Góc tư vấn: Ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con?

Ung thư máu là bệnh lý ác tính gây ra những rối loạn về hệ tạo huyết có tỷ lệ tử vong rất cao. Một trong những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay đó là bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về mối liên quan giữa ung thư máu và vấn đề di truyền trong bài viết dưới đây để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Định nghĩa và các triệu chứng của bệnh ung thư máu

Máu bao gồm các thành phần là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu và mỗi loại tế bào máu lại có một chức năng nhiệm vụ khác nhau. Hồng cầu có nhiệm vụ đưa oxy đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, bạch cầu có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và tiểu cầu thực hiện chức năng đông máu.

Ung thư máu là bệnh lý do sự phát triển nhanh bất thường của các dòng tế bào bạch cầu, làm cho chức năng của các tế bào máu bị rối loạn. Do những tế bào bạch cầu này phát triển nhanh một cách bất thường nên chúng lấn át sự phát triển của các tế bào máu bình thường. Hậu quả gây ra các triệu chứng của người bệnh ung thư máu bao gồm:

Xuất hiện các đốm đỏ hoặc mảng bầm tím trên da

Tế bào bạch cầu ác tính phát triển mạnh mẽ lấn át sự sản sinh tiểu cầu dẫn đến thiếu tiểu cầu. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các mảng đốm đỏ li ti trên da hoặc có các mảng tím bầm dưới da dù trước đó không bị va đập, chấn thương. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tiểu cầu giảm dẫn đến xuất huyết dưới da.

Xuất hiện mảng bầm tím bất thường dưới da là một triệu chứng của bệnh ung thư máu

Sưng hệ bạch huyết

Ở người bình thường hệ thống hạch bạch huyết sẽ bị sưng to khi các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm do các tác nhân gây bệnh tấn công. Ở người bệnh ung thư máu, hệ thống bạch cầu không thực hiện được chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus dẫn đến hạch bị sưng liên tục và kéo dài. Hạch bạch huyết thường thấy ở dưới da của bệnh nhân ung thư máu và những hạch này sờ vào không có cảm giác đau.

Sốt liên tục không không đỡ

Ngoài việc ảnh hưởng lên hệ bạch huyết, suy giảm miễn dịch làm cho vi khuẩn virus dễ tấn công vào cơ thể gây ra các đợt viêm nhiễm và dẫn đến sốt cao. Dù người bệnh đã uống thuốc hạ sốt nhưng hết thuốc lại bị sốt lại. Hệ thống miễn dịch không tấn công được vi khuẩn, virus nên bệnh lâu khỏi hơn và tình trạng sốt bị tái diễn nhiều lần. 

Ngoài tình trạng sốt cao liên tục, các vết thương ngoài da ở người bệnh ung thư máu dễ bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.

Đau đầu, đau bụng và đau xương

Tình trạng đau đầu có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, với người bệnh ung thư máu các cơn đau thường dữ dội và đi kèm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, da xanh xao. Nguyên nhân là do lượng hồng cầu bị thiếu hụt, khả năng tưới máu não cũng bị suy giảm nên dễ gây ra hiện tượng đau đầu.

Một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư máu đó là đau bụng do gan và lá lách bị sưng to. Các cơ quan này sưng to gây chèn ép đến các cơ quan khác gây đau và gây ra các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn. Khi đã xuất hiện những triệu chứng này thường bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn khó điều trị.

Ngoài những triệu chứng đau đầu, đau bụng người bệnh còn có thể gặp phải các cơn đau nhức xương dai dẳng như đau xương chân, đầu gối, đau lưng,…

Chảy máu cam

Chảy máu cam có thể là tình trạng thường gặp ở nhiều người và không có gì quá lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu cam cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư máu do lượng bạch cầu đang bị suy giảm. Thiếu tiểu cầu nên lượng máu chảy ra nhiều và khó cầm hơn người bình thường.

Ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không?

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên nhiều người lo lắng không biết bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không. Câu trả lời là bệnh ung thư máu có thể di truyền nhưng tỷ lệ di truyền chỉ chiếm một phần nhỏ. Và không phải gia đình nào có mẹ bị ung thư máu thì con sinh ra cũng bị bệnh lý ác tính này.

Bình thường DNA có vai trò xây dựng các đặc điểm không thể thay đổi của cơ thể như màu da, màu tóc và góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng, phát triển của máu, da và một số tế bào khác. Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư máu và các loại đột biến gen này có khả năng di truyền từ mẹ sang con bao gồm:

  • CEBPA: Đột biến gen này sẽ dẫn đến số lượng bạch cầu thấp và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tại các cơ quan trong cơ thể. Ngoài số lượng bạch cầu giảm, số lượng hồng cầu cũng bị suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • DDX41: Đột biến loại gen này sẽ làm giảm khả năng ức chế sự phát triển của khối u, vì thế những người bị đột biến loại gen này dễ bị mắc bệnh lý bạch cầu cấp dòng tủy.
  • RUNX1: Đột biến loại gen này có thể làm cho số lượng tiểu cầu bị suy giảm, làm dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu. Những người mang loại gen đột biến này sẽ có nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý bạch cầu cấp dòng tủy.

Ngoài ra, một số hội chứng di truyền cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao có thể dẫn đến bệnh lý ung thư máu như: Hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng Bloom, chứng thất điều – giãn mạch, thiếu máu Fanconi, bệnh u sợi thần kinh.

Những rối loạn di truyền hay những loại đột biến gen này đều chỉ nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ và không phải ai trong nhóm nguy cơ cao cũng bị bệnh lý ung thư máu. Cũng có rất nhiều người không nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ nào nhưng vẫn bị bệnh lý ung thư máu. Chính vì thế, bạn cần chủ động tìm hiểu cho bản thân các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bệnh ung thư máu có thể di truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ rất nhỏ

Bệnh ung thư máu có lây truyền không?

Bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không chúng ta đã có đáp án. Một câu hỏi khác cũng đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay là bệnh ung thư máu có lây truyền không. Chúng ta cùng theo dõi thông tin dưới đây.

Nhiều người lo lắng những bệnh lý về máu thường dễ lây nhưng thực tế bệnh ung thư máu không lây truyền qua bất kỳ con đường nào, dù là đường máu, đường hô hấp hay các đường tiếp xúc cơ thể. Vì bản chất bệnh ung thư máu không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên sẽ không có tính chất truyền nhiễm.

Do đó, nếu có người thân hay bạn bè mắc căn bệnh ác tính này bạn nên dành sự quan tâm, động viên và chia sẻ đến người bệnh, không nên kỳ thị xa lánh họ. Nếu có thêm sự động viên chia sẻ từ bạn bè người thân, chắc chắn người bệnh sẽ có động lực để chiến đấu với căn bệnh này tốt hơn.

Phòng ngừa bệnh ung thư máu như nào?

Để không phải lo lắng về các vấn đề như bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con hay bệnh có lây truyền không, chúng ta cần chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh ác tính này. Các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư máu bao gồm:

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại và tia bức xạ

Một trong những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến căn bệnh ung thư máu đó là thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại và làm việc, tiếp xúc với phóng xạ thường xuyên. Chính vì thế, để phòng ngừa căn bệnh ác tính này, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những yếu tố trên. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường hóa chất và phóng xạ, bạn cần sử dụng những phương tiện bảo hộ lao động đúng cách để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành những tế bào bất thường trong cơ thể và hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư. Chế độ ăn uống còn góp phần nâng cao hoạt động của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh tốt hơn.

Các loại thực phẩm được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh lý ung thư máu bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, các loại nấm như nấm đông cô, nấn hương. Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm như đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ nướng, đồ chứa nhiều hóa chất bảo quản,…

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu lượng oxy máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, phòng ngừa nguy cơ đột biến tế bào và giúp phòng ngừa bệnh ung thư máu. Mỗi ngày, bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút để luyện tập, các bộ môn bạn có thể tham khảo như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, tập yoga,…

Khám sàng lọc ung thư máu định kỳ

Khám sàng lọc ung thư máu định kỳ giúp bạn phát hiện sớm những nguy cơ bất thường nếu có và có hướng can thiệp điều trị kịp thời. Nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư máu bạn nên đi khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ di truyền về những phương pháp sàng lọc cần làm và hướng theo dõi sức khỏe tốt nhất.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không là có thể bạn nhé, tuy nhiên tỷ lệ này rất nhỏ. Bạn không cần quá lo lắng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và thực hiện các phương pháp phòng ngừa chủ động để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ