Mách bạn 5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Trầu không là một loại lá quen thuộc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Có nhiều bài thuốc dân gian được lưu truyền sử dụng lá trầu không để điều trị viêm phế quản mãn tính rất tốt. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin về cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Người mẹ có con trai ung thư máu tìm thấy nụ cười
- Viêm phế quản mãn tính là gì? Nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không?
Nội dung bài viết
Đặc tính của lá trầu không
Trầu không hay còn gọi là trầu, trầu cay là loại cây thân leo thuộc họ hồ tiêu. Bộ phận được dùng làm thuốc là lá trầu không. Lá trầu có hình bầu tim, mọc so le, có chứa nhiều tinh dầu. Thành phần tinh dầu có trong lá trầu không chiếm tỷ lệ 0,8-1,8% thậm chí lên đến 2,4%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là các hợp chất thuộc nhóm terpenoid và các hợp chất là dẫn xuất của phenol.
Các dẫn xuất phenol có trong tinh dầu mang lại các tác dụng cho lá trầu không như kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa tế bào, giúp giảm độc tính tế bào. Chính vì thế, tinh dầu dẫn xuất của lá trầu không có đặc tính như một loại kháng sinh tự nhiên.
Theo y học cổ truyền lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, quy kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng. Dân gian thường sử dụng lá trầu không để điều trị nhiều bệnh lý như đau bụng, đầy hơi, đánh gió trị cảm mạo, nấu nước tắm trị rôm sảy, trị đau răng, viêm chân răng có mủ,…
Xem ngay >>> Ung thư phổi nên ăn quả gì? Thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng?
Tác dụng của lá trầu không với bệnh viêm phế quản mãn tính
Theo y học hiện đại lá trầu không mang lại rất nhiều hiệu quả đối với bệnh viêm phế quản. Với hàm lượng tinh dầu lớn trong lá trầu không có tác dụng làm giảm nhẹ những triệu chứng của viêm phế quản mãn tính như: cổ họng có đờm, khò khè, khó thở, sốt, ớn lạnh, đau tức ngực. Bên cạnh đó, hợp chất dẫn xuất phenol có trong lá trầu không là Betel và chavico có vai trò như kháng sinh tự nhiên, giúp kìm hãm và tiêu diệt các vi khuẩn có hại như liên cầu, tụ cầu, song cầu, trực trùng coli. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp ức chế hoạt động của một số loại virus.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không quy kinh phế, có tác dụng khu phong tán hàn, dụng trung hành khí, chỉ khái, hóa đàm. Thông qua đó, sử dụng lá trầu không mang lại nhiều công dụng giúp giảm đờm, giảm ho, giảm tình trạng khó thở khò khè, hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý về phổi như hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng,…
Tổng hợp 5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không nguyên chất
Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không khoảng 5-8 lá, rửa sạch sau đó đem giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt bằng một miếng vải sạch. Bạn dùng trực tiếp nước cốt lá trầu không để uống hàng ngày, mỗi ngày 2 lần sáng và tối để điều trị viêm phế quản mãn tính. Khi sử dụng, bạn cần kiên trì, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần dần.
Tuy nhiên, vị lá trầu không tươi có hương cay nồng và khá hắc. Nếu nếu áp dụng với trẻ em sẽ hơi khó sử dụng. Nếu không áp dụng được theo phương pháp này, bạn có thể áp dụng bằng các cách khác dưới đây.
Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không kết hợp mật ong
Mật ong là một vị thuốc quen thuộc có thể giúp trung hòa vị cay nồng, khó uống của lá trầu không tươi. Vị ngọt của mật ong kết hợp với lá trầu không sẽ giúp bạn dễ sử dụng hơn. Bên cạnh đó, mật ong cũng có tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp cổ họng dễ chịu hơn và giúp tăng hiệu quả điều trị viêm phế quản hơn.
Bạn cần chuẩn bị 10 lá trầu không rửa sạch để ráo nước sau đó cho vào một cốc nước sôi. Bạn để ngâm lá trầu không trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó vắt kiệt lá trầu lấy nước cốt rồi bỏ bã. Cuối cùng, bạn cho thêm khoảng 4 thìa mật ong vào cốc nước cốt lá trầu khuấy đều rồi chia làm 2 bữa sử dụng sáng và tối.
Kết hợp lá trầu không, nhục đậu khấu và đinh hương điều trị viêm phế quản mãn tính
Lá trầu không kết hợp thêm nhục đậu khấu và đinh hương giúp làm tăng hiệu quả điều trị viêm phế quản mãn tính, đồng thời giúp tan đờm và giảm được các cơn ho dai dẳng.
Bạn cần chuẩn bị 10g lá trầu không, 5g nhục đậu khấu và 5g đinh hương rồi mang các nguyên liệu đi rửa sạch. Sau khi rửa sạch, bạn cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun cùng 300ml nước lọc. Bạn đun sôi sau đó để lửa nhỏ thêm 10 phút rồi tắt bếp để nguội, bạn chắt lấy phần nước để sử dụng uống làm 3 lần trong ngày. Với bài thuốc này, bạn nên sử dụng liên tục 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bắt đầu cải thiện giảm dần.
Lá trầu không kết hợp củ gừng tươi
Gừng tươi là một gia vị quen thuộc cũng là một vị thuốc mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Các hoạt chất trong gừng tươi như zingiberene, sesquiphellandrene, beta-bisabolene, gingerols, shogaols, beta-sesquiphellandrene… mang lại tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giúp cải thiện các triệu chứng về bệnh hô hấp rất tốt. Gừng tươi kết hợp với lá trầu không giúp điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính hiệu quả hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm 10 lá trầu không và một củ gừng tươi. Gừng tươi sau khi rửa sạch và cạo vỏ, bạn mang đi thái lát mỏng. Lá trầu không rửa sạch, sau đó bạn cũng thái nhỏ rồi cho vào cối cùng gừng thái lát giã nát. Cuối cùng, bạn dùng miếng vải sạch chắt lấy nước cốt lá trầu không và gừng giã nát rồi sử dụng. Bạn nên sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 5-6 ngày, một ngày uống 2 lần để thấy được hiệu quả.
Lá trầu không kết hợp củ hành tăm giúp điều trị viêm phế quản mãn tính
Củ hành tăm kết hợp với lá trầu không sẽ giúp tăng hiệu quả giảm triệu chứng ho, ớn lạnh của viêm phế quản mãn tính.
Bạn cần chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không và 2-4 củ hành tăm,sau đó rửa sạch để khô nguyên liệu. Hành tăm và trầu không bạn đều thái nhỏ sau đó cho vào cối để giã nhuyễn. Cuối cùng, bạn cho thêm khoảng 250ml nước sôi vào hỗn hợp, để ngâm 20 phút rồi chắt lấy nước cốt để sử dụng. Với bài thuốc này, mỗi ngày bạn nên uống 2 lần và uống liên tục trong 8-10 ngày để cảm nhận hiệu quả.
Xem ngay >>> Ung thư phổi di căn hạch là gì? Và những thông tin cần biết
Lưu ý khi chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không là những bài thuốc dân gian lành tính và an toàn nếu như bạn sử dụng đúng cách. Trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Khi lựa chọn lá trầu không để sử dụng, bạn cần lưu ý chọn những lá trầu già, màu xanh đậm vì lá già chứa nhiều tinh dầu hơn và có tính kháng viêm, kháng khuẩn nhiều hơn.
- Những người có tiền sử bệnh lý dạ dày không nên sử dụng bài thuốc lá trầu không và mật ong thường xuyên vì có thể gây kích ứng, khó chịu cho dạ dày.
- Nếu sử dụng bài thuốc này cho trẻ em cần thận trọng, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng phù hợp cho trẻ. Ba mẹ vẫn cần phải tuân theo chỉ định định bác sĩ đưa ra, không nên tự ý bỏ điều trị về nhà sử dụng lá trầu không để chữa bệnh.
- Nếu trong các đợt cấp của bệnh, người bệnh có những triệu chứng nặng như khó thở nhiều, sốt, ho đờm nhiều, cần ưu tiên điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ trong bệnh viện là tốt nhất.
- Trong quá trình sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh mà thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần ngưng sử dụng. Hoặc sau khi điều trị một thời gian mà các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến bệnh để điều trị theo phác đồ phù hợp hơn.
Trên đây là tổng hợp 5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không bạn có thể tham khảo. Khi sử dụng các bài thuốc này tại nhà, bạn cần lưu ý thêm một số thông tin, tốt nhất bạn cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và tuân thủ đầy đủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ đưa ra.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: