[Hỏi đáp] Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cholesterol là một chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Và nếu chỉ số cholesterol trong máu ở mức bình thường thì không có gì nguy hiểm nhưng nếu cholesterol cao vượt ngưỡng thì có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mắc. Vậy để biết chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường thì mời bạn cùng GENK STF đọc bài viết sau đây để có câu trả lời chi tiết nhất.

Xem thêm:

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là 1 chất giống như sáp, có trong tất cả các tế bào trong cơ thể bạn. Cơ thể cần cholesterol để có thể tạo ra hormone, vitamin D và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như giúp tiêu hóa thức ăn. Cơ thể tạo ra khoảng 80% lượng cholesterol cần thiết và phần còn lại đến từ các nguồn thực phẩm như lòng đỏ trứng, thịt và phô mai.

Nếu như bạn có quá nhiều cholesterol trong máu thì nó có thể kết hợp với các chất khác trong máu để hình thành mảng bám trong lòng động mạch. Sự tích tụ của các mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch. Nó có thể gây ra bệnh động mạch vành, gây đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Cholesterol sẽ không thể tự di chuyển trong máu mà nó sẽ được gắn với các hạt protein có tên gọi lipoprotein. Các loại lipoprotein khác nhau sẽ có mục đích khác nhau, cụ thể là:

  • HDL là viết tắt của lipoprotein mật độ cao hay còn được gọi là cholesterol “tốt” vì nó mang cholesterol từ các bộ phận khác của cơ thể để trở lại gan. Gan sau đó sẽ loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi khỏi cơ thể.
  • LDL là viết tắt của lipoprotein mật độ thấp hay còn được mệnh danh là cholesterol “xấu” bởi vì mức LDL cao dẫn đến sự tích tụ mảng bám ở trong động mạch.
  • VLDL là viết tắt của lipoprotein có mật độ rất thấp. Một số người cũng gọi VLDL là cholesterol “xấu” bởi vì nó cũng góp phần vào sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Tuy nhiên, VLDL và LDL khác nhau ở điểm VLDL chủ yếu mang triglyceride còn LDL sẽ chủ yếu mang cholesterol.
  • Triglycerid là loại chất béo trung tính đến chủ yếu từ nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Nếu hàm lượng nó quá cao, nó cũng sẽ gây hại cho cơ thể.
Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?

2. Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?

Hiệp hội Tim mạch của Mỹ khuyến cáo rằng, tất cả người trưởng thành nên kiểm tra cholesterol mỗi 4 đến 6 năm/lần khi được 20 tuổi. Bởi vì đây là thời điểm nồng độ cholesterol bắt đầu tăng.

Khi chúng ta già đi thì mức cholesterol có xu hướng tăng lên. Đàn ông sẽ thường có nguy cơ cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ của 1 người phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh. Đối với những người có cholesterol cao thì nên xét nghiệm chỉ số cholesterol thường xuyên hơn.

Biểu đồ cholesterol cho người lớn

Theo hướng dẫn năm 2018 về quản lý lượng cholesterol trong máu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (viết tắt là JACC) , dưới đây là những số đo cholesterol được chấp nhận ở người lớn. Tất cả các giá trị bên dưới được tính bằng mg/dL.

 Cholesterol toàn phầnHDLLDLTriglycerid
Tốt< 200– Lý tưởng: ≥ 60- Nam: ≥ 40- Nữ: ≥ 50Lý tưởng: < 100< 70 nếu có bệnh động mạch vành< 149
Đường biên giới200  – 239không có130 – 159150 – 199
Cao> 240không có> 160> 200
ThấpKhông có< 40không cókhông có

Cholesterol ở trẻ em

Trẻ em mà thường xuyên hoạt động thể chất, có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, không bị thừa cân cũng như không có tiền sử gia đình bị cholesterol cao thì nguy cơ bị cholesterol cao sẽ thấp hơn .

Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị rằng, tất cả các trẻ em nên kiểm tra cholesterol trong độ tuổi từ 9 – 11 và sau đó nên kiểm tra lại ở độ tuổi từ 17 – 21.

Trẻ em có các yếu tố nguy cơ cao như bị bệnh tiểu đường hay có tiền sử gia đình có cholesterol cao thì nên được kiểm tra ở độ tuổi từ 2 – 8 và kiểm traa một lần nữa trong độ tuổi 12 – 16.

Bên dưới đây là mức cholesterol khuyến nghị cho trẻ em theo JACC. Tất cả các giá trị dưới đây được tính bằng mg/dL.

 Cholesterol toàn phầnHDLLDLTriglycerid
Tốt< 170> 45< 110< 75 ở trẻ 0 – 9 tuổi< 90 ở trẻ từ 10 – 19
Đường biên giới170 – 19940 – 4511075 – 99 ở trẻ 0 – 9 tuổi90 – 129 ở trẻ từ 10 – 19
Cao> 200không có> 130≥ 100 ở trẻ 0 – 9 tuổi> 130 ở trẻ từ 10 – 19
Thấpkhông có< 40không cókhông có

3. Bị cholesterol cao thì phải làm sao?

Tin tốt cho đối tượng bị cholesterol cao đó là thay đổi lối sống sẽ có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng cholesterol cao. Điều này khá đơn giản và có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi.

Tập thể dục: Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn giảm cân và tăng cholesterol HDL. Mục tiêu là tập 30 đến 60 phút/ngày với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như là đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Ăn nhiều chất xơ: Việc bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn sẽ có thể hữu ích. Thay thế bánh mì trắng và mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp giảm cholesterol.

Ăn chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh bao gồm có dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Các chất béo này sẽ không làm tăng chỉ số LDL của bạn.

Hạn chế lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày: Việc giảm lượng thực phẩm giàu chất béo bão hòa như phô mai, sữa nguyên chất và thịt đỏ giàu chất béo sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

Bỏ hút thuốc lá: Việc bỏ hút thuốc làm giảm cholesterol HDL. Do đó, bạn hãy bỏ thuốc lá vì lợi ích sức khỏe.

4. Những lưu ý phòng ngừa cholesterol cao

Để duy trì chỉ số mỡ máu bình thường cũng như ngừa bệnh mỡ máu cao, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Và theo đó, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:

4.1. Giảm tổng năng lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày để duy trì chỉ số BMI phù hợp

Đối với những người thừa cân béo phì thì cần phải giảm năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày từ từ và khoảng 30 kcal mỗi tuần cho đến khi BMI về mức bình thường. Tuy nhiên bạn tuyệt đối nói không với việc giảm cân bằng các loại dược phẩm, thuốc Nam, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…

4.2. Giảm chất béo, giảm lượng cholesterol

Trong khẩu phần ăn hàng ngày thì lượng chất béo chỉ nên chiếm khoảng 15 đến 20%, nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo như là đồ ăn chiên rán, bơ, sữa, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt …

4.3. Tăng lượng protein

Các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt thăn lợn, cá và đậu là những thực phẩm chứa nhiều protein mà bạn nên ăn. Các loại sản phẩm từ đậu nành có chứa nhiều estrogen hay isoflavon giúp làm giảm đáng kể cholesterol cũng là những thực phẩm nên tăng cường vào cho bữa ăn hàng ngày để giúp phòng ngừa mỡ máu cao.

4.4. Tăng axit béo chưa no

Chế độ ăn chứa nhiều axit béo chưa no đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol. Các loại axit béo như omega 3, omega 6 có trong cá béo, các loại dầu thực vật cũng có tác dụng rất tốt trong giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh tim mạch và huyết áp.

4.5. Tăng cường chất xơ

Trong thực đơn để phòng ngừa mỡ máu cao thì không thể thiếu các loại rau quả chứa nhiều chất xơ bởi vì chất xơ có công dụng loại bỏ cholesterol cũng như chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn nên phối hợp nhiều loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày để giúp làm giảm cholesterol trong máu.

Ngoài ra, bạn cần phải tăng cường vận động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về vấn đề cholesterol bao nhiêu là bình thường. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân bạn và những người xung quanh.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: