Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao ở nước ta hiện nay. Phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ tử vong rất cao. Vì tính chất nguy hiểm như vậy nên nhiều người lo lắng không biết bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không. Mời bạn đọc cùng GenK STF cùng tìm hiểu về ung thư phổi giai đoạn cuối trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Hiểu rõ về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào ở phổi tăng sinh và phân chia một cách bất thường, vượt tầm kiểm soát của cơ thể. Các tế bào này phát triển rất nhanh và hình thành khối u, gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Lâu dần, nếu không phát hiện và điều trị sớm, các tế bào ác tính ở phổi sẽ xâm lấn và di căn đến cơ quan khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh một cách trầm trọng và có thể gây tử vong trong thời gian rất nhanh. 

Ung thư phổi phân loại làm 2 thể chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ 15% và có tốc độ phát triển rất nhanh. Còn ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ 85%, tiến triển chậm và có tiên lượng điều trị tốt hơn.

Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố là tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, bạn cần lưu ý như:

  • Tiền sử hút thuốc lá thường xuyên là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Tỷ lệ tử vong của người ung thư phổi có hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc là 80%. Các thành phần hóa chất trong thuốc lá rất độc hại với phổi và nhiều cơ quan khác. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút trực tiếp mà còn gián tiếp gây ảnh hưởng đến những người xung quanh hít phải khói thuốc.
  • Sống trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại như niken, amiăng, crom,… hoặc môi trường nhiễm phóng xạ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư phổi.
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi thì các thành viên còn lại sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn người khác.

Ở những giai đoạn sớm, bệnh ung thư phổi không có những triệu chứng biểu hiện rõ ràng. Đa phần các trường hợp phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu là do đi khám kiểm tra định kì vô tình phát hiện ra. Khi các triệu chứng đã trở lên rầm rộ và rõ ràng hơn, bệnh nhân đi khám đã phát hiện chuyển sang những giai đoạn muộn. Lúc này, việc can thiệp điều trị đã trở lên khó khăn hơn rất nhiều và tỷ lệ điều trị ổn định sống trên 5 năm giảm xuống rất thấp.

Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?

Theo các chuyên gia y tế, ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây qua bất kỳ con đường nào, kể cả ung thư phổi giai đoạn cuối cũng không lây bạn nhé. Vì thế, người thân gia đình, bạn bè vẫn tiếp xúc và chăm sóc người bệnh một cách bình thường. Hơn nữa, người bệnh khi phát hiện ở giai đoạn cuối sẽ rất lo lắng, sợ hãi và tuyệt vọng, cần có sự quan tâm chăm sóc, động viên của người thân và gia đình để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền

Bệnh ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên bệnh lý này có khả năng di truyền trong gia đình với tỷ lệ khoảng 5-10%. Vì với bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ có tế bào bị đột biến gen và có thể di truyền cho các thế hệ sau. Tiền sử trong gia đình có người bị bệnh ung thư phổi kết hợp thêm các yếu tố nguy cơ khác sẽ càng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không là không bạn nhé. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình sẽ có tỷ lệ nhỏ có khả năng di truyền nên cần quan tâm đến sức khỏe và chủ động khám kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường nếu có.

Chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối như nào?

Với những thông tin trên, các bạn đã nắm rõ ung thư phổi giai đoạn cuối hoàn toàn không lây truyền. Vì thế người thân vẫn chăm sóc bệnh nhân bình thường, luân đồng hành cùng người bệnh để người bệnh vững tâm điều trị, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Bạn cần lưu ý một số thông tin sau để chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối tốt nhất:

Đồng hành cùng bệnh nhân tuân thủ tốt các phác đồ điều trị

Khi phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối thì tiên lượng chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này là rất thấp. Mục tiêu của điều trị ở giai đoạn cuối là kìm hãm tốc độ phát triển của khối u, điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. 

Nhiều người bệnh khi phát hiện ở giai đoạn cuối thì có suy nghĩ từ bỏ điều trị, vì nghĩ rằng có điều trị cũng không có tác dụng gì. Người thân cần bên cạnh và động viên tinh thần giúp người bệnh yên tâm, tin tưởng vào phác đồ. Nếu tuân thủ điều trị tốt và đáp ứng tốt với phác đồ người bệnh vẫn có cơ hội kéo dài thời gian sống hơn so với để tự nhiên không điều trị gì.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ khoa học cho người bệnh

Ở giai đoạn cuối, không chỉ phổi bị ảnh hưởng mà nhiều cơ quan khác cũng bị suy yếu, dẫn đến sức khỏe và thể trạng người bệnh sụt giảm rất nhanh. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng giúp bệnh nhân phục hồi lại một phần sức khỏe và giúp tăng chất lượng sống cho người bệnh.

Bạn nên chế biến những món ăn mà bệnh nhân thích ăn, tăng cường bổ sung chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa để giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Các món ăn nên chế biến dưới dạng mềm, lỏng để người bệnh hấp thụ được tốt hơn. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều rau xanh và các loại nước ép hoa quả để tăng cường chất khoáng cho người bệnh. 

Động viên tinh thần giúp người bệnh luân thoải mái, vui vẻ

Khi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh ung thư phổi sẽ rất suy sụp tinh thần, bi quan và lo lắng. Người thân cần luôn bên cạnh để động viên, an ủi giúp người bệnh vực lại tinh thần. Có một tinh thần thoải mái, tích cực sẽ giúp bệnh nhân đáp ứng với phác đồ điều trị tốt hơn. Ngoài ra, tinh thần thoải mái, lạc quan cũng sẽ giúp bệnh nhân giảm đỡ cảm giác đau đớn, mệt mỏi hơn.

Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vận động nhẹ nhàng

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường uể oải mệt mỏi và không muốn vận động. Nếu chỉ nằm một chỗ tinh thần người bệnh sẽ cảm thấy trì trệ, bí bách và càng làm người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu hơn. Bạn cần động viên người bệnh, đưa người bệnh đi dạo nhẹ nhàng bên ngoài hoặc hướng dẫn người bệnh vận động nhẹ tại giường sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức khỏe, tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Các phương pháp phòng ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi không lây truyền, tuy nhiên người thân trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường. Vì thế, bạn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa sớm đảm bảo cho sức khỏe bản thân:

Nếu bạn đang có thói quen hút thuốc lá cần từ bỏ càng sớm càng tốt. Hoặc ngay cả khi bạn không hút thuốc nhưng có người thân trong gia đình hút thuốc, bạn sẽ hít phải khói thuốc lá một cách thụ động. Vì thế, cần động viên cả các thành viên khác trong gia đình từ bỏ thói quen này nếu đang có hút thuốc.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia và chất kích thích cũng là một cách giúp phòng ngừa ung thư phổi. Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và tăng cường đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.

Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường thể trạng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên rất cần thiết với những người trong gia đình có người thân mắc ung thư phổi, giúp bạn kiểm soát sớm những bất thường trong cơ thể để có hướng theo dõi, can thiệp sớm.

Hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không. Người thân trong gia đình cần nắm rõ các thông tin để chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất và chủ động những biện pháp phòng ngừa sớm để đảm bảo sức khỏe bản thân được tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

https://youtu.be/MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ