Tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương và những điều cần lưu ý

Xạ trị ung thư xương có những tác dụng phụ gì là băn khoăn của nhiều người bệnh khi không may mắc phải căn bệnh này. Ung thư xương là vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Và điều trị ung thư xương bằng xạ trị là phương pháp rất phổ biến hiện nay. Vậy để hiểu rõ những vấn đề xoay quanh xạ trị ung thư xương thì các bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu khái quát về ung thư xương

1.1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là bệnh lý xảy ra khi một khối u ác tính xuất hiện ở trong xương và sau đó khối u này sẽ dần phá hủy các mô xương khỏe mạnh. Ung thư xương có thể được chia thành 2 loại:

ung-thu-xuong
Xạ trị ung thư xương cột sống như thế nào?
  • Ung thư xương nguyên phát: Khối u xuất phát ban đầu từ trong các tế bào xương
  • Ung thư xương thứ phát: Khối u xuất phát từ cơ quan khác nhưng sau đó di căn đến xương.

1.2. Ung thư xương phát triển qua những giai đoạn nào?

Dựa vào mức độ phát triển của khối u, ung thư xương được phân chia thành 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển chậm, chưa lan từ xương đến các bộ phận khác.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn nhưng vẫn chưa lan ra bên ngoài xương.
  • Giai đoạn 3: Khối u xuất hiện tại ít nhất 2 vị trí ở trong cùng một xương.
  • Giai đoạn 4: Khối u lan rộng ra ngoài xương và xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể.

1.3. Nguyên nhân gây ra ung thư ở xương

Như đã đề cập ở bên trên, ung thư xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Trên thực tế, hầu hết những trường hợp bị mắc ung thư xương đều là hậu quả của quá trình di căn tế bào ung thư ở các bộ phận khác di chuyển sang xương. Và chỉ có một phần rất nhỏ trong số đó là ung thư xương nguyên phát.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của căn bệnh ung thư xương vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể gây nên ung thư xương bao gồm:

  • Do đột biến vật chất di truyền ADN khiến các tế bào phát triển và phân chia một cách không kiểm soát được.
  • Do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa như khi tiến hành xạ trị.
  • Do chấn thương hay gặp tai nạn khiến xương bị tổn thương nhưng không thể điều trị dứt điểm.

2. Triệu chứng của ung thư xương như thế nào?

Những triệu chứng của bệnh ung thư xương thường sẽ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các triệu chứng của bệnh thường rất mờ nhạt và khó nhận biết, thông thường sẽ có một số dấu hiệu sau:

  • Xương yếu đi
  • Đau xương
  • Đi lại khó khăn
  • Những người ở độ tuổi ngoài 30 thường cảm thấy đau mỏi chân tay
  • Các chi có dấu hiệu yếu đi, tê liệt hay đau nhói do bị các khối u chèn ép lên tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh.
  • Cảm thấy có 1 vùng xương ấm hơn

Trong các giai đoạn sau, thường là giai đoạn III và IV, bệnh ung thư xương tiến triển nặng hơn và các triệu chứng cũng xuất hiện cũng rõ rệt hơn rất nhiều, bao gồm:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và nhanh bị kiệt sức
  • Toát mồ hôi bất thường
  • Chán ăn, sụt cân
  • Xuất hiện hạch ngoại vi
  • Sốt cao kéo dài và không rõ nguyên nhân
  • Bị táo bón, nôn ói
  • Lú lẫn
  • Da xanh tái và nhợt nhạt
  • Các vết thương dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra
  • Bị xuất huyết dưới da

3. Ung thư xương có điều trị được không?

Đa số những người bệnh bị mắc ung thư xương đều có chung một tâm lý hoang mang lo sợ và không biết liệu có thể điều trị được căn bệnh này hay không. Mặc dù đây là một trong những bệnh ung thư hết sức nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì có thể mang lại khả năng sống sót cao cho người bệnh.

Để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị ung thư xương thích hợp cho từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ dựa trên những chẩn đoán bệnh ban đầu. Một số các xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện, bao gồm có:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Chụp X-quang
  • Scan xương
  • Chụp cắt lớp phát xạ (chụp PET)
  • Sinh thiết xương

Bên cạnh đó, để có thể lựa chọn một phương pháp điều trị ung thư xương hợp lý cho người bệnh còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Người bệnh mắc loại ung thư xương nào?
  • Vị trí của ung thư
  • Mức độ phát triển của các tế bào ung thư
  • Ung thư khu trú tại chỗ hay đã lây lan sang cơ quan khác

3. Các phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến hiện nay

Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng cho mọi loại bệnh ung thư và trong đó có cả ung thư xương:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp triệt căn, phương pháp này giúp loại bỏ các phần lớn các tế bào ung thư. Đối với ung thư xương, phẫu thuật không chỉ loại bỏ những khối u mà còn bao gồm cả tế bào khỏe mạnh xung quanh nó. Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã giúp làm giảm nguy cơ cắt cụt chi được thực hiện cho những người bị ung thư xương. Những ca phẫu thuật như vậy thường đòi hỏi phải phục hình bằng tấm kim loại hay xương từ các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị ung thư ở những nơi không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì phương pháp cắt cụt chi có thể là phương án điều trị tốt nhất.

Liệu pháp sử dụng thuốc

Liệu pháp sử dụng thuốc là liệu pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách sử thuốc. Một số đường dùng thuốc có thể bao gồm tiêm tĩnh mạch, dạng uống (viên nang). 

Hóa trị

Là phương pháp điều trị sử dụng thuốc để nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, giữ cho các tế bào ung thư không phát triển, làm chậm quá trình phân phân chia tế bào. Các loại ung thư xương có tốc độ  nhanh thường được điều trị bằng hóa trị trước khi phẫu thuật. Đối với hầu hết các khối u cấp cao, bác sĩ ung thư có thể cho hóa trị trong 3 đến 4 chu kỳ trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u nguyên phát và giúp loại bỏ dễ dàng hơn. Hóa trị trước khi phẫu thuật cũng có thể giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh vì nó phá hủy các tế bào ung thư đã di căn từ khối u ban đầu. Hóa trị gồm có 2 loại:

  • Liệu pháp nhắm trúng đích: phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư đồng thời giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.
  • Liệu pháp miễn dịch: hay được gọi là liệu pháp sinh học, phương pháp này có tác dụng giúp làm tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư.

Xạ trị

Hầu hết các loại bệnh ung thư xương đều không dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ và cần phải sử dụng liều cao. Tuy nhiên, xạ trị liều cao có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh gần đó, cũng như các cấu trúc của các cơ quan quanh khu vực xạ trị (như dây thần kinh và mạch máu).

Đây là lý do vì sao xạ trị không được sử dụng như một phương pháp điều trị chính cho hầu hết các loại khối u xương, tuy nhiên vẫn cần thiết xạ trị ung thư xương trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt là xạ trị để giúp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật.

4. Xạ trị ung thư xương có những loại nào?

Các loại phóng xạ đặc biệt được sử dụng phổ biến nhất để điều trị ung thư xương đó là:

  • Liệu pháp xạ trị với cường độ cao (IMRT) là một hình thức tiên tiến của xạ trị chùm tia ngoài. Với phương pháp này, có thể điều chỉnh cường độ của chùm tia. Bức xạ sau đó sẽ được chuyển đến khối u từ nhiều hướng để giảm lượng phóng xạ đi qua các tế bào khỏe mạnh. Chính điều này làm cho phương pháp này có thể làm hạn chế tổn thương cho các mô bình thường trong khi tăng liều bức xạ cho bệnh ung thư.
  • Bức xạ chùm tia proton là 1 dạng bức xạ đặc biệt có sử dụng năng lượng từ các hạt proton thay vì tia X thông thường để tiêu diệt các tế bào ung thư. Proton là các hạt mang điện tích dương được tìm thấy bên trong tất cả các nguyên tử. Chính điều này sẽ cho phép sử dụng một liều phóng xạ cao đưa vào khối u mà không gây tổn thương các mô bình thường xung quanh nó. Ngoài ra, phương pháp xạ trị bằng tia proton còn đòi hỏi thiết bị chuyên dụng cao và thường không phổ biến.
xa-tri-ung-thu-xuong
Xạ trị ung thư xương có những loại nào?

5. Các tác dụng phụ khi điều trị xạ trị ung thư xương

Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ. Điều này có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng vùng cơ thể có khối u bị chiếu xa. Ví dụ, mọi người thường không bị rụng tóc khi xạ trị, trừ trường hợp mà xạ trị vào đầu.

Tác dụng phụ thường gặp của xạ trị bao gồm:

  • Các vấn đề về da: Một số người sau khi xạ trị có thể gặp phải tình trạng khô da, ngứa, phồng rộp hay bị bong tróc. Những tác dụng phụ này phụ thuộc vào vị trí của cơ thể được xạ trị. Các vấn đề về da sẽ thường biến mất một vài tuần sau khi kết thúc điều trị. Nếu như tổn thương da trở nên quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thay đổi phác đồ điều trị.
  • Mệt mỏi: Người bệnh sau xạ trị sẽ có cảm giác mệt lả hoặc kiệt sức gần như mọi lúc. Mức độ mệt mỏi sẽ thường phụ thuộc vào kế hoạch điều trị. Ví dụ, xạ trị kết hợp với hóa trị liệu thì có thể dẫn đến bị mệt mỏi nhiều hơn.
  • Tác dụng phụ lâu dài: Hầu hết các tác dụng phụ của xạ trị biến mất sau khi điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ có thể tiếp tục kéo dài, tái phát, hoặc bị tiến triển nặng hơn sau đó. Chúng được gọi là tác dụng phụ muộn. Một ví dụ đó là sự xuất hiện của bệnh ung thư thứ phát. Đó là bệnh ung thư mắc mới sau khi điều trị ung thư ban đầu. Nguy cơ của tác dụng phụ này thường là rất thấp và rủi ro thường nhỏ hơn lợi ích của việc điều trị ung thư hiện có (ung thư nguyên phát).

Trên đây là những thông tin về phương pháp xạ trị ung thư xương mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức về phương pháp điều trị ung thư xương kể trên sẽ hữu ích với bạn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI – GHV

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7