Chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư như thế nào?
Chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư như thế nào là vấn đề mà được người bệnh rất quan tâm. Người bệnh ung thư nên ăn gì và không ăn các thực phẩm nào để ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư. Và trong quá trình điều trị người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào. Bài viết sau đây GENK STF sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư cho người bệnh.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Xạ trị ung thư gan bao nhiêu tiền, cách giảm tác dụng phụ như thế nào?
- Xạ trị ung thư cổ tử cung bao tiền, có đau không, những lưu ý
Nội dung bài viết
1. Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư điều trị xạ trị
Điều trị bằng xạ trị là liệu giúp cho bệnh nhân ung thư kéo dài thời gian sống và để có thể kìm hãm sự phát triển của khối u.
Tuy nhiên, quá trình xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn với các tác dụng phụ phải kể đến như: ăn kém, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau miệng và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân đang điều trị xạ trị nên lập kế hoạch chế độ ăn uống trong quá trình xạ trị sao cho phù hợp. Bên cạnh đấy, cơ thể của bệnh nhân cũng cần rất nhiều năng lượng để có thể đáp ứng được việc điều trị.
Do đó, người bệnh cần ăn các loại thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, có thể đáp ứng được quá trình điều trị và chống lại những tác dụng phụ do xạ trị ung thư gây ra.
2. Chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư
Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh khi đang điều trị xạ trị ung thư:
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày 5 đến 6 bữa/ngày.
- Nên ăn thường xuyên, ăn chậm và nhai kỹ.
- Nên sử dụng thức ăn dạng lỏng: Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng hay ăn kèm với nước sốt, nước thịt… Bên cạnh đó, việc sử dụng các thức ăn dạng mềm lỏng sẽ giúp làm giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa và giúp cho thức ăn được hấp thu tốt hơn.
- Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả và đặc biệt là cà rốt. Bởi rau xanh cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và cung cấp chất xơ cho bệnh nhân ung thư. Cà rốt có rất nhiều β – carotene, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, từ đó giúp ngăn ngừa sự biến đổi của các tế bào khỏe mạnh cũng như tham gia vào quá trình làm teo nhỏ các tế bào ung thư.
- Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà, rau, trứng, cá, sữa ít béo,… Các loại thực phẩm này giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và làm giảm tình trạng táo bón.
- Các thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân điều trị xạ trị phải kể đến như chuối, gạo trắng, bánh mì trắng, sữa chua vị vani hay sữa chua trắng. Có công dụng giúp giảm tình trạng tiêu chảy khi hóa trị cũng như giảm rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống cho bệnh nhân xạ trị nên ít muối, ít dầu mỡ, đồ ngọt: Chỉ nên sử dụng 3 đến 5g muối mỗi ngày, không dùng quá 20g dầu mỡ khi nấu ăn cho người xạ trị cũng như không quá 20g đường mỗi ngày.
Xem thêm >>> Tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương và những điều cần lưu ý
3. Giải quyết tình trạng chán ăn ở bệnh nhân xạ trị ung thư như thế nào?
3.1. Tình trạng chán ăn ở người bệnh điều trị xạ trị ung thư
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ các thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin cũng như khoáng chất – nước. Khối u ác tính sản sinh trong cơ thể sẽ tạo ra những chất làm ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Quá trình sử dụng chất đạm, bột đường hay chất béo của cơ thể bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là khi khối u xuất hiện ở dạ dày hay đường ruột. Bệnh nhân sẽ có giác no căng, đầy bụng, biếng ăn cũng như không cảm giác đói mặc dù cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất.
Bên cạnh đó những tác dụng phụ thường gặp do ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể khiến người bệnh gặp các tác dụng phụ như: táo bón, chán ăn, buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, khô miệng, đau và nhiễm khuẩn miệng, hầu họng, tiêu chảy, bạch cầu trong máu giảm, ít uống nước;…
Chán ăn là một trong những vấn đề hay gặp nhất khi đang xạ trị ung thư. Lo lắng tâm lý cùng với những nỗi sợ hãi mơ hồ cũng làm cho người bệnh không còn cảm giác ngon miệng và thèm ăn nữa. Tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn hay những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng càng không muốn ăn. Đối với một số người bệnh, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày nhưng với người khác tình trạng này có thể lâu hơn.
3.2. Làm thế nào để cải thiện tình trạng chán ăn?
Bệnh nhân điều trị ung thư và người nhà cần phải chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng dưới đây để cải thiện tình trạng chán ăn cho người bệnh.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Cách ăn này sẽ giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.
- Bổ sung thêm nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, trộn, xay nhuyễn, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền,…
- Chuẩn bị và dự trữ những thực phẩm hợp khẩu vị với người bệnh nhằm tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi bệnh nhân cảm thấy đói (như phô mai, bánh quy giòn, nho khô…).
- Bữa ăn sáng phải là bữa ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng chất đạm trong cả ngày.
- Ăn những thực phẩm có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu như bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm nặng mùi, nên sử dụng máy hút mùi và để cho thức ăn nguội bớt còn âm ấm rồi mới dùng (vì thức ăn đang nóng sẽ có mùi rất mạnh); nên mở nắp xoong nồi thức ăn để giảm bớt mùi trước khi mang vào phòng cho người bệnh. Giữ cho không khí trong phòng khi ăn thông thoáng và dễ chịu.
- Sáng tạo đổi món, đa dạng hóa trong khẩu phần cũng như các món tráng miệng.
- Trong lúc ăn nên thư giãn, giữ tinh thần vui vẻ và đồng thời bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn.
- Người bệnh nên tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với bản thân mình nhất.
Xem ngay >>> Cách khắc phục tác dụng phụ xạ trị ung thư vòm họng hiệu quả
4. Chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư – Bệnh nhân xạ trị ung thư nên ăn gì?
Người đang xạ trị nên ăn gì là câu hỏi mà bệnh nhân và người nhà hết sức quan tâm. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng của những bệnh nhân xạ trị ung thư là giữ được cân nặng của bệnh nhân và hạn chế tác dụng phụ của xạ trị ung thư. Và sau đây là một số hướng dẫn cụ thể về một số thực phẩm mà bệnh nhân xạ trị ung thư nên ăn:
- Các thực phẩm có chứa nhiều đạm protein: protein là nguồn dưỡng chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, bổ sung protein giúp người bệnh có khả năng phục hồi các tế bào bị tổn thương trong quá trình xạ trị. Bệnh nhân có thể phục hồi được ít nhất 10% lượng calo cần thiết hằng ngày từ protein. Một số thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân nên ăn như thịt gia cầm, trứng, sữa ít béo, các loại đậu, hạt…
- Các thực phẩm dễ nuốt, dạng lỏng hay xay nhuyễn: những bệnh nhân sau xạ trị sẽ thường gặp phải vấn đề như đau miệng hay khó nuốt bởi vậy nên những món ăn như mì sợi, bún, phở, súp hay phô mai rất phù hợp để cho người bệnh dễ dàng ăn uống và mùi vị cũng đa dạng dễ ăn.
- Các loại thực phẩm dễ ăn và tiện sử dụng: cần chuẩn bị sẵn các loại thực phẩm dễ ăn và hợp khẩu vị người bệnh mà có thể sử dụng dễ dàng khi đói như các loại phô mai, nho khô, bánh quy…
- Các loại rau và trái cây: nên bổ sung các loại rau có màu xanh sẫm, rau củ màu đỏ cam hay các loại đậu trong quá trình xạ trị ung thư như bắp cải, cà chua, cà rốt… Bên cạnh đó cũng có thể chế biến rau chủ dưới dạng rau hấp, trái cây đóng hộp để hợp khẩu vị với người bệnh hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hay ít béo: Sữa và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai hay sữa chua giúp cung cấp canxi, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nếu như người bệnh cần kiêng sữa hoặc có vấn đề khi tiêu hóa sử dụng các sản phẩm từ sữa, hãy thay thế bằng sữa đậu nành, hạnh nhân hay nước cốt dừa không đường.
- Các loại thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư: các loại thực phẩm chức năng này thường có công dụng giúp hỗ trợ điều trị ung thư trong quá trình xạ trị và giúp làm giảm các tác dụng phụ do quá trình xạ trị mang lại đồng thời nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Xem ngay >>> Giải đáp nghi vấn: Fucoidan có tác dụng phụ không?
5. Thực phẩm người bệnh không nên ăn khi điều trị xạ trị ung thư
Trong quá trình điều trị xạ trị người bệnh nên tránh sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:
- Tránh sử dụng những đồ ăn hay đồ uống gây nóng rát.
- Đồ ăn cay như sốt cay, món có ớt, cà ri.
- Đồ ăn hay thức uống giàu axit như cà chua, họ cam.
- Đồ ăn cứng, giòn như khoai tây chiên, ngô chiên,…
- Đồ uống có cồn.
- Đồ uống hay thực phẩm chứa cafein như cà phê, trà đen, soda, sô cô la.
- Thực phẩm hay đồ uống sinh khí gas như cải bắp, súp lơ xanh, sữa đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành.
- Đồ chiên rán hay thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho bạn về vấn đề chế độ ăn uống khi xạ trị ung thư. Hy vọng thông qua những kiến thức trên người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả