Vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày khi nào?

Vi khuẩn Hp gây bệnh đường tiêu hóa là tình trạng phổ biến hiện nay. Chính vì thế rất nhiều người quan tâm khi nào thì vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu cơ chế và thời điểm nào thì vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày.

Xem thêm:

Tìm hiểu về con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có tên gọi đầy đủ là Helicobacter poly là một loại xoắn khuẩn, thuộc nhóm gram âm. Chúng có khả năng sinh sôi phát triển mạnh mẽ trong môi trường axit dịch vị dạ dày nhờ khả năng sinh ra men urease để trung hòa axit dịch vị dạ dày. Ngoài ra, loại vi khuẩn này còn có khả năng tiết ra men và độc tố tấn công niêm mạc dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng cấp tính và mãn tính.

Vi khuẩn Hp được tìm thấy có mặt trong nước bọt, khoang miệng, dịch vị dạ dày và trong phân của người mang khuẩn. Vì thế loại vi khuẩn này có thể lây từ người sang người qua các con đường sau:

  • Đường miệng – miệng: Đây là con đường lây truyền dễ dàng nhất của vi khuẩn Hp. Nếu bạn ăn uống chung dụng cụ như đũa, cốc, thìa với những người nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn cũng sẽ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này. Chính vì thế, những người trong gia đình với nhau nếu có 1 người nhiễm thì những người còn lại khả năng nhiễm cũng rất cao. Đặc biệt, một số người vẫn còn giữ thói quen nhai mớm cơm cho con khi ăn là lây nhiễm Hp cho trẻ với nguy cơ rất cao.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn tồn tại trong phân, nên nếu người nhiễm không giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ rất dễ làm lây nhiễm vi khuẩn sang cho người khác. Đôi khi, các loại côn trùng như ruồi, muỗi cũng là vật thể trung gian truyền bệnh khi chúng đậu vào nơi có vi khuẩn Hp rồi đậu vào đồ ăn, thức uống của chúng ta sẽ làm lây truyền loại vi khuẩn này.
  • Các con đường khác: Đôi khi bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp do đi khám nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày hoặc điều trị răng miệng và sử dụng phải các thiết bị y tế chưa được vệ sinh kỹ.

Làm sao để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp?

Hiện nay, để phát hiện xem cơ thể bạn có nhiễm vi khuẩn Hp không có thể thực hiện các biện pháp chẩn đoán như:

  • Phương pháp chẩn đoán có xâm lấn: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi dạ dày để đánh giá những tổn thương viêm loét trong lòng dạ dày, tá tràng. Đồng thời, trong quá trình nội soi bác sĩ cũng có thể lấy thêm mẫu bệnh phẩm để đánh giá tính chất tế bào, test urease nhanh, nuôi cấy vi khuẩn để đánh giá xem có vi khuẩn Hp tồn tại hay không.
  • Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn: Ngoài nội soi dạ dày tá tràng ra, bạn có thể tìm sự có mặt của vi khuẩn Hp thông qua các phương pháp không xâm lấn như test hơi thở tìm Hp, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp, xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng Hp.

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp

Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta rất cao. Thống kê tại Hà Nội, cứ 1000 người thì có đến 700 người mang vi khuẩn Hp, còn ở Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ người mắc bệnh lý viêm loét dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Hp lên đến 90%. Rất nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không có triệu chứng gì điển hình nên dễ làm lây lan nguồn bệnh ra cộng đồng.

Những trường hợp vi khuẩn Hp tấn công niêm mạc dạ dày tá tràng mạnh mẽ sẽ gây ra các triệu chứng như:

  • Đau tức hoặc bỏng rát vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) kèm theo ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Cảm giác ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, không có cảm giác thèm ăn.
  • Ăn ít nhưng vẫn có cảm giác no, lâu có cảm giác đói.
  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói kể cả khi lúc đói hay lúc no.
  • Những trường hợp nặng hơn sẽ có triệu chứng đau chói vùng bụng quanh rốn, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, người xanh xao, mệt mỏi do vi khuẩn Hp gây ra những vết loét sâu, dẫn đến chảy máu dạ dày.
Khi nào vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày là vấn đề nhiều người lo lắng hiện nay

Vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày khi nào?

Với bệnh lý viêm loét dạ dày thì vi khuẩn Hp được xem là tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý. Bên cạnh đó vi khuẩn Hp cũng được coi là một trong những tác nhân thường gặp gây ra bệnh do WHO đánh giá. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của nhiều người hiện nay là khi nào vi khuẩn Hp gây gây bệnh ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học tại Đức năm 2014, mối liên quan giữa vi khuẩn HPV và bệnh ung thư dạ dày đã được tìm ra. Vi khuẩn Hp tồn tại ở niêm mạc dạ dày sẽ tiết ra độc tố làm do cấu trúc DNA của tế bào niêm mạc dạ dày bị thay đổi. Ban đầu có thể là những thay đổi như chuyển sản dạ dày ruột, viêm teo niêm mạc dạ dày, loạn sản và chuyển thành tế bào ung thư.

Kết quả tổng hợp của 12 nghiên cứu khoa học khác nhau cho thấy những người bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn người bình thường gấp 6-10 lần. Nhiều nghiên cứu dịch tễ khác trên thế giới cũng cho thấy vi khuẩn Hp làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Một nghiên cứu tại Trung Quốc cũng đưa ra chứng minh cho thấy điều trị tiêu diệt được vi khuẩn Hp giúp người nhiễm giảm được 40% nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Như vậy, rất nhiều bằng chứng đưa ra khẳng định vi khuẩn Hp chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Nhưng không phải ai nhiễm vi khuẩn Hp đều bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày khi nào còn phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại Hp bạn đang mắc, độc lực của vi khuẩn, cơ địa miễn dịch của từng người, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Vì không phải ai nhiễm Hp cũng gây ra triệu chứng bệnh lý và hiện nay bệnh viện K thống kê có đến 200 loại Hp khác nhau. Những loại Hp độc lực cao thường có mang gen CagA và sẽ có nguy cơ gây ung thư cao hơn.

Ngoài nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, chủng Hp độc lực cao còn có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư khác như ung thư ruột, ung thư thực quản, ung thư hạch. Để biết mình có mắc phải loại Hp có độc lực cao không bạn có thể lắng nghe tư vấn từ bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định.

Khi nào cần điều trị nhiễm khuẩn Hp?

Để kiểm soát không cho vi khuẩn Hp gây bệnh ung thư dạ dày, bạn cần điều trị diệt khuẩn Hp. Tuy nhiên không phải lúc nào vi khuẩn Hp cũng gây bệnh và không phải cứ nhiễm khuẩn Hp là bạn phải điều trị ngay. Những trường hợp được chỉ định điều trị diệt khuẩn Hp là:

  • Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, viêm loét dạ dày đã có biến chứng xuất huyết dạ dày.
  • Những trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp và có tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản, polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, những người thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.

Tùy vào mức độ viêm loét dạ dày bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 loại kháng sinh hay phối hợp 2,3 loại kháng sinh điều trị diệt khuẩn Hp. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin như sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, thời điểm dùng và thời gian dùng thuốc do bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân không được tự ý dừng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm để phòng ngừa tình trạng kháng kháng sinh.
  • Sau khi dùng hết đơn thuốc bác sĩ chỉ định, bạn cần đi thăm khám và kiểm tra lại để bác sĩ đánh giá hiệu quả xem bạn có phải điều trị tiếp hay không.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng cần báo ngay với bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh lại thuốc nếu cần thiết.
  • Sau khi điều trị diệt khuẩn Hp thành công, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm lại vi khuẩn Hp chủng khác, do đó vẫn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Hp sau điều trị.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồ chua, rượu, bia, cà phê, ăn chín uống sôi, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã có thông tin đầy đủ để giải đáp cho câu hỏi vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày khi nào. Không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn Hp cũng bị ung thư dạ dày nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn nên có kế hoạch chăm sóc, thay đổi lại chế độ ăn uống và điều trị khi cần thiết để ngăn ngừa biến chứng ung thư dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ