Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau điều trị ung thư. Ăn gì sau khi hóa trị ung thư?

Ăn gì sau khi hóa trị ung thư là một câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng trong quá trình điều trị ung thư là điều quan trọng để giúp cho cơ thể của người bệnh phục hồi được nhanh nhất sau điều trị. Những thực phẩm có hương vị nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng là 1 trong những lựa chọn tốt nhất dành cho bệnh nhân. Vậy để biết người bệnh ung thư nên ăn gì sau khi hóa trị ung thư thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Những tác dụng phụ phổ biến xuất hiện sau hóa trị ung thư

Hóa trị là phương pháp sử dụng các hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, loại hóa chất điều trị này có thể gây hại và phá hủy cả các tế bào bình thường của cơ thể. Do đó, việc ăn uống để góp phần giải độc sau hóa trị được nhiều người quan tâm. Trước khi tìm hiểu các phương pháp giúp giải độc tố của hoá trị thông qua việc ăn uống, chúng ta cùng xem người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ gì khi điều trị hóa trị dưới đây:

Làm thay đổi thành phần của máu: Sau khi điều trị, hóa chất có thể làm thay đổi các thành phần của máu trong cơ thể người bệnh cụ thể như sau:

  • Lượng hồng cầu trong máu sẽ giảm khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp, cơ thể bị thiếu lượng hồng cầu quá lớn thì người bệnh sẽ có thể bị khó thở và bị suy nhược cơ thể.
  • Bạch cầu giảm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Do đó người bệnh sẽ dễ bị viêm nhiễm, lở loét miệng,…
  • Tiểu cầu trong máu bị giảm sẽ thường dẫn đến các hiện tượng như: chảy máu cam, nôn ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, …

Buồn nôn: Một số loại hóa chất được sử dụng để điều trị ung thư có thể gây ra tình trạng nôn, ói. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng này bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định biện pháp giảm nôn hiệu quả.

buon-non
Những tác dụng phụ phổ biến xuất hiện sau hóa trị ung thư là gì?

Rối loạn tiêu hóa: Hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư có thể tiêu diệt các tế bào niêm mạc đường ruột và gây ra rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, sau khi điều trị hóa trị vài ngày người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy hayáo bón.

Rụng tóc: Thuốc hóa trị sẽ khả năng tiêu diệt các tế bào bình thường của cơ thế, nhất là tế bào biểu bì, đây là thành phần phụ của da như: nang lông, móng,… Do đó, sau khi điều trị hóa trị người bệnh thường bị rụng tóc, da khô hay nổi phát ban. Đồng thời, màu sắc của móng tay và móng chân cũng chuyển sang màu vàng hay nâu. Chúng trở nên giòn và dễ gãy hơn so với bình thường và thậm chí có thể bong ra khỏi nền móng.

Gặp hiện tượng bị châm chích ở tay chân: Khi sử dụng thuốc hóa trị thuộc nhóm Vinca alkaloids, bệnh nhân sẽ bị châm chích, tê buốt và thậm chí là mất cảm giác hoàn toàn ở đầu bàn tay, bàn chân. Triệu chứng này sẽ có thể lan rộng đến các chi nếu như không điều trị đúng cách.

Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân sẽ gặp phải tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác hại do hóa trị gây ra để có những biện pháp phòng ngừa và xử lý. 

2. Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị

Điều trị bằng hóa trị là liệu pháp giúp bệnh nhân ung thư kéo dài thời gian sống và thậm chí có thể chữa khỏi một số loại ung thư nhất định.

Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị hóa trị có thể làm rối loạn chế độ ăn uống của bệnh nhân với các biểu hiện như: ăn uống kém, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau miệng và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh nên lập kế hoạch chế độ ăn uống trong quá trình hóa trị

Việc điều trị bằng phương pháp hóa trị sẽ gây nên nhiều gánh nặng đối với hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Đồng thời, lúc này, cơ thể của người bệnh cũng cần rất nhiều năng lượng để có thể đáp ứng được việc điều trị. Do đó, bệnh nhân cần ăn thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, đáp ứng được quá trình điều trị cũng như chống lại những tác dụng phụ do hóa trị ung thư.

3. Nguyên tắc ăn uống khi điều trị ung thư bằng hóa trị

Như đã chia sẻ ở trên hóa trị có thể làm rối loạn chế độ ăn uống của bệnh nhân. Vì vậy, việc lập kế hoạch về chế độ ăn uống của bệnh nhân sau quá trình hóa trị là vô cùng quan trọng. Và dưới đây là một số nguyên tắc về ăn uống sau khi điều trị hóa trị ung thư:

3.1. Cố gắng vượt qua cảm giác chán ăn

mot-so-thu-pham-cam-ky-khi-dang-hoa-tri-ung-thu
Người bệnh nên cố gắng vượt qua cảm giác chán ăn

Hóa trị làm mất đi sự thèm ăn của bệnh nhân cũng tương tự như khi nó tiêu diệt các tế bào ung thư, người bệnh có thể thử một số cách sau để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn:

  • Tập thể dục một chút trước bữa ăn nếu có thể hay đi dạo nhẹ nhàng để kích thích sự thèm ăn của bạn.
  • Đa dạng hóa thực đơn ăn uống bằng cách thử ăn các loại thực phẩm và công thức nấu ăn mới hay ăn ở một địa điểm khác.
  • Có thể ăn với bạn bè, người thân hay xem một chương trình trên TV khi ăn 1 mình cũng là cách hiệu quả giúp bạn có thể ăn nhiều hơn.

3.2. Kiểm soát được cơn buồn nôn của bạn

Bệnh nhân không nên chịu đựng cơn buồn nôn mà không nói ra vì có một số loại thuốc chống buồn nôn khá hiệu quả có thể được sử dụng trong quá trình hóa trị. Nếu như bạn cảm thấy tình trạng buồn nôn không đỡ thì hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để có các phương pháp hạn chế cơn buồn nôn.

3.3. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày

Buồn nôn và kém ăn có thể khiến bệnh nhân không ăn được với số lượng lớn. Do vậy, người bệnh cần chia bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn. Nếu như bạn thường duy trì 3 bữa ăn lớn trong ngày nhưng lại cảm thấy khó tiêu hóa được hết thì bạn có thể thay đổi một ngày thực hiện sáu bữa ăn nhỏ hay ăn đồ ăn nhẹ.

3.4. Nên bổ sung đủ calo cho cơ thể

Ngay cả khi bệnh nhân không vận động nhiều trong quá trình điều trị bằng hóa trị thì bạn vẫn cần nhiều calo để duy trì hoạt động của cơ thể. Giai đoạn điều trị hoá trị không phải là khoảng thời gian để chọn thực phẩm “nhẹ”, do đó hãy lựa chọn trứng, thịt, sữa, bơ và phô mai để giúp cung cấp lượng calo cho bạn. Nếu như bệnh nhân không cảm thấy thích ăn thì hãy khuyến khích bệnh nhân uống chất lỏng có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như sữa.

3.5. Hãy tăng cường bổ sung protein cho cơ thể

Ngoài việc đốt cháy calo thì hóa trị liệu và các phương pháp điều trị ung thư khác tiêu diệt tế bào sẽ dẫn đến rất lượng protein trong cơ thể bạn bị giảm. Do đó, bệnh nhân cần nạp nhiều protein trong quá trình hóa trị hơn. Việc chỉ ăn trái cây và rau quả sẽ không thể cung cấp cho bạn tất cả các protein mà cơ thể bạn cần. Trứng và thịt là nguồn thực phẩm rất dồi dào protein cũng như các loại hạt, đậu và các loại đậu. Sữa và phô mai là những nguồn giúp cung cấp protein rất tốt khác.

3.6. Ăn những loại thức ăn đã được nấu chín và hâm nóng

Hóa trị sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch và ngăn chặn cơ thể của bạn chống lại nhiễm trùng. Vì vậy người bệnh nên cẩn thận hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên ăn bất cứ thứ gì mà chưa được nấu chín kỹ. Quá trình đun nấu sẽ cung cấp nhiệt độ cao để giết chết vi khuẩn và việc thức ăn nóng là an toàn đối với hầu hết các vi trùng gây nhiễm trùng đường ruột.

Chú ý: ăn những thực phẩm chưa nấu chín cũng có thể khó tiêu hóa hơn và có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn. 

3.7. Nên đảm bảo ăn uống sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng

Trong trường hợp sức đề kháng của bệnh nhân bị giảm, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Sau đây một số biện pháp giúp đảm bảo vệ sinh trong ăn uống để giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, cụ thể là:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi nấu và ăn.
  • Dụng cụ nấu ăn và dao của bạn cần phải được làm sạch trước khi nấu.
  • Giữ cho thực phẩm chưa qua chế biến tiếp xúc với thực phẩm đã được nấu chín.
  • Bảo quản lạnh thực phẩm bất cứ khi nào có thể và tránh để các món ăn còn sót lại sau bữa ăn ở nhiệt độ phòng.

Việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong hóa trị ung thư sẽ có thể giúp người đạt được hiệu quả điều trị một cách tốt nhất và đồng thời giúp hồi phục sức khỏe sau quá trình điều trị.

4. Người bệnh nên ăn gì sau khi hóa trị ung thư? 

Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp trả lời cho câu hỏi người bệnh nên ăn gì sau khi hóa trị ung thư:

4.1. Bột yến mạch

Bột yến mạch chứa 1 lượng lớn carbohydrate, protein và chất chống oxy hóa, cũng như có chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe hơn phần lớn các loại ngũ cốc khác. Bột yến mạch cũng có công dụng giúp cân bằng đường ruột, vì có chứa beta glucan, đây một loại chất xơ hòa tan rất tốt đối với một số loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.

Bột yến mạch không có mùi vị và kết cấu mịn của bột yến mạch sẽ đặc biệt có lợi nếu như bạn đang gặp phải các tác dụng phụ thông thường của phương pháp hóa trị như khô miệng hoặc lở miệng.

4.2. Quả bơ

Trong trường hợp này bạn bị chán ăn sau khi điều trị hoá trị thì việc ăn quả bơ sẽ giúp cung cấp lượng calo cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết vào chế độ ăn uống của bạn.

Quả bơ chứa rất nhiều chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe của người bệnh, có thể giúp giảm cholesterol LDL (xấu) và làm tăng cholesterol HDL (tốt). Trong bơ cũng có chứa nhiều chất xơ có công dụng giúp làm tăng khối lượng phân và giúp nuôi các vi khuẩn chí trong đường ruột của bạn.

Bơ được coi là 1 loại quả giúp bổ sung dinh dưỡng rất tốt khi đang hóa trị ung thư. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện chứng khô miệng, táo bón và lở miệng. Bạn có thể xay nhuyễn và phết bơ lên bánh mì nướng hay cắt lát để phủ lên bát ngũ cốc, đậu hay súp.

4.3. Quả trứng

Mệt mỏi là một tác dụng phụ rất hay gặp trong điều trị hóa trị. Trứng có thể làm giảm đi sự mệt mỏi nhờ giúp nguồn cung cấp protein và chất béo dồi dào.

Trong một quả trứng (44 gam) sẽ có chứa khoảng 6g protein và 4g chất béo. Chất béo trong trứng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn protein sẽ giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ, điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị hóa trị. Sự kết hợp của protein và chất béo có trong trứng sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và làm dịu đi cơn mệt mỏi. Thêm vào đó, nhờ vào kết cấu mềm mịn của trứng sẽ rất thích hợp cho những người bệnh đang thực hiện hoá trị mà bị lở miệng.

Tuy nhiên cần đảm bảo rằng trứng được nấu chín kỹ, lòng đỏ và lòng trắng chín hoàn toàn, để giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

4.4. Nước dùng

Trong những trường hợp mà người bệnh bị thay đổi vị giác thì nước dùng là một phương án thay thế tuyệt vời để giữ cho bạn luôn đủ nước.

Nước dùng được chế biến bằng cách đun cách thủy với rau, thảo mộc và có thể thêm thịt hay gia cầm, kèm với xương nếu muốn. Trong quá trình đun này, các chất điện giải sẽ được hòa tan vào trong nước dùng, bao gồm các chất dinh dưỡng phải kể đến như natri, kali, clorua và canxi. Các chất này có công dụng giúp giữ cho cơ thể của bạn hoạt động bình thường. Uống nước dùng sẽ rất có lợi nếu bạn đang mất chất điện giải do nôn mửa, đổ mồ hôi hay do tiêu chảy.

Nếu như bạn đang thèm ăn, có thể thêm thịt gà, đậu phụ hay rau củ vào nước dùng. Sử dụng nước dùng có thể giúp làm dịu cơn đau nếu bạn đang bị loét miệng. Để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt khi bệnh nhân đang bị khô miệng hay chán ăn, có thể cho vào đó một thìa bột protein không hương vị như bột collagen.

Tuy nhiên, bệnh nhân nên uống từng ngụm nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Bên cạnh đó việc sử dụng nước dùng rất tốt vì có chứa chất xơ giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn.

4.5. Hạnh nhân

Hạnh nhân là một nguồn thực phẩm rất giàu mangan và đồng, chiếm tới 27% và 32% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.

ung-thu-an-gi
Người bệnh nên ăn gì sau khi hóa trị ung thư?

Những khoáng chất này sẽ có thể tạo thành superoxide dismutases và một số chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể. Những hoạt chất này sẽ giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào. Tuy nhiên, nếu như bạn đang bị loét miệng các hạt này sẽ không dễ ăn hạnh nhân.

4.6. Hạt bí ngô

Trong hạt bí ngô rất giàu chất béo, protein và các chất chống oxy hóa như vitamin E, có công dụng giúp chống viêm hiệu quả.

Một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như truyền máu, cũng có thể làm tăng nguy cơ quá tải sắt hay thừa sắt trong cơ thể. Nếu như bạn xuất hiện triệu chứng cơ thể bị thừa sắt, thì bạn nên xem xét lại lượng hạt bí ngô cũng các thực phẩm giàu chất sắt khác trong bữa ăn.

4.7. Bông cải xanh và một số loại rau củ họ cải khác

Các loại rau củ họ cải, đặc biệt là bông cải xanh sẽ cung cấp một lượng đáng kể vitamin C rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa sulforaphane, đây một hợp chất thực vật có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe não bộ. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng sulforaphane sẽ giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào não khỏi bị tổn thương cũng như tác động tích cực đến sức khoẻ.

4.8. Các loại sinh tố tự làm

Sinh tố tự làm là một lựa chọn hoàn hảo cho những người mà đang đi điều trị ung thư đang thực hiện hoá trị mà gặp khó khăn khi nhai thức ăn đặc hay không đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.

Bệnh nhân có thể chọn các thành phần tốt nhất tùy theo các triệu chứng cũng như phù hợp với khẩu vị của bạn.

4.9. Bánh mì hay bánh quy giòn

Bánh mì trắng hay bánh quy là 1 lựa chọn tốt khi bạn đang bị tiêu chảy hay buồn nôn vì chúng sẽ dễ tiêu hóa. Bánh quy giòn có vị mặn đặc biệt hữu ích giúp bổ sung lượng natri bị mất do nôn mửa hay do tiêu chảy.

4.10. Cá

Dinh dưỡng từ cá sẽ có thể giúp những người đang thực hiện hoá trị cung cấp đủ lượng protein và axit béo omega-3. Omega-3 là chất béo quan trọng mà bệnh nhân phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống của mình. Chúng có đặc tính chống viêm và giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ rất tốt. Thêm vào đó, việc ăn nhiều protein và những thực phẩm giàu chất béo sẽ có lợi cho sức khỏe người bệnh giúp bạn tránh giảm cân không tốt trong quá trình điều trị.

Cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore và cá mòi đều có chứa loại chất béo này đặc biệt cao. Những loại cá béo hơn như cá hồi và cá trích còn là nguồn cung cấp vitamin D, cần thiết hệ thống miễn dịch và xương. Trên thực tế, trong một miếng cá hồi nhỏ (170 gram) cung cấp 113% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.

Cá là nguồn thực phẩm rất giàu axit béo omega-3 và vitamin D. Do đó, khi ăn các thực phẩm giàu chất béo và protein như cá sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sụt cân ở người bệnh và đồng thời vitamin D rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Và tốt nhất người bệnh nên ăn hai phần cá mỗi tuần.

4.11. Nước thịt

Khô miệng là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị hóa trị. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh ung thư khó nuốt thức ăn, do đó bệnh nhân có thể rưới một chút nước thịt lên các món ăn có thể cảm thấy dễ ăn hơn.

4.12. Cà rốt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ New Zealand, các hợp chất thực vật trong cà rốt sẽ có thể giúp tăng cường hiệu quả của điều trị hóa trị.

4.13. Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như gạo, chuối, táo (đã nấu chín), bánh mì nướng… có thể giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy do hóa trị. Ngược lại, bệnh nhân ung thư nên tránh các món ăn có chứa nhiều chất béo vì những thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy thêm nghiêm trọng.

4.14. Ngũ cốc nguyên hạt

Nếu như bị táo bón sau khi hóa trị, bệnh nhân ung thư nên chú ý uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu chất xơ (như bánh mì, trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan…) để giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) cũng khuyến cáo bệnh nhân ung thư đang thực hiện hóa trị nên uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày.

4.15. Kẹo gừng

Việc nhấm nháp chút kẹo gừng hay uống nước gừng trước hay trong khi ăn sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, chóng mặt do hóa trị.

4.16. Nước cam

Uống nước cam hay nước chanh có thể giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp làm giảm tình trạng khô miệng sau khi hóa trị. Tuy nhiên, nếu như bị đau họng, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm có vị chua.

4.17. Hành và tỏi

Hành và tỏi đều là loại thực phẩm rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và chống lại các tế bào ung thư.

4.18. Thực phẩm giàu protein nạc

Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ) khuyến khích người bệnh ung thư nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều protein nạc để cung cấp năng lượng và giúp cơ bắp khỏe mạnh khi hóa trị. Các thực phẩm giàu protein nạc mà người bệnh nên ăn bao gồm: Trứng, cá, đậu phụ và thịt gà (đã lọc bỏ da).

4.19. Thực phẩm giàu selen

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm giàu selen như cá hồi, yến mạch, gạo lứt… có thể giúp làm tăng cường hệ miễn dịch cũng như giúp chống lại các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và ung thư hắc tố.  

5. Những loại thực phẩm không nên ăn khi điều trị hóa trị ung thư

  • Tránh sử dụng những đồ ăn và đồ uống gây nóng rát.
  • Tránh ăn những đồ cay: như sốt cay, món có ớt, cà ri.
  • Hạn chế ăn đồ ăn, thức uống giàu axit như cà chua, họ cam.
  • Đồ ăn cứng, giòn như: khoai tây, ngô chiên.
  • Đồ uống có cồn.
  • Đồ uống hay thực phẩm chứa cafein như cà phê, trà đen, soda, sô cô la.
  • Thực phẩm hay đồ uống sinh khí gas như cải bắp, súp lơ xanh, sữa đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành.
  • Đồ ăn chiên rán và thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho câu hỏi người bệnh ung thư nên ăn gì sau khi hóa trị ung thư. Hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, bao gồm khô miệng, mệt mỏi, thay đổi vị giác, loét miệng và buồn nôn. Những tác dụng phụ này sẽ làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hay không hứng thú. Do đó, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn khoa học nhất để giúp phục hồi sau điều trị được nhanh nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7