Những tác dụng phụ khi hóa trị ung thư mà người bệnh nên biết

Những tác dụng phụ khi hóa trị ung thư là một vấn đề khiến cho nhiều người bệnh băn khoăn. Hóa trị là 1 trong những phương pháp điều trị không thể thiếu trong quá trình điều trị các bệnh lý ung thư nói chung. Mặc dù hóa trị có thể giúp hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư bệnh tuy nhiên phương pháp này cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vậy tác dụng phụ khi hóa trị ung thư như thế nào thì mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của GENK STF để hiểu rõ hơn nhé.

Xem thêm:

1. Hoá trị ung thư là gì?

Hóa trị điều trị ung thư là phương pháp sử dụng thuốc (hay chính là hóa chất hoặc chất độc gây chết tế bào) để tiêu diệt các tế bào phát triển và tránh tăng sinh nhanh bên trong cơ thể. Hóa chất đó được sử dụng để điều trị các loại ung thư vì những tế bào ung thư thường sẽ có đặc tính là nhân lên nhanh hơn so với đa số các tế bào thường trong cơ thể.

hoa-tri
Hoá trị ung thư là gì?

Đến nay, có hơn 100 loại thuốc hóa trị được dùng để điều trị ung thư, được phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo cơ chế tác dụng hay cấu trúc hóa học của thuốc. Tùy thuộc vào từng loại ung thư cũng như tình trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, các bác sĩ sẽ chỉ định cách thức sử dụng các loại thuốc này.

Một số nhóm thuốc hóa trị được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Chất ức chế topoisomerase
  • Tác nhân alkyl hóa tổng hợp
  • Kháng sinh phòng chống ung thư
  • Các chất chống chuyển hóa

Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo nhiều con đường khác nhau. Trong quá trình điều trị bệnh ung thư, hóa trị có thể được áp dụng theo nhiều cách như sau: sử dụng đơn độc, sau khi xạ trị, hoặc sử dụng trước hay sau khi tiến hành phẫu thuật, tùy theo từng mục đích cụ thể.

2. Khi nào thì cần hóa trị?

Hóa trị được sử dụng điều trị cho bệnh nhân ung thư bằng nhiều cách khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau của quá trình điều trị bệnh ung thư kể ngay từ khi phát hiện tế bào ung thư. Sử dụng hóa trị trong điều trị ung thư có mục đích tiêu diệt được hết những tế bào ung thư cũng như ngăn chặn bệnh không thể quay trở lại, đây còn được gọi là hóa trị triệt căn.

Tuy nhiên nếu như hóa trị không thể ngăn cản được các tế bào ung thư, thì hóa trị có tác dụng giúp kìm hãm và giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Xem thêm >>> Hóa trị ung thư và những loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư

3. Tại sao phương pháp hóa trị lại gây ra tác dụng phụ?

Hóa trị liệu là việc sử dụng các hóa chất để đưa vào cơ thể để tiêu diệt hay phá vỡ những tế bào đang phát triển nhanh như các tế bào ung thư. Do các thuốc hóa chất này được đưa đi khắp cơ thể nên chúng cũng có thể gây hại cho những tế bào bình thường khác. Chính các tác hại trên những tế bào bình thường của hóa trị chính là nguyên nhân đưa đến các phản ứng phụ của hóa trị.

4. Tác dụng phụ có thể cải thiện được hay không?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân dự phòng hay cải thiện các tác dụng phụ của hóa chất điều trị. Ngày nay có rất nhiều thuốc có tác dụng giúp cải thiện và giảm nhẹ các tác dụng phụ do hóa trị gây ra cho người bệnh. Việc dự phòng và điều trị tác dụng phụ được gọi là biện pháp chăm sóc giảm nhẹ hay điều trị nâng đỡ, đây là một phần quan trọng của điều trị ung thư.

Các bác sĩ và nhà khoa học hiện nay cũng đang nghiên cứu rất hăng say để phát triển các loại thuốc, kết hợp các loại thuốc cũng như cách thức điều trị để giảm thiểu các tác dụng phụ. Và hiện nay các loại hóa chất cũng có ít tác dụng phụ hơn so với các hóa chất điều trị ung thư trước đây.

5. Những tác dụng phụ khi điều trị hoá trị ung thư

5.1. Ảnh hưởng xấu đến máu và thành phần của máu

Sau những đợt hóa trị, bệnh nhân ung thư có thể gặp phải những vấn đề về máu. Cụ thể như sau: 

  • Thiếu hồng cầu: Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt và nhiều trường hợp còn thấy khó thở. Nếu nghiêm trọng hơn, sau điều trị bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, hoa mắt và chân tay lạnh. 
  • Thiếu bạch cầu: Khi thiếu bạch cầu sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể của người bệnh bị suy giảm vì bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cho cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Người bệnh sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, dễ bị virus tấn công, bị viêm đường tiết niệu cũng như gặp phải tình trạng lở loét miệng,…
  • Thiếu tiểu cầu: Những trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu khi hóa trị sẽ có biểu hiện đó là bị xuất huyết dưới da hay bị xuất huyết nội tạng, chẳng hạn như có hiện tượng chảy máu cam, nôn ra máu hay phân có lẫn máu tươi, lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ nhiều hơn bình thường,…

5.2. Những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa 

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trên đường tiêu hoá là:

  • Suy giảm chức năng gan: Gan là cơ quan có nhiệm vụ thải độc cho cơ thể nên sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên bởi hóa chất điều trị ung thư. Quá trình sử dụng các loại hóa chất cũng sẽ khiến cho các thế bào gan bị tổn thương men gan có nguy cơ tăng cao và đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho cơ thể. 
  • Trên đường ruột: Sự tác động của các loại hóa chất sẽ có thể khiến những tế bào niêm mạc đường ruột bị tiêu diệt hay suy giảm nặng nề. Hệ miễn dịch của đường ruột cũng suy giảm, từ đó mà bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón,…

Bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng như nôn và buồn nôn, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng,… Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó nhai, khó nuốt hay lở loét quanh miệng khiến người bệnh bị chảy máu, nhiễm trùng. 

5.3. Gây khô da và rụng tóc

Đây là tác dụng phụ của phương pháp hóa trị mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Một số loại thuốc hóa trị có thể tác động trực tiếp đến nang lông khiến xảy ra hiện tượng rụng tóc ngay trong những tuần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời và sau đợt điều trị tóc sẽ mọc trở lại. 

Ngoài rụng tóc, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề về da. Người bệnh điều trị hoá trị có thể bị kích ứng da nhẹ, cụ thể đó là tình trạng da bị khô, có hiện tượng ngứa, phát ban và da của bệnh nhân sẽ thường nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đóm, móng tay, móng chân của người bệnh nhân sau hóa trị cũng giòn, dễ gãy hơn bình thường và bị ngả sang màu nâu hay màu vàng, thậm chí một vài trường hợp móng tay và móng chân còn bị bong khỏi nền móng.

5.4. Tăng nguy cơ đau tim

Những loại thuốc hóa trị có tính độc hại cao do đó có thể gây suy yếu cơ tim và ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của cơ tim, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim.

5.5. Gây ảnh hưởng đến chức năng hệ bài tiết 

Khi hóa trị, thận của người bệnh sẽ là 1 trong những cơ quan phải làm việc liên tục và dễ bị tổn thương. Người bệnh sẽ có thể gặp phải tác dụng phụ như tiểu ít, hay tiểu nhiều lần.  

5.6. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Những bệnh nhân sau điều trị hóa trị sẽ có thể gặp phải những vấn đề về trí nhớ, bị khó tập trung khi suy nghĩ, suy giảm nhận thức có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hay có thể kéo dài trong nhiều năm.  

Bên cạnh đó, thuốc điều trị hóa trị cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau, bị ngứa ran ở bàn tay, hay run rẩy hay mệt mỏi, khả năng phản xạ kém. 

5.7. Ảnh hưởng đến tâm lý 

Người bệnh ung thư khi được điều trị bằng hóa trị có thể lo lắng hay sợ hãi, nhiều trường hợp suy nghĩ tiêu cực còn có thể dẫn đến trầm cảm. 

hoa-tri-ung-thu
Những tác dụng phụ khi điều trị hoá trị ung thư là gì?

Xem thêm >>> Đối phó với tác dụng phụ sau hóa trị ung thư máu qua chế độ ăn uống

6. Những tác dụng phụ của hóa trị sẽ kéo dài bao lâu?

Ở mỗi người bệnh và mỗi loại thuốc hoá trị, thời gian kéo dài những tác dụng phụ của hóa trị cũng sẽ khác nhau. Nhiều trường hợp người bệnh sẽ gặp phải rất ít tác dụng phụ và chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn. Ngược lại, ở nhiều bệnh nhân lại phải đối mặt với những tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng và lâu dài. 

Trong hầu hết trường hợp những tác dụng phụ này sẽ dẫn biến mất sau khi bệnh nhân dừng sử dụng thuốc và sau đó những tế bào bình thường hồi phục trở lại. Thời gian hồi phục trở lại kéo dài bao lâu cũng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. 

Các chuyên gia khuyên người bệnh nên trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản và trao đổi với bác sĩ để được giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình điều trị. Nếu như người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi đang trong thời kỳ sử dụng thuốc thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân điều trị ung thư cũng cần giữ vững tâm lý và tránh suy nghĩ tiêu cực.

7. Bệnh nhân cần làm gì trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị liệu?

  • Người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng về tất cả những thắc mắc hay lo lắng về loại thuốc mà mình sẽ được dùng, các nguy cơ không mong muốn có thể gặp cũng như cách theo dõi và phát hiện dấu hiệu bất thường.
  • Bệnh nhân nên tự trang bị cho mình và người thân những kiến thức cần thiết nhất về cách phòng tránh và điều trị các tác dụng phụ của thuốc. Đây là điều hết sức cần thiết, vì không ai có thể cảm nhận được rõ những thay đổi của cơ thể bằng chính bản thân mình.
  • Nếu như thấy bắt gặp dấu hiệu bất thường nào hãy báo cáo cho các nhân viên y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Các bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc, liều dùng và thời gian điều trị cũng như sẽ đưa ra các biện pháp điều trị giảm nhẹ.
  • Chuẩn bị cho bản thân tâm lý tích cực, vững vàng để chấp nhận và vượt qua bệnh tật trong thời gian dài.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tác dụng phụ khi hóa trị ung thư. Sống chung với ung thư một cách khỏe mạnh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, người bệnh cần lưu ý đến các tác dụng phụ để kịp thời phát hiện và xử trí kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cần nắm được những nguy cơ có thể gặp phải cũng như chú ý đến những thay đổi trong cơ thể.

Xem ngay >>> Cách xử lý tình trạng táo bón tiêu chảy, buồn nôn sau hóa trị ung thư

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: Chia sẻ từ người chồng của bệnh nhân ưng thư giai đoạn cuối

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7