[Lời khuyên] Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là loại thịt trắng bổ sung nguồn đạm rất tốt cho sức khoẻ. Vậy người bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến giáp trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Cô giáo làng trở thành động lực cho những bệnh nhân ung thư
- Tư vấn: Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?
- Sau mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không?
Nội dung bài viết
Thịt gà cung cấp nguồn dinh dưỡng như nào?
Thịt gà là thịt trắng được coi là nguồn cung cấp protein lành mạnh cho cơ thể, không chỉ tốt cho người khỏe mạnh mà tốt cho cả bệnh nhân ung thư nói chung. Bởi vì thịt gà ít lượng cholesterol xấu hơn so với các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, thành phần chất béo không bão hòa có trong thịt gà được đánh giá là thành phần tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, thịt gà rất giàu dinh dưỡng và năng lượng, cụ thể như sau:
- 100g ức gà cung cấp cho cơ thể 165 calo, 31g protein, 3.6g chất béo. Ức gà là phần thịt có hàm lượng protein cao, ít chất béo phù hợp với những người đang muốn giảm cân, những người có thể trạng thừa cân, bệnh mỡ máu.
- 100g đùi gà cung cấp cho cơ thể 209 calo, 26 gram protein và 10,9 gram chất béo. Phần thịt đùi gà mềm và ngon hơn, chứa hàm lượng chất béo cao hơn nhiều so với thịt ức gà.
- 100g cánh gà cung cấp cho cơ thể 203 calo, 30,5 gram protein và 8,1 gram chất béo.
- 100g má đùi gà giúp cung cấp cho cơ thể 172 calo, 28,3 gram protein và 5,7 gram chất béo.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà cung cấp năng lượng và nguồn dưỡng chất cao hơn so với thịt lợn ở cùng khối lượng, và tỷ lệ protein dễ tiêu hóa cao hơn nhiều so với thịt lợn. Bên cạnh đó thịt gà còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, B1, B2, PP và khoáng chất như canxi, photpho, sắt.
Hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha bắt nguồn từ vitamin A trong thịt gà khá cao. Vì thế, sử dụng thịt gà rất tốt cho thị lực, tốt cho những người thường xuyên phải làm việc nhiều trên máy tính và các tài xế lái xe đường dài thường xuyên phải tập trung thị lực.
Xem thêm >>> Giải đáp từ chuyên gia: “Viêm họng ăn thịt gà được không?”
Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không?
Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không là câu hỏi băn khoăn của nhiều người vì bệnh nhân lo sợ việc sử dụng thịt gà sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, quan điểm ăn thịt hay ăn đồ bổ sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển mạnh hơn là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, trong quá trình điều trị thể trạng sức khỏe bị suy yếu rất nhiều, nên người bệnh càng phải cần dinh dưỡng và năng lượng cao hơn bình thường.
Việc sử dụng thịt gà đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Thịt gà là loại thực phẩm quen thuộc và dễ chế biến. Có nhiều món ngon từ thịt gà giúp người bệnh kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng hơn. Hơn nữa, gà là một loại gia cầm dễ nuôi và chăm sóc, vì thế nhiều gia đình có thể chủ động nuôi để lấy thịt và trứng vừa đảm bảo độ an toàn và vừa kinh tế tiết kiệm chi phí hơn.
- Mặc dù hàm lượng calo thịt gà cung cấp thấp nhưng hàm lượng protein cao và là loại đạm dễ tiêu hóa. Vì thế sử dụng thịt gà rất phù hợp với những người bệnh ung thư tuyến giáp có sức khỏe yếu, hệ tiêu hóa không ổn định.
- Thịt gà cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng ổn định hơn sau các đợt điều trị dài ngày.
- Bên cạnh sử dụng thịt gà, người bệnh bổ sung thêm chế độ ăn uống nhiều rau xanh và hoa quả sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn so với sử dụng thịt đỏ.
Khi sử dụng thịt gà người bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý gì?
Mặc dù sử dụng thịt gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp, tuy nhiên việc sử dụng thịt gà sao cho hợp lý rất quan trọng. Vì nếu sử dụng thịt gà sai cách có thể gây ảnh hưởng ngược lại tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, khi sử dụng thịt gà bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Không nên sử dụng thịt gà quá 160g/ngày, và người bệnh ung thư tuyến giáp chỉ nên ăn 3 bữa thịt gà 1 tuần. Nếu ăn quá nhiều thịt gà có thể làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp trong cơ thể.
- Thịt gà nên được chế biến dưới dạng luộc hầm, hạn chế sử dụng thịt gà dưới dạng chiên nướng. Vì chế biến thịt gà dạng chiên nướng sẽ nạp thêm vào cơ thể nguồn chất béo không tốt, đồng thời nếu ăn phần thịt nướng cháy có thể sinh ra chất làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn.
- Một số loại rau thơm và thực phẩm không nên kết hợp cùng với thịt gà, người bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý gồm rau kinh giới, tỏi sống, thịt gan chó, hạt mè, sữa đậu nành.
- Bên cạnh việc sử dụng thịt gà, người bệnh cần đa dạng thêm các món ăn khác để cơ thể được bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng giúp sức khỏe được hồi phục nhanh hơn.
Xem thêm >>> Giải đáp thắc mắc: Viêm phế quản có ăn được thịt gà không?
Một số món ăn từ thịt gà tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp
Cháo gà
Cháo gà là món ăn quen thuộc với nhiều người có sức khỏe yếu mới ốm dậy. Người bệnh ung thư tuyến giáp cũng hoàn toàn nên sử dụng món cháo này. Để nấu món cháo gà, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm thịt đùi gà, hạt sen, gạo tẻ, cà rốt, hành lá, gừng, gia vị vừa ăn.
Cách nấu cháo gà được thực hiện như sau:
- Đùi gà bạn đem rửa sạch đem rửa sạch sau đó cho vào nồi luộc chín cùng với một chút gừng băm.
- Sau khi gà chín bạn vớt ra đĩa để nguội rồi đem tách thịt bỏ phần da và xương.
- Hạt sen sau khi rửa sạch bạn đem ngâm với nước nóng khoảng 30 phút để hạt sen nhanh nhừ hơn.
- Cà rốt và hành lá bạn đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Gạo tẻ bạn đem vo sạch rồi cho vào nồi ninh nhừ và quấy đều để tránh cháo bị khê dưới đáy nồi.
- Sau khi cháo đã nhừ, bạn cho thêm hạt sen và cà rốt băm nhỏ vào nồi cháo ninh thêm khoảng 15-20 phút.
- Cuối cùng, trước khi tắt bếp bạn cho thịt gà đã sơ chế ban đầu và hành lá thái nhỏ vào nồi cùng gia vị vừa ăn, đảo đều rồi tắt bếp, để nguội là có thể sử dụng.
Súp gà
Súp gà là một món mềm lỏng dễ tiêu cùng hương vị thơm ngon, rất phù hợp với người bệnh ung thư tuyến giáp đang bị mệt mỏi, suy kiệt sau điều trị. Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món súp gà bao gồm 300g thịt lườn gà, nấm hương, ngô tươi, lòng trắng trứng, bột năng, dầu mè, hành khô, rau mùi, gia vị vừa ăn.
Cách nấu món súp gà cho người bệnh ung thư tuyến giáp được thực hiện như sau:
- Thịt lườn gà bạn đem rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín, trong quá trình luộc gà cần chú ý vớt bọt thường xuyên để sử dụng phần nước luộc làm nước dùng.
- Ngô bạn tiến hành rửa sạch rồi luộc sơ sau đó tách hạt.
- Sau khi thịt chín, bạn vớt ra đĩa cho nguội rồi tiến hành xé sợi thịt gà.
- Tiếp đó, bạn cho 1 ít dầu ăn vào phi thơm hành khô và cho thêm thịt gà xé sợi và nấm hương vào đảo đều khoảng 5 phút.
- Sau đó bạn cho thêm nước luộc gà cùng nước luộc ngô vào nồi. Bột năng hòa tan với nước rồi đổ từ từ vào nồi trên.
- Cuối cùng bạn cho lòng trắng trứng đã đánh tan vào nồi, khuấy đều theo chiều kim đồng hồ để lòng trắng nổi vân đẹp rồi cho thêm rau mùi và gia vị vừa miệng để ăn.
Gà hầm thuốc bắc
Thịt gà kết hợp với thuốc bắc giúp cơ thể người bệnh được bồi bổ dinh dưỡng và sức khỏe thể trạng của người bệnh được duy trì tốt hơn. Nguyên liệu chuẩn bị gồm có 1 con gà tươi, nhân sâm, đương quy, táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, ý dĩ, gia vị vừa ăn.
Tất cả nguyên liệu trên sau khi làm sạch, bạn cho vào nồi cùng nước hầm nhừ trong thời gian 40-50 phút cho nguyên liệu chín nhừ. Sau đó, bạn cho thêm gia vị và để nguội là có thể sử dụng.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn đọc có được đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không. Khi sử dụng thịt gà, người bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý một số thông tin để việc sử dụng mang lại hiệu quả tác dụng tốt nhất. Vì nếu sử dụng sai cách cũng có thể mang lại tác dụng xấu cho sức khỏe người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: