Tìm hiểu ung thư dạ dày có bị rụng tóc không?

Nhiều người có suy nghĩ cứ bị ung thư là sẽ bị rụng tóc. Vậy đáp án thực sự cho câu hỏi ung thư dạ dày có bị rụng tóc không là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Rụng tóc do nguyên nhân gì?

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có bị rụng tóc không, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc. Tình trạng rụng tóc thường liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể gây ra tình trạng rụng tóc tạm thời.
  • Cơ thể thiếu máu lâu, tóc sẽ yếu và dễ bị gãy rụng hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, sau sinh, mãn kinh hoặc bệnh lý tuyến giáp gây rối loạn cân bằng hooc môn cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc.
  • Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như hóa chất, xạ trị hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh lý huyết áp, gout, viêm khớp, trầm cảm cũng gây ra tình trạng rụng tóc.
  • Cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin như vitamin A, D, E, K đặc biệt vitamin H hay còn gọi là Biotin sẽ gây ra tình trạng rụng tóc.
  • Các bệnh lý về da đầu như nấm da dầu, viêm nang lông, vảy nến cũng gây ra tình trạng rụng tóc.

Giải đáp ung thư dạ dày có bị rụng tóc không?

Với những nguyên nhân kể trên, người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị có thể gặp phải tình trạng rụng tóc do tác dụng phụ của hóa chất. Hóa chất là những chất gây độc tế bào cực mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng sẽ nhận diện những tế bào có tốc độ phát triển nhanh để tiêu diệt. Các tế bào nang lông, nang tóc cũng có tốc độ phát triển phân chia rất nhanh vì thế chúng cũng bị hóa chất tiêu diệt. Tùy thuộc vào loại hóa chất sử dụng, mỗi người sẽ có tình trạng rụng tóc khác nhau, có loại hóa chất ít gây rụng tóc, có loại hóa chất lại gây rụng tóc rất nhiều.

Hóa chất điều trị ung thư dạ dày có thể gây ra tình trạng rụng tóc

Ngoài ra, phương pháp điều trị hóa chất có thể tiêu diệt cả những tế bào máu, gây ra tình trạng giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh cũng bị mất lượng máu khá nhiều. Cơ thể người bệnh thiếu máu quá lâu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày cũng có nhiều liên quan đến vấn đề rụng tóc. Sau quá trình điều trị người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ, cơ thể suy kiệt rất nhanh và gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết. Nếu không có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp, cơ thể thiếu dưỡng chất kéo dài cũng gây ra tình trạng rụng tóc cho người bệnh ung thư dạ dày.

Như vậy đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có bị rụng tóc không là có thể bạn nhé. Tình trạng rụng tóc ở người bệnh ung thư dạ dày thường do các tác dụng phụ trong phác đồ điều trị, không phải bị ung thư dạ dày là sẽ rụng tóc luân. Thông thường, tình trạng rụng tóc chỉ diễn ra tạm thời, sau khi kết thúc điều trị bệnh nhân ăn uống, hồi phục tóc sẽ mọc trở lại. Quan điểm, cứ bị ung thư là rụng tóc hoặc rụng tóc là một dấu hiệu của ung thư là hoàn toàn sai lầm bạn nhé.

Lời khuyên cho bệnh nhân ung thư dạ dày khi gặp tình trạng rụng tóc

Tóc thường rụng nhiều trong quá trình điều trị và thường mọc lại sau khoảng 1-3 tháng sau kết thúc điều trị. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi bước vào phác đồ điều trị hóa chất, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Nếu bác sĩ thông báo, loại hóa chất mà bạn sử dụng sẽ gây rụng tóc nhiều, bạn có thể chủ động cắt ngắn và cạo hết tóc cũ, rồi sử dụng tóc đó mang ra tiệm làm tóc giả để sử dụng, điều đó sẽ mang lại cảm giác tự nhiên gần gũi với bạn hơn.
  • Nếu không muốn cắt ngắn và cạo hết tóc cũ, bạn nên sử dụng khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi nhiều và tránh ám ảnh tâm lý khi thấy tóc rụng nhiều.
  • Sử dụng các loại dầu gội có thành phần thảo dược hoặc dầu gội trẻ em để tạo cảm giác êm dịu, tránh gây kích ứng da đầu.
  • Khi tóc đã rụng nhiều hoặc đã cạo hết tóc cũ, bạn không nên để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng mũ hoặc khăn quàng để che chắn da đầu khi đi ra ngoài trời.
  • Khi tóc mới mọc lại, thường tóc còn yếu và dễ gãy, người bệnh nên để kiểu tóc ngắn cho dễ chăm sóc. Thời điểm này cũng chưa nên dùng thêm các sản phẩm kích thích mọc tóc.
  • Khi tóc mới mọc lại thường mỏng và màu sắc tóc có thể thay đổi, tóc có thể xoăn hơn, những tình trạng này chỉ là tạm thời. Sau khoảng 1-6 tháng, tóc sẽ mọc chắc khỏe như bình thường. Người bệnh tuyệt đối không dùng các loại hóa chất để nhuộm tẩy khiến cho tóc càng yếu hơn và có thể gây kích ứng đến da đầu. 
  • Người bệnh cần chú ý về chế độ dinh dưỡng ăn uống đa dạng, đầy đủ nhóm chất để cơ thể phục hồi lại, tóc cũng sẽ nhanh mọc lại và chắc khỏe hơn.
  • Một số thực phẩm khi sử dụng sẽ giúp kích thích tóc nhanh mọc hơn, bạn có thể tham khảo để bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Ví dụ như trứng chứa nhiều protein và vitamin B giúp tóc phát triển tốt. Óc chó chứa axit béo omega-3 giúp kích thích quá trình mọc tóc. Ngũ cốc, nước ép hoa quả, các loại nấm, sữa giúp cung cấp nguồn vitamin và chất khoáng phong phú giúp tóc nhanh mọc hơn.

Một số loại tinh dầu giúp kích thích mọc tóc sau điều trị

Sau khi tóc đã mọc bắt đầu mọc lại bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu thảo dược tự nhiên để massage da đầu nhẹ nhàng giúp thư giãn và cũng hỗ trợ giúp tóc nhanh mọc hơn. Bạn có thể tham khảo một số loại tinh dầu sau:

  • Tinh dầu bưởi: Đây là loại tinh dầu có chứa dưỡng chất Limonene với hàm lượng rất cao, dưỡng chất này giúp kích thích mọc tóc và trị rụng tóc rất hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu bưởi còn có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da đầu giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý nấm da đầu, viêm nang lông.
  • Tinh dầu hương thảo chứa chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường lưu thông máu vùng da đầu, tăng cường dưỡng chất đến để nuôi dưỡng tóc, giúp tóc nhanh mọc và chắc khỏe hơn.
  • Tinh dầu bạc hà có tác dụng giúp sát khuẩn da đầu và kiểm soát lượng dầu, bã nhờn lưu lại trên da đầu, thông qua đó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, nấm da đầu. Tinh dầu bạc hà còn giúp cho bạn thư giãn da đầu, tăng cường lưu thông máu đến da đầu giúp tóc bạn nhanh mọc hơn.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi ung thư dạ dày có bị rụng tóc không. Nếu bị rụng tóc trong quá trình điều trị bạn không nên quá lo lắng, tuân thủ tốt phác đồ và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sau điều trị tóc sẽ nhanh chóng mọc trở lại sau 1-3 tháng.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ