[Giải đáp] Bướu tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không?
Bướu tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi mắc phải căn bệnh này. Có một thực tế không thể phủ nhận là đó là hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỷ lệ bị vô sinh đang ngày càng gia tăng. Một trong số nguyên nhân ấy thì phải kể đến các bệnh lý về tuyến giáp. Vậy để biết bướu tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư
- [Mách bạn] Bệnh nhân bị bướu cổ lành tính kiêng ăn gì?
- Bướu giáp đa nhân không độc là bệnh gì? Chẩn đoán như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp
1.1. Tuyến giáp nằm ở vị trí nào và có chức năng gì?
Trong cơ thể, tuyến giáp là 1 tuyến nội tiết quan trọng lớn nhất. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, ngang hàng với các đốt xương C5 – T1, có hình con bướm, trọng lượng khoảng 10 đến 20g, phía trước có cơ thịt và lớp da và phía sau giáp với khí quản.
Chức năng chính của tuyến giáp bao gồm có:
- Giúp tăng cường sự co bóp và kích thích hoạt động của tim.
- Kích thích sinh trưởng phát dục và tăng cường trao đổi chất.
- Giúp làm tăng đường huyết và quá trình tạo nhiệt.
- Tác động tới hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục.
- Kích thích hệ thần kinh phát triển và hoàn thiện hơn.
1.2. Các bệnh lý tuyến giáp
Bệnh lý tuyến giáp phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới và đặc biệt là phụ nữ trước độ tuổi mãn kinh. Một số bệnh lý về tuyến giáp thường gặp nhất là:
- Cường giáp.
- Bướu nhân.
- Viêm tuyến giáp Hashimoto.
- Suy giáp.
- Ung thư tuyến giáp.
1.3. Bệnh bướu tuyến giáp là gì?
Bướu tuyến giáp (hay còn gọi là bướu cổ) là bướu mà xuất phát từ tuyến giáp còn gọi là bướu tuyến giáp. Bướu tuyến giáp bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm tuyến giáp, bướu lành, Basedow, ung thư… Bướu giáp có thể làm thay đổi chức năng tuyến giáp dẫn đến cường giáp hay suy giáp. Nguyên nhân dẫn đến bướu tuyến giáp có thể bao gồm:
- Thường gặp là do thiếu hụt iod
- Do bẩm sinh hay bệnh lý tự miễn
- Đặc biêt phụ nữ có thai và đang cho con bú .
Những dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bao gồm có: Cổ phình to, sụt cân hoặc tăng cân, rụng tóc, mất ngủ, run tay, đổ mồ hôi, hồi hộp,… Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, do đó người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định dấu hiệu bệnh bướu cổ chính xác nhất.
Theo thống kê thì tỷ lệ bướu cổ ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới và đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi 36 – 55. Phần lớn các trường hợp bướu cổ là lành tính có thể điều trị mà không cần phẫu thuật.
2. Bướu cổ có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Theo số liệu thống kê, trên thế giới thì trung bình cứ 8 phụ nữ sẽ có 1 người gặp các vấn đề về tuyến giáp đặc biệt là bướu tuyến giáp. Các bệnh này sẽ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở phụ nữ bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt: Một trong những chức năng quan trọng của tuyến giáp đó là giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Quá nhiều hay quá ít hormon tuyến giáp thì sẽ có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi bất thường. Ngoài ra, các bệnh tuyến giáp còn có thể gây ra hiện tượng tắt kinh hay vô kinh trong một tháng, 2 tháng và thậm chí là lâu hơn. Nếu như các rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra bệnh tuyến giáp, thì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến khác, bao gồm trong đó có cả buồng trứng. Chính điều này có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm ở nữ giới (trước 40 tuổi).
- Khó thụ thai: Bệnh bướu tuyến giáp phát triển sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và từ đó đến sự rụng trứng không đều đặn. Trong đó đặc biệt phải kể đến là cường giáp và suy giáp đều có thể gây tình trạng khó thụ thai. Nguyên nhân là do hormon tuyến giáp sẽ làm thay đổi cân bằng hormon nội tiết tố trong cơ thể và tác động làm thay đổi quá trình rụng trứng. Suy giáp cũng có thể khiến cơ thể tiết ra prolactin (đây là hormon kích thích sữa mẹ) nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều lượng prolactin có thể gây cản trở rụng trứng, người bệnh có thể bị thiểu kinh hoặc vô kinh.
- Các vấn đề trong khi mang thai: Các bệnh lý tuyến giáp cũng đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra vấn đề sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.
Đôi khi, các triệu chứng của bệnh tuyến giáp cũng bị nhầm lẫn với triệu chứng mãn kinh. Bên cạnh đó, bệnh tuyến giáp cũng có xu hướng phát triển nhanh hơn sau khi mãn kinh.
3. Phụ nữ mắc bệnh bướu tuyến giáp có thể mang thai không?
3.1. Khả năng mang thai của nữ giới mắc bệnh bướu tuyến giáp
Mặc dù không thể phủ nhận là bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của người phụ nữ tuy nhiên khi các rối loạn tuyến giáp được kiểm soát bởi phác đồ điều trị hiệu quả thì các chị em vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Nhiều trường hợp chị em còn có thể mang thai và sinh con trong thời gian điều trị khi được các bác sĩ nội tiết theo dõi và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Một điều đáng nói nữa đó chính là hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp đều an toàn đối với thai nhi nên thai phụ bị bệnh lý này có thể yên tâm điều trị. Điều quan trọng là, trước khi mang thai thì nữ giới mắc bệnh tuyến giáp cần tái khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp tầm soát tốt các vấn đề do các bệnh tuyến giáp gây ra.
3.2. Biện pháp phòng ngừa bệnh bướu tuyến giáp
- Không nên tăng hay giảm cân đột ngột.
- Tránh căng thẳng, stress trong 1 thời gian dài.
- Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ để được chẩn đoán đúng bệnh.
- Duy trì giấc ngủ điều độ, đủ giấc.
- Có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các loại dưỡng chất
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bướu tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không. Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản do đó người bệnh đừng chủ quan mà hãy đến bệnh viện thực hiện thăm khám định kỳ để kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị