Bật mí: Bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp thường gặp gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi. Chính vì thế bị viêm phế quản có nên tập thể dục không là câu hỏi đang được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa việc tập thể dục với bệnh viêm phế quản để đưa ra lời giải cho câu hỏi trên trong bài viết của GenK STF dưới đây. 

Xem thêm:

Giải đáp: Bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?

Viêm phế quản là bệnh lý có viêm nhiễm ở các nhu mô phổi là lòng ống phế quản, dẫn đến tình trạng đường thở bị hẹp lại và chứa nhiều chất nhầy. Đường thở bị hẹp và chứa nhiều chất nhầy nên lượng oxy hít vào và lượng carbon thải ra sẽ bị giảm đi. Các nhu mô phổi bị viêm cũng sẽ kém linh hoạt hơn và không cung cấp đủ nhu cầu không khí trong quá trình hít thở.

Chính vì thế, khó thở là một triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm phế quản đặc biệt là những người bị viêm phế quản mạn tính. Nếu kết hợp thêm vấn đề tổn thương nào khác ở phổi thì cơ thể sẽ không thể cung cấp đủ oxy cho các hoạt động thể chất. Chính vì thế nhiều người quan tâm không biết bị viêm phế quản có nên tập thể dục không.

Thực tế, việc tập thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tăng sức bền: Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường oxy đến nuôi dưỡng các cơ quan, tăng cường đề kháng của cơ thể. Hoạt động thể dục sẽ giúp phổi của  bệnh nhân viêm phế quản hoạt động tốt hơn khi phải hoạt động  các động tác gắng sức như leo cầu thang, lao động nặng.
  • Giảm viêm: tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ức chế tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.
  • Tăng dung tích phổi: Tập luyện thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp phổi hoạt động trao đổi khí được tốt hơn, tăng lượng oxy tới phổi, giúp giảm triệu chứng khó thở của viêm phế quản.
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp phổi tăng dung tích giảm triệu chứng khó thở của viêm phế quản
  • Hoạt động thể dục, thể thao giúp cơ bắp được phát triển tốt hơn, xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn, nhờ đó các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng được diễn ra tốt hơn.
  • Tập thể dục sẽ hỗ trợ lượng oxy lưu thông đến tim tốt hơn, hoạt động tim mạch diễn ra tốt cũng sẽ hỗ trợ giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.

Như vậy, việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe nói chung và hoạt động của phổi nói riêng. Người bệnh viêm phế quản cấp hoàn toàn nên tập thể dục thường xuyên sau khi các triệu chứng bệnh đã được điều trị thuyên giảm, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe. Còn với người bệnh viêm phế quản mạn tính, việc tập thể dục phải được thực hiện đúng cách theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Cách tập thể dục đúng cách cho người viêm phế quản

Tập thể dục đúng cách cho người bệnh viêm phế quản cấp tính

Việc lựa chọn bài tập và cường độ luyện tập cần dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh viêm phế quản. An toàn nhất là bắt đầu luyện tập khi người bệnh chỉ còn các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên và đã hết hoàn toàn khó thở. 

Người bệnh nên có kế hoạch luyện tập trong thời điểm 3-10 ngày sau thời kỳ hồi phục và nên lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng, tránh các hoạt động quá sức. Tần suất tập luyện ban đầu cũng nên ở mức thấp để an toàn với sức khỏe. Sau vài tuần khỏi bệnh, người bệnh có thể tập luyện với tần suất cao hơn. 

Người bệnh nên bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, thời gian đầu chỉ nên tập luyện với tần suất và cường độ giảm hơn một nửa so với người bình thường. Sau đó, nếu bạn thấy cơ thể ổn có thể đáp ứng được có thể tăng dần tần suất lên.

Tập thể dục đúng cách cho người bệnh viêm phế quản mạn tính

Những người bị viêm phế quản mãn tính, đường thở bị viêm nhiễm kéo dài, bị tái diễn lặp lại nhiều lần vì thế vấn đề thông khí khó hồi phục được như ban đầu nên việc tập thể dục có thể khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu luyện tập đúng cách sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe tốt hơn sau các đợt bệnh kéo dài.

2 kỹ thuật tập thể dục người bệnh viêm phế quản mãn tính có thể áp dụng bao gồm:

  • Các bài tập xen kẽ: Tổ chức phổi Châu Âu khuyến cáo những người bị viêm phế quản mãn tính nên áp dụng những bài tập xen kẽ hoặc hoạt động vài phút sau đó nghỉ ngơi để giảm tình trạng khó thở.
  • Người bệnh viêm phế quản nên tập các bài tập thở có kiểm soát như mím môi và thở bụng. Việc thở chậm sẽ giúp cho đường thở mở ra lâu hơn và không khí thở ra nhiều hơn. Theo khuyến cáo của hiệp hội Phổi người Mỹ, người bệnh viêm phế quản mãn tính nên áp dụng cả 2 bài tập trong vòng 5-10 phút mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó thở.

Một số bộ môn thể dục nhẹ nhàng cho người viêm phế quản cấp tính

Khi sức khỏe đã dần ổn định hơn, người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể lựa chọn một số bộ môn thể dục sau để rèn luyện thêm để sức khỏe hồi phục nhanh hơn:

Tập yoga

Các bài tập yoga nhẹ nhàng, người tập có thể tự điều chỉnh cường độ và lựa chọn những động tác phù hợp rất thích hợp với người bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, người bệnh khi mới hồi phục vẫn còn ho đờm nên hạn chế các động tác lộn ngược hoặc hướng đầu xuống sẽ tạo điều kiện cho đờm đi lên gây ho nhiều hơn. Ban đầu người bệnh có thể tập các bài tập thở và thả lỏng nhẹ nhàng, sau đó có thể lựa chọn các động tác với tư thế khó dần lên.

Bơi lội

Bơi lội là một bộ môn thể dục thể thao được khuyến khích cho người bệnh viêm phế quản. Bơi lội thực hiện dưới nước nên cũng sẽ giúp bạn hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm khói bụi trong quá trình luyện tập. Tuy nhiên, hồ bơi thường được khử trùng bằng clo nên có thể gây kích ứng đường hô hấp cho một số người có cơ địa dễ dị ứng. Bạn cần lựa chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ để luyện tập sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe hơn.

Đi bộ

Tùy vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn đi bộ cường độ thấp hoặc đi bộ đường dài. Với đi bộ cường độ thấp, bạn đi lại nhẹ nhàng trong một quãng đường vừa đủ giống như đi dạo giúp thư giãn tinh thần, cải thiện đường thở cho bạn tốt hơn. Bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bộ để tập luyện trong nhà và lựa chọn cường độ thấp phù hợp với sức khỏe.

Đi bộ đường dài sẽ có cường độ cao hơn so với đi dạo nhẹ nhàng. Bạn có thể lựa chọn những con đường dài, bằng phẳng để đi bộ, giúp cho bạn không phải gắng sức quá nhiều và giúp tinh thần thư giãn, thoải mái hơn.

Đạp xe

Đạp xe với tốc độ vừa phải, không cần gắng sức quá nhiều cũng là một bài tập thích hợp cho những người bị viêm phế quản cấp tính ở giai đoạn hồi phục. Ngoài đạp xe ngoài trời, bạn cũng có thể lựa chọn đạp xe bằng xe đạp cố định trong nhà để tránh khói bụi, ô nhiễm gây kích ứng phổi.

Chạy bộ cự ly ngắn

Sau khi sức khỏe người bệnh viêm phế quản cấp hồi phục hoàn toàn sau điều trị người bệnh có thể tăng cường độ luyện tập lên bằng cách áp dụng bộ môn chạy bộ cự ly ngắn. Chạy bộ cự ly ngắn giúp người bệnh tăng cường dung tích của phổi và tăng sức bền, giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn.

Một số lưu ý khi tập thể dục đối với người bệnh viêm phế quản

Người bệnh viêm phế quản khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý một số thông tin như sau để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe:

  • Khi luyện tập thể dục, người bệnh cần lưu ý luyện tập đều đặn hàng ngày, không nên ngắt quãng. Thời gian luyện tập ban đầu nên ở mức vừa phải nhẹ nhàng, sau đó mới tăng dần lên.
  • Trong quá trình luyện tập, người bệnh cần chú ý nhịp thở, nên hít sâu thở đều để tạo điều kiện tốt nhất cho phổi hoạt động.
  • Người bệnh có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trước khi tập luyện để giúp đường thở lưu thông và làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp việc luyện tập dễ chịu hơn.
  • Sau khi luyện tập, người bệnh nên uống nhiều nước và có thể bổ sung một số bữa ăn nhẹ để bổ sung lại năng lượng cho cơ thể.
  • Trong quá trình luyện tập, nếu người bệnh gặp những triệu chứng như ho, khò khè, đau tức ngực, đau nhức cơ thể, khó thở thì nên dừng tập luyện ngay và liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn về hướng chăm sóc và theo dõi sức khỏe phù hợp.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm ra được lời giải đáp cho câu hỏi bị viêm phế quản có nên tập thể dục không. Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn tập luyện phù hợp với sức khỏe hiện tại của bản thân.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ