Sự thật: Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Bên cạnh viêm phế quản cấp tính và mạn tính, viêm phế quản dạng hen cũng là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về mức độ nguy hiểm của viêm phế quản dạng hen. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Khái niệm viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản hay còn có tên gọi khác là viêm phế quản co thắt là tình trạng bệnh lý nặng hơn so với viêm phế quản. Ngoài tình trạng lòng phế quản bị viêm, sưng phù nề, dịch nhầy tăng tiết, phế quản còn bị co thắt tạm thời dẫn đến tình trạng khó thở ở người bệnh viêm phế quản dạng hen nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh viêm phế quản thông thường.

Người bệnh thường có triệu chứng khó thở, khò khè, ho nhiều hơn. Mặc dù các triệu chứng của bệnh gần giống như triệu chứng của hen nhưng chưa đủ căn cứ để chẩn đoán là hen phế quản. Những người bị hen phế quản sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản co thắt nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm phế quản co thắt cũng bị hen. Trẻ nhỏ là đối tượng thường bị tình trạng viêm phế quản co thắt nhiều hơn. 

Một số triệu chứng điển hình của viêm phế quản dạng hen bao gồm:

  • Những ngày đầu thường có những triệu chứng của cảm cúm thông thường như sốt nhẹ, ho và sổ mũi.
  • Ban đầu có thể là ho khan sau đó đờm bắt đầu xuất hiện và đờm càng ngày càng nhiều hơn. Và người bệnh thường xuyên cảm thấy có dịch đờm trong cổ họng.
  • Dịch đờm trong cổ họng nhiều nên người bệnh thường có cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
  • Dịch nhầy ở trong đường hô hấp nên người bệnh thở sẽ có tiếng khò khè, một số trường hợp nặng sẽ có triệu chứng khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm phế quản dạng hen là do vi khuẩn, virus tấn công gây ra viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính. Trong đó, tác nhân virus gây bệnh thường gặp hơn bao gồm các loại virus hợp bào hô hấp RSV, virus cúm, Adenovirus… Các loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm phế quản co thắt bao gồm phế cầu, liên cầu khuẩn, tụ cầu, H.influenzae type b,….

Bên cạnh nguyên nhân chính như trên, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản co thắt bao gồm:

  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí trong một thời gian dài.
  • Những người có dị ứng với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất,… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản co thắt cao hơn bình thường.
  • Những người làm trong các nhà máy liên quan đến chăn nuôi, ngũ cốc, khai thác than, dệt may,… sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân có thể gây kích ứng cho phổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản dạng hen.
  • Những người có tiền sử hút thuốc lá thường xuyên hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động thường xuyên cũng có thể dẫn tới bệnh lý viêm phế quản dạng hen.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… hay các bệnh lý khác về phổi cũng sẽ có nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt cao hơn người bình thường.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác như tâm lý thường xuyên bất ổn, căng thẳng, lạm dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc chẹn beta…

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Viêm phế quản dạng hen nếu được phát hiện từ sớm khi các triệu chứng còn nhẹ và được điều trị tích cực kịp thời thì tỷ lệ điều trị khỏi bệnh rất cao. Thời gian điều trị bệnh lý này có thể kéo dài 1-2 tuần tùy vào mức độ bệnh lý và thể trạng của mỗi người. Nếu bệnh ngay từ đầu đã có những biểu hiện triệu chứng nặng và không được can thiệp chữa trị kịp thời ngay có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xẹp phổi là biến chứng thường gặp nhất là mất chức năng thông khí của phổi, dẫn đến thiếu oxy đến não có thể gây ra bại não.
  • Tràn khí màng phổi xảy ra do các phế nang bị giãn rộng dẫn đến bị rách vỡ và gây tràn khí ra ngoài. Khi bị tràn khí màng phổi, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau tức ngực, nhịp tim nhanh, khó thở, tím tái.
  • Viêm phế quản bội nhiễm do vi khuẩn phát triển nhanh chóng lan xuống nhu mô phổi và phế nang gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng.
Viêm phế quản dạng hen có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
  • Tâm phế mạn là biến chứng thường gặp ở nhóm người trong độ tuổi trung niên, bệnh thường tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy là tình trạng các phế nang bị mất dần độ đàn hồi, không hồi phục dẫn đến tình trạng khó thở thường xuyên, người bệnh phải thở gắng sức kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm nhất, nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Phụ nữ mang thai mắc viêm phế quản co thắt ở thời kỳ 24-36 tuần có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh non,…

Như vậy, viêm phế quản dạng hen có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần phát hiện bệnh và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Làm sao để tránh các biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản dạng hen?

Để tránh được các biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản dạng hen, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

Chẩn đoán bệnh sớm

Các triệu chứng của viêm phế quản co thắt gần giống với hen phế quản. Vì thế ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng để đưa ra được chẩn đoán chính xác thì mới có hướng điều trị thích hợp, giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh một cách nhanh nhất.

Một số phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản dạng hen bao gồm:

  • Đo phế dung: Đây là một phương pháp đo chức năng phổi, người bệnh chỉ cần hít vào và thở ra từ ống ngậm có gắn với thiết bị đo.
  • Xquang ngực thẳng giúp đánh giá những tổn thương ở phổi, giúp sơ bộ đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ho, khó thở.
  • Lưu lượng thở ra cao điểm: Bác sĩ sẽ dùng máy đo lưu lượng thở ra cực đại để đo lực không khí người bệnh thở ra.

Tuân thủ phác đồ điều trị

Sau khi có chẩn đoán xác định, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn chỉ định điều trị của bác sĩ đưa ra để kiểm soát bệnh viêm phế quản co thắt tốt nhất. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị hen phế quản và thuốc điều trị viêm phế quản. Thuốc điều trị hen phế quản giúp cắt cơn hen và kiểm soát cơn hen một cách lâu dài. Thuốc điều trị viêm phế quản dùng để điều trị các triệu chứng như ho, sốt, viêm nhiễm.

Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm phế quản dạng hen bao gồm:

  • Thuốc điều trị hen lâu dài bao gồm: thuốc điều hòa miễn dịch (omalizumab); Corticoid dạng hít (flunisolide, budesonide, flnomasone propionate và triamcinolone acetonide); thuốc điều chế Leukotriene như montelukast (Singulair ) và các thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài như salmeterol…
  • Thuốc giãn phế quản nhanh như albuterol sulfate và levalbuterol.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt không chứa steroid như ibuprofen, acetaminophen,…
  • Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi xác định được có nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm ho, long đờm dùng trong trường hợp người bệnh ho nhiều gây mất ngủ, mệt mỏi.

Một số thực phẩm nên kiêng

Để phác đồ điều trị viêm phế quản dạng hen đạt hiệu quả tốt nhất và giúp phòng tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh cũng cần lưu ý kiêng một số thực phẩm như sau:

  • Những thực phẩm gây dị ứng: Có một tỷ lệ nhỏ khoảng 5% người bệnh có triệu chứng viêm phế quản co thắt nặng hơn do tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, trong đó có thức ăn. Vì thế, nếu bạn đang bị dị ứng với thực phẩm gì thì nên kiêng tuyệt đối loại thực phẩm đó, đặc biệt lưu ý tránh cả những chế phẩm làm từ thực phẩm đó.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Ăn các thực phẩm chứa hàm lượng natri cao sẽ làm gia tăng phản ứng với khí quản. Vì thế, bạn nên kiêng các loại thức ăn quá mặn, đồng thời nên kiêng cả những đồ ăn có vị chua như giấm, chanh.
  • Các thực phẩm cay nóng có thể gây hiện tượng kích ứng thực quản và có thể làm các triệu chứng ho trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế người bệnh nên tránh sử dụng những loại thực phẩm này. 

Các biện pháp phòng ngừa viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không chúng đã có được câu trả lời. Để không phải lo lắng về những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, chúng ta cần chủ động sớm các biện pháp phòng ngừa viêm phế quản dạng hen, cụ thể như sau:

  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh những ảnh hưởng của khói bụi, ô nhiễm xâm nhập vào phổi.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, đảm bảo nơi ở và nơi làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Với những người bị dị ứng với bụi, phấn hoa, lông thú cưng nên sử dụng bộ lọc không khí và không nuôi thú cưng.
  • Giặt sạch chăn ga gối đệm thường xuyên và phải phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc tránh xa những người đang hút thuốc lá để tránh các tổn thương tác động xấu đến phổi.
Bỏ thuốc lá là một phương pháp giúp bạn và người thân phòng ngừa bệnh viêm phế quản dạng hen
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
  • Nếu bạn đang bị các bệnh lý về viêm đường hô hấp trên hay các bệnh lý khác về phổi cần điều trị dứt điểm càn sớm càng tốt.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ được đáp án của câu hỏi viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không. Quan trọng, bạn cần phát hiện bệnh sớm, tuân thủ tốt phác đồ điều trị và tránh một số thực phẩm nên kiêng để giúp điều trị đạt kết quả tốt nhất và tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ