Thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp là bao lâu? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Hiểu rõ về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trước khi tìm hiểu về thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là bao lâu, bạn cần hiểu đúng và nắm rõ về bệnh lý này. Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương có cả viêm và loét ở dạ dày và tá tràng. Tổn thương không chỉ khu trú ở phần niêm mạc dạ dày tá tràng mà còn ăn sâu, bào mòn xuống lớp cơ của dạ dày tá tràng. 

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay còn gọi là vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Khi vi khuẩn Hp xâm nhập vào dạ dày, chúng sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ dạ dày của lớp màng nhầy. Lâu dần niêm mạc dạ dày không được bảo vệ sẽ bị axit dịch vị tấn công, dần dần gây ăn mòn và loét vào lớp cơ dạ dày tá tràng.
Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng
  • Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau kéo dài không theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý sử dụng không đúng liều lượng cũng là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, chỉ đứng sau nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng như mắc bệnh lý Crohn, trào ngược mật, rối loạn tự miễn, tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị liệu, hay viêm dạ dày do gặp chấn thương vật lý, nhiễm trùng hoặc bị bỏng,…
  • Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng như nghiện rượu, thuốc lá, căng thẳng, lo lắng kéo dài, ăn uống không đúng giờ, thường xuyên ăn khuya, thức khuya,…

Một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày tá tràng như:

  • Đau tức vùng bụng trên rốn, đau như bỏng rát, cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng. Khi bạn ăn các đồ ăn chua, cay, nóng sẽ thấy cảm giác đau tăng hơn. 
  • Niêm mạc và lớp cơ dạ dày tá tràng bị tổn thương dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Thức ăn bị dồn ứ lâu làm gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi cho người bệnh. Bên cạnh đó, thức ăn không tiêu có thể làm cho người bệnh có giảm giác buồn nôn và nôn.
  • Vì tình trạng đầy bụng, chậm tiêu nên người bệnh có thể thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, khó vào giấc ngủ.
  • Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số vấn đề rối loạn tiêu hóa khác như thường xuyên cảm thấy ăn không ngon miệng, kèm theo tiêu hóa không ổn định nên có thể gây ra tình trạng gầy sút cân.

Xem thêm >>> [Góc tư vấn] Bị ung thư dạ dày có quan hệ được không?

Làm sao để biết bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp?

Để xác định xem có đúng bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm và các phương pháp cận lâm sàng để kiểm tra, cụ thể:

Nội soi dạ dày tá tràng xác định vi khuẩn Hp

Nội soi dạ dày tá tràng là phương pháp giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trên, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có gắn camera đưa vào mũi hoặc miệng rồi xuống dạ dày để quan sát những bất thường trong lòng ống dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô quanh vị trí tổn thương để làm xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn.

Thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được vi khuẩn Hp có mặt trong dạ dày tá tràng hay không để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Test thở ure

Test thở ure cũng là một phương pháp để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày tá tràng. Có 2 loại thiết bị để làm test thở ure: một là test thở sử dụng bóng, hai là test thở sử dụng thử. Người bệnh thực hiện xét nghiệm này rất đơn giản, chỉ cần thở vào thiết bị test. Sau đó, thiết bị sẽ đánh giá hơi thở của bạn và phân tích xem có dương tính với vi khuẩn Hp không.

Test thở là phương pháp dễ thực hiện, không gây đau đớn nên phù hợp với nhiều đối tượng nhất là trẻ em và những người muốn kiểm tra lại hiệu quả diệt trừ vi khuẩn Hp sau đợt điều trị.

Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp khu trú trong dạ dày tá tràng và sẽ được đào thải qua đường phân. Vì thế để xác định sự có mặt của vi khuẩn Hp trong đường tiêu hóa có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. 

Phương pháp xét nghiệm này cũng rất đơn giản và thuận lợi cho bệnh nhân, chi phí giá thành phù hợp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian cho kết quả chậm, quá trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gây nhiều trở ngại với bệnh nhân và kỹ thuật viên.

Xét nghiệm máu

Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể Hp và loại kháng thể này sẽ xuất hiện trong máu. Vì thế, xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ra sự có mặt của vi khuẩn Hp trong cơ thể. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm này được áp dụng hầu hết trên các tỉnh thành nước ta hiện nay.

Xét nghiệm Hp huyết thanh là một phương pháp giúp xác định sự có mặt của Hp trong đường tiêu hóa

Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể ẩn náu trong cơ thể mà không gây bệnh. Vì thế, một số trường hợp xét nghiệm máu sẽ không phát hiện được vi khuẩn Hp. Hoặc một số trường hợp, vi khuẩn Hp đã được loại bỏ sau điều trị, nhưng kháng thể vẫn còn tồn tại trong máu dẫn đến độ sai lệch trong kết quả. Nên phương pháp xét nghiệm này không phải là xét nghiệm ưu tiên được thực hiện.

Xem thêm >>> [Giải đáp] Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì?

Thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp là bao lâu?

Liệu pháp điều trị vi khuẩn Hp bậc 1: Điều trị phối hợp 3 nhóm thuốc

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1 áp dụng cho những trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Thời gian điều trị để loại bỏ vi khuẩn trong vòng 7-14 ngày.

Liệu pháp đầu tiên:

Tiêu chuẩn trị liệu có 3 thuốc: amoxicillin 2 viên/ ngày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) 2 lần/ ngày, clarithromycin 2 viên/ ngày, người bệnh dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.

Điều trị đồng thời: amoxicillin 2 viên/ ngày, metronidazole 2 viên/ ngày và PPI 2 lần/ ngày, người bệnh dùng đều đặn trong 7-10 ngày.

Liệu pháp phối hợp là liệu trình kép bao gồm:

  • 7 ngày đầu: PPI 2 lần/ ngày, amoxicillin 2 viên/ ngày
  • 7 ngày sau: PPI 2 lần/ ngày, amoxicillin 2 viên/ ngày, metronidazole 2 viên/ ngày và clarithromycin 2 viên/ ngày.

Liệu pháp có 4 thuốc, bao gồm cả bismuth bao gồm: PPI 2 lần/ ngày, tetracycline 4 viên/ ngày, metronidazole 2 viên/ ngày, bismuth 4 viên/ ngày, người bệnh cần dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

Liệu pháp trị liệu lần 2:

Liệu pháp điều trị có 3 thuốc, trong đó có levofloxacin bao gồm PPI 2 lần/ ngày, amoxicillin 2 viên/ ngày và levofloxacin 1 viên/ ngày, người bệnh dùng trong vòng 10 ngày.

Liệu pháp điều trị có 4 thuốc trong đó có bismuth bao gồm PPI 2 lần/ ngày, tetracycline 4 viên/ ngày,  bismuth 4 viên/ ngày và metronidazole 2 viên/ ngày, người bệnh dùng trong vòng 10- 14 ngày

Liệu pháp trị liệu lần 3:

Liệu pháp điều trị có 4 thuốc, trong đó có levofloxacin bao gồm levofloxacin 1 viên/ ngày, bismuth 4 viên/ ngày, PPI 2 lần/ ngày, amoxicillin 2 viên/ ngày, người bệnh dùng trong 10 ngày.

Liệu pháp điều trị có 4 thuốc, trong đó có bismuth bao gồm PPI 2 lần/ ngày, amoxicillin 2 viên/ ngày, levofloxacin 1 viên/ ngày, bismuth 4 viên/ ngày.

Xem ngay >>> [Mách bạn] Ung thư dạ dày có ăn được thịt bò không?

Liệu pháp điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Điều trị phối hợp 4 nhóm thuốc

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2 áp dụng với các bệnh nhân đã sử dụng 3 nhóm thuốc phối hợp nhưng không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ 4 nhóm thuốc phối hợp với nhau, thời gian áp dụng kéo dài khoảng 10 đến 14 ngày.

Phác đồ có 4 thuốc không sử dụng bismuth bao gồm: Amoxicillin 2 viên/ ngày, PPI 2 lần/ ngày, Clarithromycin 2 viên/ ngày và Metronidazole 2 viên/ ngày.

Phác đồ có 4 thuốc trong đó có bismuth bao gồm: Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI 2 lần/ngày (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kế tiếp

Phác đồ này được đưa ra kế tiếp sau khi kết thúc 1 trong 2 phác đồ trên, hoặc cũng có thể áp dụng phác đồ điều trị này ngay từ đầu. Cụ thể:

  • Liệu pháp điều trị đầu tiên bao gồm PPI 2 lần/ngày, Amoxicillin 2viên/ ngày.
  • Liệu pháp điều trị tiếp theo bao gồm PPI 2 lần/ngày, Tinidazole 2 viên/ngày và Clarithromycin 2 viên/ngày.

Xem ngay >>> Giải đáp: Ung thư dạ dày có ăn được hải sản không?

Một số lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp

  • Điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp không chỉ đơn giản là phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra mà rất cần sự tuân thủ phối hợp của bệnh nhân mới mang lại hiệu quả tác động tốt nhất. Vì thế, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về uống thuốc đúng liều, đúng thời gian và có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để nhanh khỏi bệnh.
  • Nếu bệnh nhân không tuân thủ tốt về hướng dẫn điều trị, có thể xảy ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn nhiều cho bệnh nhân sau này. Đặc biệt, tỷ lệ kháng kháng sinh diễn ra ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp được ghi nhận lại như sau: 47,22% đối với metronidazole, 19,47% đối với clarithromycin, 14,67% đối với , amoxicillin.
  • Khi người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có ý định sử dụng thêm phương pháp hỗ trợ điều trị nào khác như thuốc nam, thuốc bắc cần cẩn trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.

Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp. Bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để có kết quả điều trị tốt nhất và giảm tình trạng kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ