Giải mã: Ung thư máu có lây qua đường ăn uống không?

Ung thư máu là bệnh lý ung thư không tạo khối u, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Vậy ung thư máu có lây qua đường ăn uống không? Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi.

Xem thêm:

Tổng quát về ung thư máu

Máu gồm có 3 thành phần chính bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Mỗi loại tế bào máu giữ một chức năng riêng để đảm bảo cho sức khỏe, hoạt động của cơ thể. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan, bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, tiểu cầu có tác dụng làm đông máu, chống chảy máu ồ ạt.

Ở những người bệnh ung thư máu, các tế bào bạch cầu bất thường tăng trưởng và nhân lên với tốc độ bất thường. Những tế bào bạch cầu bất thường này không thực hiện đúng chức năng vốn có và không ngừng tăng sinh. Dần dần, các tế bào máu ác tính phát triển lấn át cả các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu bình thường. Lâu dần, cơ thể sẽ bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu dẫn đến thiếu máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu, dễ bị nhiễm trùng do tế bào bạch cầu bình thường bị suy giảm.

Ung thư máu gồm có 3 dòng chính bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu bao gồm bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu mạn dòng tủy, bạch cầu mạn dòng lympho.
  • Ung thư hạch hay còn gọi là u lympho ác tính
  • Đa u tủy xương

Nguyên nhân nào gây ra ung thư máu?

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý ung thư máu vẫn chưa tìm được đáp án cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể dẫn đến ung thư máu bao gồm:

Thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa nhiều hóa chất độc hại bao gồm nicotine và hơn 40 loại hóa chất độc hại khác. Vì thế, không chỉ người hút thuốc lá mà những người thân bị hít phải khói thuốc lá thụ động cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Những người có tiền sử hút thuốc lá thường xuyên trong một thời gian dài có nguy cơ bị ung thư cao hơn người bình thường, trong đó có bệnh ung thư máu..

Đặc biệt, những người hút thuốc lá có kèm theo sử dụng rượu bia trong thời gian dài càng có nguy cơ mắc bệnh lý ung thư máu cao hơn. 

Tia xạ

Tia xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đến đâu tùy thuộc vào độ tuổi, liều lượng và cơ quan bị tác động. Các tia xạ ion hóa thường có trong chất phóng xạ, khi chiếu chụp X quang hoặc có trong một số ngành khoa học. Những người làm việc trong nhà máy năng lượng hạt nhân hoặc nhà máy chế tạo linh kiện điện tử thường có nguy cơ bị nhiễm tia xạ ion cao nếu không mặc đồ bảo hộ lao động đúng cách. 

Những người bị nhiễm một lượng lớn tia xạ ion hóa trong một thời gian dài có nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý ung thư máu.

Hóa chất

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hóa học như benzen, formaldehyde sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm ung thư máu. Cụ thể, một số ngành công nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc chất độc benzen như công nghiệp cao su, hóa chất, nhà máy lọc dầu, các ngành công nghiệp liên quan đến xăng và sản xuất giày.

Tiền sử từng điều trị ung thư

Những người từng điều trị ung thư sẽ thường phải trải qua các phác đồ điều trị hóa chất và xạ trị. Trong khi đó, hóa chất và xạ trị lại là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư máu, vì thế những người có tiền sử từng điều trị ung thư sẽ có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ người bị ung thư máu sau điều trị ung thư thường rất thấp.

Một số yếu tố nguy cơ khác

  • Những người bị mắc các bệnh lý, dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng rối loạn tủy, một số bệnh bất thường khác về máu như myeloproliferative mãn tính sẽ có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn người bình thường.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư máu thì những thành viên còn lại cũng sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư máu cao hơn bình thường.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư máu càng cao. Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư máu cao hơn nữ giới nhiều lần.

Giải đáp: Ung thư máu có lây qua đường ăn uống không?

Theo các yếu tố nguy cơ kể trên thì không có yếu tố nguy cơ nào liên quan đến việc lây truyền ăn uống. Vì thế, đáp án cho câu hỏi ung thư máu có lây qua đường ăn uống không là không bạn nhé. Bệnh ung thư không phải bệnh lý có tính chất truyền nhiễm, vì thế ung thư máu hay các bệnh lý ung thư khác không hề lây truyền qua bất kỳ con đường nào.

Ung thư máu không lây truyền qua đường ăn uống hay bất kỳ con đường nào khác

Vì thế, người thân trong gia đình và bạn bè vẫn ăn uống sinh hoạt cùng người bệnh ung thư máu như bình thường. Không nên tỏ ra xa lánh và lo sợ lây nhiễm bệnh ung thư máu, sẽ tạo tâm lý tự ti, nặng nề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kết quả điều trị của bệnh nhân.

Bệnh ung thư máu không lây qua đường ăn uống tuy nhiên bệnh lý này có khả năng di truyền cho người thân trong gia đình mặc dù tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư máu do di truyền chiếm khoảng 5%. Một số trường hợp hiếm gặp bệnh nhân ung thư máu có sự biến đổi DNA của tế bào tủy xương. 

Một số gen đột biến bao gồm:

  • CEBPA: Đột biến gen này gây ra giảm số lượng bạch cầu, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao. Ngoài ra, đột biến gen này cũng có thể gây ra giảm số lượng hồng cầu dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • DDX41: Đột biến gen này làm giảm khả năng ức chế khối u và những người bị đột biến mã gen này sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý bạch cầu cấp thể tủy cao hơn bình thường.
  • RUNX1: Những người bị đột biến gen này có số lượng tiểu cầu bị suy giảm, dẫn đến tăng khả năng nguy cơ chảy máu và có nguy cơ cao dẫn đến ung thư máu thể tủy.

Bên cạnh đó, một số rối loạn di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư máu bao gồm: Hội chứng Down, Hội chứng Li-Fraumeni, Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Bloom, Chứng thất điều – giãn mạch, Thiếu máu Fanconi, Bệnh u sợi thần kinh.

Như vậy, bệnh ung thư máu không lây qua đường ăn uống nhưng nếu trong gia đình có người mắc ung thư máu, bạn nên theo dõi sát các dấu hiệu về sức khỏe và nhờ sự tư vấn trợ giúp từ bác sĩ di truyền. Đồng thời, bạn nên có các biện pháp chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Các biện pháp phòng ngừa ung thư máu

Thay vì lo lắng ung thư máu có lây qua đường ăn uống không thì bạn nên chủ động tìm hiểu các biện pháp giúp phòng ngừa ung thư máu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. Cụ thể như sau:

Hạn chế sử dụng và tiếp xúc với các loại chất độc hóa học

Như những thông tin bên trên, bạn đã biết thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư máu. Vì thế bạn nên chủ động các biện pháp để hạn chế tiếp xúc với chất độc hóa học như benzen, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Nếu bắt buộc phải sử dụng hay làm việc trong môi trường có chất độc hóa học thì cần có dụng cụ, trang phục bảo hộ hợp lý để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc trực tiếp.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia bức xạ

Nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều tia bức xạ ion hóa, bạn cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động để giảm thiểu sự ảnh hưởng của bức xạ đến sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh lý ung thư máu.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa ung thư máu

Chế độ dinh dưỡng ăn uống khoa học giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh tật trong đó có ung thư máu. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe được khuyến cáo nên tăng cường bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,… Các loại thực phẩm này chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng, giảm sự phát triển của các gốc tự do có hại trong cơ thể, giúp phòng ngừa ung thư máu rất tốt.

Đồng thời, một số thực phẩm bạn nên tránh xa để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư máu bao gồm: đồ hộp, các loại thức ăn lên men, đồ nướng, rượu bia, thuốc lá…

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để giảm nguy cơ mắc ung thư máu

Việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm tăng cường quá trình vận chuyển oxy đến các cơ quan, giúp chống oxy hóa tế bào đồng thời tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho bạn. Cơ thể khỏe mạnh thì sức chống chọi với các yếu tố gây bệnh sẽ tốt hơn, giúp bạn phòng ngừa ung thư máu tốt hơn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể để có hướng xử trí kịp thời. Việc phát hiện bệnh ung thư máu sớm giúp hiệu quả điều trị được tốt hơn, giảm thiểu được thời gian và chi phí cho điều trị.

Như vậy, ung thư máu có lây qua đường ăn uống không là không. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ di truyền ung thư máu trong gia đình dù tỷ lệ rất nhỏ. Vì thế, bạn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc ung thư máu xuống mức thấp nhất có thể.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ