Bướu giáp đa nhân không độc là bệnh gì? Chẩn đoán như thế nào?

Bướu giáp đa nhân không độc (bướu giáp đa nhân lành tính) là một bệnh phổ biến của tuyến giáp. Đây là bệnh lành tính nên đa số mọi người ít quan tâm đến chúng. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài thì chúng sẽ phát triển to và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy bướu giáp đa nhân không độc là gì và được chẩn đoán như thế nào những thông tin đó sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây của GENK STF.

Xem thêm:

1. Bướu giáp đa nhân là gì?

buou-giap-khong-doc
Bướu giáp đa nhân không độc là gì?

Tuyến giáp là 1 cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp có hình dạng con bướm nằm ở phía trước cổ. Đây là nơi sản xuất ra hormone tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể. Mặc dù, tuyến giáp có chức năng quan trọng nhưng cơ quan này rất dễ bị bệnh và một trong các bệnh đó là bướu giáp đa nhân.

Bướu giáp đa nhân là tình trạng bên trong tuyến giáp có hình thành các nhân (thường có từ 3 đến 4 nhân) và có kèm theo triệu chứng to vùng cổ. Hay có vài trường hợp có thể làm tăng hoặc giảm chức năng của tuyến giáp khiến cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng suy giáp hay cường giáp. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Và trong đa số các trường hợp bướu giáp đa nhân là lành tính thường rất hiếm khi tiến triển thành ung thư.

2. Bướu giáp đa nhân không độc là gì?

Bướu giáp đa nhân được chia thành hai loại là bướu giáp đa nhân ác tính và bướu giáp đa nhân lành tính (còn gọi là bướu giáp đa nhân không độc). Vậy bướu giáp đa nhân không độc là gì? Bướu giáp đa nhân không độc là tình trạng trong tuyến giáp có nhân (thường có 3 đến 4 nhân) mà bệnh nhân không có triệu chứng gì mà chỉ thấy vùng cổ to ra. Tuy nhiên nếu như bướu to gây chèn ép thì có thể khiến cho bệnh nhân có các triệu chứng của cơ quan bị chèn ép.

3. Dấu hiệu nhận biết của bướu giáp đa nhân không độc

Hầu hết các trường hợp bướu giáp đa nhân là lành tính và thường có kích thước nhỏ, tiến triển chậm nên người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào điển hình. Tuy nhiên đến khi khối u phát triển lớn người bệnh sẽ có thể sờ thấy hay nhìn thấy cổ mình to ra bất thường. Hay khi bướu to gây chèn ép các cơ quan xung quanh gây ra các triệu chứng. Khi đó người bệnh mới đi khám và phát hiện bệnh. Các triệu chứng chèn ép như:

  • Chèn ép vào thực quản khiến cho người bệnh nuốt khó.
  • Chèn ép vào khí quản khiến cho người bệnh khó thở.
  • Người bệnh có thể ho và khàn tiếng kéo dài.
  • Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể bị đau vùng cổ.

Cũng có 1 số ít trường hợp bướu to tiết nhiều hormone tuyến giáp gây ra các triệu chứng như:

  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp.
  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Luôn cảm thấy nóng bứt trong người, khó chịu và dễ cáu gắt.
  • Run tay.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu giáp đa nhân không độc

Hiện nay theo các nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra bướu giáp đa nhân vẫn chưa đưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên có 1 số yếu tố nguy cơ đã được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Do bị thiếu hụt iốt trong khẩu phần ăn: Sự thiếu hụt lượng iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày đôi khi có thể gây ra tình trạng bướu giáp đa nhân. Chính vì vậy, ta nên bổ sung lượng iốt cần thiết.
  • Do yếu tố di truyền: Một người có người thân trong gia đình của bạn đã từng mắc bệnh bướu giáp đa nhân thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Do giới tính và tuổi tác: Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn gấp khoảng 5 lần so với đàn ông. Và phụ nữ càng lớn tuổi thì tỉ lệ này sẽ càng gia tăng.
  • Do môi trường sống: Những người đã từng tiếp xúc với các tia phóng xạ hay đã từng xạ trị.vùng cổ, thì sẽ có nguy cơ bị bướu giáp đa nhân cao hơn so với người khác.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh bướu giáp đa nhân không độc

buou-giap-nhan-2-thuy
Chẩn đoán bệnh bướu giáp đa nhân không độc như thế nào?

5.1. Chẩn đoán bệnh bướu giáp đa nhân không độc

Việc chẩn đoán bướu bệnh đa nhân tuyến giáp phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng như thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Người mắc bệnh có thể đến khám bác sĩ để được chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng.

Như đã nói ở trên, đa số các trường hợp người bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh có thể tự phát hiện bệnh thông qua việc quan sát thấy vùng cổ của mình bị sưng to, đôi lúc có đau nhẹ vùng cổ trước. Sau đó bệnh nhân đi khám mới phát hiện bệnh. Để chẩn đoán bệnh chính xác thì các bác sĩ cần kết hợp thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán cũng như xác định bệnh.

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán bướu giáp đa nhân lành tính bao gồm:

Siêu âm tuyến giáp: Đây là xét nghiệm đầu tay và vô cùng đơn giản. Siêu âm tuyến giáp sẽ giúp các bác sĩ xác định vị trí, kích thước của nhân tuyến giáp.

Theo các chuyên gia thì siêu âm tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán hiệu quả giúp các bác sĩ đánh giá đặc điểm các nhân tuyến giáp.

Xét nghiệm hormon tuyến giáp: Việc đo nồng độ T3, T4 và TSH để bác sĩ có thể đánh giá chức năng tuyến giáp có thay đổi hay không. Các chỉ số này sẽ gợi ý cho bác sĩ xem đây là bướu ác tính hay lành tính.

Đánh giá độ tập trung iốt: Đây cũng là phương pháp giúp bác sĩ đánh giá chức năng tuyến giáp. Nếu độ tập trung của iốt cao chứng tỏ tuyến giáp đang sản xuất ra nhiều hormone và ngược lại nếu như độ tập trung iốt thấp thì chứng tỏ tuyến giáp sản xuất không đủ hormone.

Sinh thiết: Sinh thiết tuyến giáp là quá trình lấy mẫu mô từ tuyến giáp để kiểm tra. Đây là phương pháp giúp chẩn đoán xác định bướu giáp là bướu lành tính hay ác tính. Và cũng có thể chẩn đoán nguy cơ ung thư tuyến giáp.

5.2. Điều trị bệnh bướu giáp đa nhân không độc

Khi người bệnh đã chẩn đoán xác định bướu giáp đa nhân lành tính. Nếu như bướu nhỏ và bệnh nhân không có triệu chứng gì thì sẽ không cần điều trị mà các bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thường xuyên. Nếu như chúng gây khó chịu cho người bệnh thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hiện nay có 1 số phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân phổ biến như:

Thuốc kháng giáp: Đối với bướu giáp đa nhân không độc làm thay đổi chức năng tuyến giáp khiến người bệnh có các triệu chứng khó chịu thì các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng giáp để giúp làm giảm bớt triệu chứng cho người bệnh.

Phẫu thuật: Bướu giáp đa nhân lành tính theo thời gian sẽ có thể tăng lên về kích thước. Chúng sau đó có thể chèn ép các cơ quan xung quanh làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Bướu có kích thước lớn ảnh hưởng đến cuộc sống và hình ảnh của người bệnh. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bướu. Và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hay mổ hở.

Điều trị bằng sóng cao tần: Bên cạnh các phương pháp phẫu thuật truyền thống, thì những phương pháp điều trị can thiệp không cần phẫu thuật ngày càng được đánh giá cao. Và trong đó điển hình là phương pháp điều trị bằng sóng cao tần. Ở phương pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng mũi kim chọc vào khối u để đốt bằng sóng cao tần qua sự hướng dẫn của siêu âm mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp. Đây là phương pháp điều trị mới tiên tiến, mà không để lại sẹo, có tính thẩm mỹ cao. Người bệnh sẽ có thể xuất viện về trong ngày.

Đốt bướu giáp bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm

Tóm lại, bướu giáp đa nhân không độc là một bệnh khá phổ biến và đa số các trường hợp không cần điều trị. Chúng ta sẽ chỉ cần điều trị khi chúng có triệu chứng hay gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hy vọng bài viết trên đây trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh bướu giáp đa nhân không độc cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7