecitabine;
- Docetaxel;
- Oxaliplatin
Tùy thuộc vào từng giai đoạn ung thư dạ dày cũng như thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể phối hợp 2 hay 3 loại thuốc hóa trị với nhau. Càng sử dụng nhiều thuốc hoá trị thì nguy cơ gặp tác dụng phụ càng nhiều hơn. Do đó, các phác đồ điều trị 3 thuốc thường chỉ được áp dụng đối với bệnh nhân có sức khỏe tốt và đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.
5. Các phác đồ hóa trị ung thư dạ dày
5.1. Phác đồ theo giai đoạn của bệnh
Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm
Ở giai đoạn sớm, thuốc hóa trị có thể được sử dụng trước hay sau phẫu thuật. Các bác sĩ thường kết hợp 2 hay 3 loại thuốc với nhau để điều trị cho người bệnh. Các phác đồ được lựa chọn bao gồm có:
- Oxaliplatin và 5-FU /leucovorin (FOLFOX)
- Oxaliplatin và capecitabine (CAPOX)
- Docetaxel và 5-FU hay Capecitabine
- Paclitaxel và 5-FU hay Capecitabine
- Cisplatin và 5-FU hay capecitabine
- Paclitaxel và Carboplatin
Sau phẫu thuật, người bệnh cũng có thể được hóa trị ung thư dạ dày bằng các thuốc đơn lẻ như 5-FU hay thuốc Capecitabine mà không cần phối hợp với các thuốc khác.
Phác đồ thuốc hóa trị ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn
Ở những giai đoạn sau của ung thư dạ dày, hóa trị được thực hiện nhằm mục đích làm giảm triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh nên bác sĩ thường kết hợp 2 thuốc với nhau thay vì dùng 3 thuốc hoá trị với nhau. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ cho người bệnh.
Một số phác đồ thường được áp dụng đó là:
- Thuốc Oxaliplatin với 5-FU/leucovorin (FOLFOX)
- Oxaliplatin + Capecitabine (CAPOX)
- Cisplatin + 5-FU hay Capecitabine
- Irinotecan + 5-FU/leucovorin (FOLFIRI)
- Paclitaxel + Cisplatin
- Paclitaxel + Carboplatin
- Docetaxel + Cisplatin
- Epirubicin + 5-FU hay Capecitabine
- Cisplatin + 5-FU hay Capecitabine
- Docetaxel + Oxaliplatin…
Trong trường hợp mà bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để chịu đựng các phác đồ điều trị kết hợp thì bác sĩ có thể đề nghị dùng các thuốc đơn lẻ như 5-FU, Paclitaxel hay thuốc Capecitabine. Bác sĩ cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc hoá trị khác với nhau nếu các thuốc phối hợp ở trên không mang lại hiệu quả.
5.2. Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày theo mục đích điều trị
Tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân khác nhau mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị cho thích hợp. Dưới đây là 1 số phác đồ điều trị dạ dày thường được sử dụng như:
Phác đồ điều trị và bổ trợ
- FUFA x đợt 1: 5 fluorouracil 425mg/m2/ngày truyền tĩnh mạch trong 5 ngày. Leucovorin 20mg/m2/ngày được truyền tĩnh mạch 5 ngày
- Đợt 2: sẽ được tiến hành sau đợt điều trị thứ 1 khoảng 1 tháng. Liều lượng sẽ được giảm đi tuy nhiên thời gian thực hiện lại tăng lên. 5 fluorouracil 400mg/m2/ngày truyền tĩnh mạch trong 7 ngày. Leucovorin 20mg/m2/ngày được truyền tĩnh mạch 7 ngày.
- Đợt 3, 4 sẽ tiến hành cách nhau một tháng và tiến hành giống như đợt 2.
Phác đồ bổ trợ này sẽ được kết hợp cùng với phương pháp trị xạ để làm tăng tác dụng điều trị cao hơn.
Phác đồ đơn hoá trị liệu
Ở phác đồ này chúng ta không kết hợp với xạ trị mà chỉ sử dụng hoá chất để điều trị. Các loại thuốc hóa trị bao gồm: Mitomycin-C, irinotecan, methotrexat, 5 fluorouracil, vinorelbin…
Ngoài hai phác đồ điều trị kể trên thì còn có: phác đồ đa hoá trị liệu, hoá trị bổ trợ nước,…
Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày đã tiến triển
Đối với ung thư dạ dày tiến triển (còn gọi là di căn) các cách kết hợp thuốc hoá trị hay được sử dụng cho bệnh nhân là:
- DCF (docetaxel, cisplatin và 5-FU)
- Irinotecan kết hợp với cisplatin
- Irinotecan kết hợp với 5-FU hay capecitabine
- Oxaliplatin kết hợp với 5-FU hay capecitabine
6. Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày
Khi vào cơ thể, thuốc hóa trị sẽ tấn công mạnh mẽ vào các tế bào ung thư, điều đó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tùy thuộc vào loại thuốc hoá trị được sử dụng, liều lượng cùng thời gian điều trị mỗi người bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ khác nhau.
Các tác hại của thuốc hóa trị ung thư dạ dày thường gặp ở bệnh nhân là:
- Buồn nôn
- Nôn ói
- Mất vị giác dẫn đến việc ăn uống trở nên không ngon miệng
- Rụng tóc nhiều
- Táo bón
- Đi cầu bị phân lỏng nhiều lần trong ngày
- Lở miệng
- Tổn thương tim
- Hội chứng tay chân miệng
- Tổn thương dây thần kinh gây ngứa ran ở bàn tay, bàn chân và nhạy cảm với nhiệt độ nóng/lạnh
- Giảm tế bào bạch cầu, tiểu cầu hay hồng cầu từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở, dễ bị bầm tím, chảy máu hay bị nhiễm trùng.
Một số loại thuốc hóa trị điều trị ung thư dạ dày có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Những phản ứng phụ kể trên có thể biến mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Bác sĩ sẽ có thể kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Do đó, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả những lợi ích và rủi ro mà thuốc các hóa trị có thể mang lại trước khi tiến hành điều trị.
7. Các cách hạn chế các tác dụng phụ khi hóa trị liệu điều trị ung thư dạ dày
Các tác dụng phụ của hóa trị trong điều trị bệnh lý ung thư dạ dày là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp để làm giảm các tác dụng phụ này. Chẳng hạn như:
- Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có thể chủ động chuẩn bị cả tâm lý cũng như thể trạng được tốt nhất trước khi thực hiện hóa trị.
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ để đảm bảo có thể trạng tốt nhất trước mỗi đợt hóa trị.
- Nên chia nhỏ bữa ăn cũng như xây dựng thực đơn phong phú và ưu tiên các món ăn dễ nuốt nhất mỗi khi bạn chán ăn.
- Nên sử dụng kẹo gừng, nước chanh hay một vài loại nước hoa quả sẽ rất hữu ích khi bệnh nhân cảm thấy buồn nôn.
- Sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hay uống 1 cốc nước ấm trước khi đi vệ sinh sẽ giúp cho bạn khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón.
8. Điều trị hóa trị trong ung thư dạ dày có thực sự hiệu quả?
8.1. Người bệnh ung thư dạ dày điều trị truyền hóa chất sẽ sống được bao lâu?
Trước hết cần phải khẳng định việc tính toán thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày sau điều trị hóa chất là tương đối khó. Thông thường y học sẽ chỉ đo lường thời gian sống của bệnh nhân sau phẫu thuật hay sau khi phối hợp nhiều biện pháp điều trị tích cực.
Bệnh nhân bị mắc ung thư dạ dày nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể sống thêm ít nhất là 5 năm. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, đa phần các bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư dạ dày đều đa phần ở giai đoạn muộn do đó tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn khoảng 10 đến 15%.
Tiên lượng sống với bệnh nhân đã điều trị hóa chất đơn thuần ở giai đoạn muộn sẽ thấp hơn nhiều so với khi điều trị kết hợp các phương pháp khác. Do đó tiên lượng sống của bệnh ung thư dạ dày so với các bệnh ung thư khác hiện đang không được tốt lắm. Vậy nên việc phòng tránh cũng như phát hiện sớm qua tầm soát và tuân thủ điều trị sẽ nâng cao kết quả điều trị bệnh này trong tương lai.
8.2. Điều trị hóa trị có khỏi được ung thư dạ dày không?
Việc chữa khỏi ung thư hoàn toàn đối với tất cả các loại ung thư nói chung cũng như ung thư dạ dày nói riêng đều rất khó khẳng định được chính xác, nhất là đối với một phương pháp cụ thể như điều trị hóa chất.
Trường hợp mà ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm thì phương phẫu thuật triệt căn có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể dễ bị tái phát sau khi chữa khỏi do nhiều nguyên nhân như:
- Quá trình điều trị bệnh chưa thật sự triệt để các tế bào ung thư đã lan sang vị trí khác trước khi phẫu thuật cắt bỏ.
- Cơ thể người bệnh bị suy giảm miễn dịch, có nhiều tế bào dễ bị đột biến.
- Các nguyên nhân thứ phát như: người bệnh vẫn tiếp xúc với các yếu tố vi khuẩn, hóa chất, virus, môi trường độc hại, tia xạ,… gây ra ung thư tái phát.
Do đó, để đạt tới ung thư chữa khỏi hay đạt mục tiêu điều trị ban đầu thì hóa trị liệu nên cần kết hợp các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ tùy trường hợp.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề hóa trị ung thư dạ dày mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc điều trị căn bệnh này.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK