Hóa chất điều trị ung thư bàng quang và những điều bạn cần biết
Hóa chất điều trị ung thư bàng quang là phương pháp rất phổ biến trong điều trị bệnh ung thư bàng quang. Hóa trị cùng với xạ trị và phẫu thuật là 3 phương pháp chính được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư nói chung và ung thư bàng quang nói riêng. Trong bài viết này, GENK STF sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về vấn đề hóa chất điều trị ung thư bàng quang mời các bạn cùng theo dõi.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Ung thư bàng quang nên ăn gì? 6 loại thực phẩm người chăm sóc cần biết
- Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang phổ biến hiện nay
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về ung thư bàng quang
1.1. Ung thư bàng quang là gì?
Ung thư bàng quang là bệnh ung thư khởi phát từ bàng quang, đây là một cơ quan hình cầu nằm ở vùng xương chậu có nhiệm vụ lưu trữ nước tiểu. Ung thư bàng quang khởi phát sẽ xuất hiện thường xuyên nhất từ các tế bào lót ở mặt trong bàng quang. Bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên người lớn tuổi thường mắc ung thư bàng quang.
Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi bệnh ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu thì ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao. Do đó, những người sống sót sau ung thư bàng quang nên tiếp tục theo dõi để phát hiện ung thư tái phát nhiều năm sau khi việc điều trị kết thúc.
1.2. Những triệu chứng của ung thư bàng quang
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang có thể bao gồm:
- Xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu ra máu): nước tiểu có thể gặp phải tình trạng có màu vàng sậm, màu đỏ tươi hay màu nước ngọt giống coca cola, hoặc nước tiểu có thể bình thường tuy nhiên khi kiểm tra dưới kính hiển vi thấy có hồng cầu trong nước tiểu.
- Tiểu lắt nhắt
- Đau khi đi tiểu
- Nhiễm trùng đường tiểu kéo dài
- Đau bụng
- Đau hông lưng
Nên đi khám bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào kể trên, như khi thấy có máu trong nước tiểu chẳng hạn thì nên đi thăm khám bác sĩ để kịp thời điều trị.
Xem thêm >>> Hóa trị ung thư buồng trứng có thực sự tốt hay không?
2. Hóa chất điều trị ung thư bàng quang là gì?
Bàng quang là cơ quan vùng bụng dưới có tỷ lệ ung thư không cao và khoảng 90 – 95% ung thư bàng quang sẽ tiến triển từ lớp tế bào chuyển tiếp (được gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp) và trong đó chỉ 5 – 10% là ung thư từ tế bào vảy (ung thư biểu mô vảy).
Ung thư nói chung, ung thư bàng quang nói riêng thì đều có thể chữa khỏi khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiên tiến và có hiệu quả điều trị rõ rệt. Và trong đó, hóa trị bàng quang là 1 phương pháp điều trị ung thư bàng quang sớm khá phổ biến và khả năng điều trị khỏi tỷ lệ cũng rất cao.
Hóa trị ung thư bàng quang có thể điều trị bằng 2 phương pháp riêng đó là sử dụng hóa chất đưa trực tiếp vào bàng quang hay cách thứ hai đó là đưa hóa chất qua đường tĩnh mạch – đây là phương pháp này có thể làm giảm khả năng tái phát của ung thư do các hóa chất đi vào các lớp mô, cơ sâu hơn.
Bạn có thể tiến hành hóa trị liệu vào bàng quang dưới dạng một lần (liều duy nhất) sau khi cắt bỏ niệu đạo qua khối u bàng quang. Đối với một số người bệnh bị ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm thì đây là tất cả các phương pháp điều trị hữu hiệu.
Nếu như bạn có nguy cơ ung thư bị tái phát, bệnh nhân sẽ phải điều trị như vậy mỗi tuần một lần trong 6 tuần. Nếu như ung thư tái phát trở lại sau phẫu thuật và điều trị hóa trị ban đầu bạn cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này.
3. Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi bước vào đợt điều trị hóa chất?
Trước khi người bệnh bắt đầu hóa trị ung thư bàng quang, bệnh nhân cần xét nghiệm máu để đảm bảo các chỉ số của bạn an toàn cho trong suốt cuộc điều trị. Việc xét nghiệm sẽ được thực hiện trước khi vào đợt điều trị 1 vài ngày hay vào ngày bắt đầu điều trị.
Khi bước vào đợt điều trị, bạn cần ngừng uống nước trước đó. bởi vì điều này sẽ ngăn nước tiểu làm loãng thuốc trong bàng quang của bệnh nhân và sẽ giúp bạn giữ nước tiểu, hóa chất dễ dàng hơn.
Xem ngay >>> Hóa chất điều trị ung thư bàng quang và những điều bạn cần biết
4. Phương pháp hóa trị liệu dưới dạng một lần là gì?
Bác sĩ hay điều dưỡng (nhân viên y tế) sẽ đặt ống thông qua niệu đạo, vào bàng quang của bệnh nhân. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể người bệnh.
Bác sĩ hay y tá chuyên khoa của bạn đặt 1 loại thuốc hóa trị liệu dạng lỏng vào ống. Thuốc có thể là:
- Mitomycin C
- Epirubicin
- Doxorubicin…
Sử dụng thuốc như thế nào phụ thuộc vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Sau khi đưa hóa chất vào bàng quang, các nhân viên y tế có thể tháo ống thông hay giữ để đó. Điều bạn cần làm đó là nhịn tiểu trong 1 đến 2 giờ. Việc này sẽ giúp hóa chất trị liệu được ở trong bàng quang lâu hơn và làm tăng hiệu quả điều trị. Trong một số trường hợp, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân thay đổi tư thế (như nằm sấp, ngửa, ngồi…) để đảm bảo hóa chất có thể tiếp xúc được toàn bộ niêm mạc bàng quang.
Sau đó, khi hết thời gian điều trị, nhân viên y tế sẽ hút hóa chất ra và tháo ống thông và bạn có thể đi tiểu một cách thoải mái để thải hóa chất ra ngoài. Nếu như bạn sống gần bệnh viện thì bạn có thể giữ hóa chất trong cơ thể lâu hơn và có thể về nhà rồi mới đi tiểu.
5. Những lưu ý sau khi hóa trị liệu ung thư bàng quang
- Bạn nên thông báo với bác sĩ điều trị khi có các phản ứng phụ hay các tác dụng phụ.
- Nên uống nước 2 – 3 lít nước một ngày giúp cho quá trình đào thải hóa chất được tốt hơn.
- Khi đi vệ sinh, bệnh nhân nên cẩn thận không để nước tiểu tiếp xúc với da vì như vậy có thể gây ngứa hay kích ứng da.
- Người bệnh nên rửa tay và vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh để tránh gây viêm nhiễm do hóa chất gây nên.
- Bạn sẽ gặp ít tác dụng phụ hơn khi nếu điều trị một lần đưa thuốc vào bàng quang thay vì sử dụng hóa chất đưa vào trong đường tĩnh mạch, do hóa chất điều trị sẽ có xu hướng ở bàng quang, có rất ít trong số đó sẽ di chuyển vào máu.
6. Những tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư bàng quang
Khi điều trị ung thư bàng quang bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
Kích thích bàng quang: Hóa trị có thể gây kích thích bàng quang của bệnh nhân. Người bệnh có thể cảm thấy như thể bạn bị nhiễm trùng hệ tiết niệu (viêm bàng quang). Điều này có thể khiến cho bạn:
- Đi tiểu rất thường xuyên
- Đi tiểu khẩn cấp
- Cảm thấy không thoải mái
- Cảm thấy đau
- Xuất hiện máu trong nước tiểu của bạn
Người bệnh có thể bị chảy máu một chút: hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu:
- Chảy máu ngày càng nặng
- Có xuất hiện cục máu đông trong nước tiểu của bạn
Bất thường trong nước tiểu sau điều trị hóa trị ung thư bàng quang:
- Bạn bị đau dữ dội khi đi tiểu
- Bạn không thể đi tiểu hay bị đau nặng khi đi tiểu
Phát ban da và ngứa: Bạn có thể bị phát ban ở tay hay chân trong một thời gian ngắn sau khi điều trị hóa trị. Các dấu hiệu của phát ban da có thể bị đó là đỏ, ngứa, đau và nếu các triệu chứng này tăng thì việc cần thiết là bạn phải liên hệ với bác sĩ cũng như y tá để được tư vấn kịp thời.
Sự nhiễm trùng: Một số hóa trị liệu trên bàng quang có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng do đặt ống thông vào. Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe, đau dữ dội và nước tiểu có mùi hôi hay xuất hiện máu kèm theo bị sốt thì bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Dị ứng: Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị dị ứng với hóa trị. Tuy nhiên phản ứng này cũng khá là hiếm. Nếu nó xảy ra, các bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc để kiểm soát phản ứng. Chính vì vậy bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị bất kỳ lúc nào nếu như bạn cảm thấy không ổn sau điều trị hóa chất.
Trên đây là một số tác dụng phụ sau khi hóa trị liệu ung thư bàng quang một lần bằng việc đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang qua niệu đạo.
Bên cạnh đó còn một số tác dụng phụ khác khi hóa trị liệu ung thư bàng quang bằng phương pháp đưa hóa chất vào đường tĩnh mạch phải kể đến như:
- Mệt mỏi, buồn nôn.
- Đau, khô miệng, vị giác bị thay đổi, thèm ăn nhưng lại mất đi cảm giác ngon miệng…
- Rụng tóc, móng.
- Rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón.
- Có thể xuất hiện các vết bầm tím hay xuất huyết dưới da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khó thở.
Bài viết trên đây một số kiến thức về hóa chất điều trị ung thư bàng quang. Người bệnh sẽ thấy lạc quan hơn khi tìm và hiểu thêm về các phương pháp điều trị tốt nhất cho chính mình cũng như người thân khi mắc bệnh. Bệnh nhân nên đi khám kiểm tra sức khỏe nếu như thấy dấu hiệu bất thường nào vùng bụng dưới. Người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để biết chắc chắn mình khỏe mạnh.
Xem thêm >>> Yếu tố nào tác động đến chi phí hóa trị ung thư?
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF