Xạ trị ung thư là gì? Xạ trị ung thư có cần cách ly hay không?

Xạ trị ung thư có cần cách ly hay không là một vấn đề được rất nhiều người bệnh đang điều trị ung thư quan tâm tìm hiểu. Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Do đó xạ trị ung thư có cần cách ly là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra kể cả bệnh nhân đang đi điều trị cũng như người nhà. Vậy để hiểu hơn về vấn đề này mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Phương pháp điều trị ung thư bằng xạ trị là gì?

Xạ trị liệu là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua các bức xạ ion hóa có năng lượng cao (như tia X, tia gamma, chùm proton, chùm tia điện tử,…). Đây đều là các tia bức xạ có năng lượng cao, khi chiếu vào tế bào ung thư thì nó sẽ gây ra sự tổn thương không hồi phục ADN của tế bào (như gãy, đảo đoạn, đứt đoạn,…) và từ đó hình thành nên các tế bào đột biến, dễ chết hơn. Bên cạnh đó, các tia xạ còn tạo ra các gốc tự do, các gốc này cũng sẽ hủy hoại tế bào ung thư thông qua việc phá hủy ADN hay màng tế bào.

xa-tri-ung-thu
Phương pháp điều trị ung thư bằng xạ trị là gì?

Xạ trị có thể được sử dụng độc lập trong điều trị ung thư hay sử dụng phối hợp với các phương pháp khác nhằm các mục đích:

  • Điều trị triệt căn: Để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư
  • Điều trị dự phòng: Phòng ngừa tái phát và di căn ung thư sau điều trị
  • Điều trị hỗ trợ: Làm giảm kích thước của khối u, tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm lấn của khối u, từ đó giúp hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác.
  • Điều trị giảm nhẹ: với mục tiêu giảm bớt các triệu chứng bệnh (thường ở các giai đoạn muộn) như giảm đau, giảm áp, cầm máu,…

Xạ trị đều mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh lý ung thư, tuy vậy cả hai phương pháp này đều gây ra nhiều tổn hại lên các tế bào lành và có thể gây ra những biến chứng hết sức nghiêm trọng lên cơ thể người bệnh. Hầu hết các tác dụng phụ của phương pháp điều trị này sẽ hết sau khi người bệnh kết thúc đợt trị liệu bằng xạ trị.

2. Có nên điều trị xạ trị ung thư hay không?

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh mà điều trị ung thư bằng xạ trị có thể giúp các bệnh nhân ung thư như sau:

  • Giúp giảm thiểu triệu chứng do khối u gây ra cho bệnh nhân.
  • Kiềm chế: xạ trị giúp làm chậm đi sự phát triển của khối u.
  • Chữa khỏi: trong nhiều trường hợp người bệnh  sau khi xạ trị các tế bào ung thư không còn tìm thấy và nguy cơ tái phát bệnh không cao.

Chính vì những lý do đó mà người bệnh nên xạ trị để điều trị ung thư, tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

3. Những tác dụng phụ của xạ trị ung thư thường gặp nhất

Ung thư là bệnh lý vô cùng phức tạp, nên dường như chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ. Và việc chọn lựa phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị, hoặc kết hợp cả 3 phương pháp này. Hóa xạ trị là phương pháp điều trị không những tiêu diệt cả tế bào ung thư mà còn tiêu diệt cả tế bào lành. Đặc biệt là các tế bào máu được sinh ra từ tủy xương, các tế bào đường tiêu hóa, tóc, tim, phổi khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khổ sở.

Dưới đây là các tác dụng phụ mà người bệnh ung thư có thể gặp phải:

  • Người bệnh dễ bị bội nhiễm do suy giảm số lượng bạch cầu dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
  • Giảm số lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu dẫn đến suy giảm chuyển hóa, khó cầm máu khi có vết thương lớn.
  • Buồn nôn và nôn
  • Khô miệng, lở miệng, khó nhai, khó nuốt và sụt cân
  • Tiêu chảy
  • Rụng tóc, thường xảy ra sau từ 3 đến 4 tuần của đợt điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, nếu người bệnh sức khỏe tốt thì tóc mới sẽ mọc trở lại sau một vài tuần kể từ khi kết thúc đợt điều trị cuối cùng.

Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ của các phương pháp này phụ thuộc vào bức xạ và liều lượng cũng như khoảng cách của các đợt điều trị và mức độ phát triển của khối u. Và theo thống kê cho thấy, khoảng 30% bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt trước khi chết vì khối u.

4. Xạ trị ung thư có cần cách ly?

Hiện nay, xạ trị được chia thành 2 phương pháp điều trị chính đó là xạ trị trong và xạ trị ngoài. Vậy để biết xạ trị ung thư có cần cách ly thì bạn hãy cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây:

4.1. Phương pháp xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao như: tia X, tia gamma, tia proton,… chiếu trực tiếp vào vị trí khối u. Để nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Quá trình này, người bệnh được thực hiện điều trị trong phòng kín với những thiết bị riêng.

Câu hỏi đặt ra là người xạ trị ung thư có cần cách ly? Câu trả lời là bệnh nhân xạ trị sẽ không gây ảnh hưởng gì đến người thân và những người xung quanh. 

4.2. Phương pháp xạ trị trong

Xạ trị trong là phương pháp sử dụng một số loại thuốc đặc biệt bằng cách tiêm, truyền, uống đưa vào cơ thể người bệnh.

Xạ trị trong thông qua tiêm và uống chất phóng xạ

sau-xa-tri-ung-thu-co-anh-huong-den-nguoi-xung-quanh
Xạ trị ung thư có cần cách ly?

Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiêm hay uống thuốc xạ trị như iod phóng xạ. Lúc này người bệnh sẽ chính là một nguồn phóng xạ. Do đó, bệnh nhân sẽ có thể gây tác động xấu đến người xung quanh. Vì vậy người bệnh cần được cách ly.

Tuy nhiên, các loại thuốc xạ trị này sẽ rời khỏi cơ thể sau vài tuần. Các chất thải của bệnh nhân như nước tiểu, mồ hôi, nước bọt và phân có thể chứa thuốc xạ trị do cơ thể loại thải ra ngoài. Vì vậy mọi người xung quanh người bệnh nên hết sức chú ý. Bởi đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm phóng xạ.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa lây nhiễm đặc biệt:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà bông sau khi đi vệ sinh.
  • Dội rửa toilet thật kỹ sau khi sử dụng.
  • Sử dụng các dụng cụ sinh hoạt riêng (như cốc, khăn tắm, bàn chải đánh răng…)
  • Tránh hôn và quan hệ tình dục trong thời gian
  • Giữ khoảng cách với người khác khoảng một cánh tay từ 2 đến 24 giờ sau trị liệu. Riêng đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh cần phải hạn chế tiếp xúc lâu dài.
  • Nên uống nhiều nước đẩy nhanh iod phóng xạ ra ngoài.

Xạ trị trong cấy phóng xạ

Xạ trị trong cấy phóng xạ là liệu pháp xạ trị đưa chất phóng xạ đã niêm phong bằng kim loại. Khi điều trị xạ trị trong cấy phóng xạ thì bệnh nhân cần có những biện pháp tránh lây nhiễm đặc biệt với những người xung quanh. 

Các bác sĩ cho biết, so với phương pháp trên độ phóng xạ của những nguồn này sẽ yếu hơn. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần tránh tiếp xúc gần với người thân trong vài ngày đầu. Bởi vì lúc này, hoạt động của phóng xạ cao nhất nên cần cách ly để tránh bị lây nhiễm.

Đặc biệt, người bệnh cần tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ em – những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng của phóng xạ hơn trong vòng vài phút. Người bệnh cũng cần lưu ý là phải sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

5. Khoảng cách an toàn đối với bệnh nhân sau xạ trị là bao xa?

Xạ trị là phương pháp điều trị tương đối an toàn cho bệnh nhân và những người xung quanh. Đối với bệnh nhân xạ trị ngoài hay xạ trị trong, sau khi điều trị xong, bệnh nhân hoàn toàn an toàn với những người xung quanh và không cần phải giữ khoảng cách hay cách ly với người bệnh vì bệnh nhân hoàn toàn không mang phóng xạ trong người. Đối với bệnh nhân mà điều trị bằng chất phóng xạ, thì thời gian cách ly tùy theo loại thuốc và liều lượng. Ví dụ điều trị Iod phóng xạ ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì cần giữ khoảng cách với người xung quanh từ 1 đến 2 mét, tránh đến những nơi  đông người, phải được ở phòng riêng trong từ 3 đến 7 ngày tùy theo liều lượng thuốc uống. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho câu hỏi xạ trị ung thư có cần cách ly hay không. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho người bệnh khi bước vào phác đồ điều trị xạ trị.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7