Bật mí: Viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì?

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta hiện nay và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt nhất. Mời bạn đọc cùng GenK STF tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý có cả tổn thương viêm và loét ở phần dạ dày và hành tá tràng. Tổn thương ban đầu có thể là những tổn thương viêm, lâu dần các ổ viêm không được điều trị, dưới sự tác động của axit dạ dày niêm mạc bị ăn mòn và lớp cơ sâu bên dưới cũng bị bào mòn gây loét. Vết loét ở vị trí tá tràng thường chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là tổn thương loét ở dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bao gồm chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến hay gặp nhất dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Có đến 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn Hp và loại vi khuẩn này lây truyền rất nhanh từ người sang người qua đường ăn uống. Loại vi khuẩn này có thể sinh sôi phát triển và gây bệnh nhanh trong môi trường axit dịch vị, ban đầu là gây viêm, sau dần chúng sẽ gây ra các tổn thương loét ở dạ dày.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm một cách bừa bãi, không đúng chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến nguy có viêm loét dạ dày rất cao. Một số thuốc có thể gây viêm loét dạ dày nếu sử dụng bừa bãi bao gồm aspirin, ibuprofen, steroid,… 
  • Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu bia kéo dài, ăn đồ ăn cay, chua, nóng quá nhiều, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,…

Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng vị kèm theo triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, nôn, buồn nôn nhiều, chán ăn có thể kèm theo sụt cân. Khi có các dấu hiệu triệu chứng như trên bạn nên đi thăm khám sớm để nắm rõ tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Giải đáp: Viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì?

Thức ăn làm tăng tiết dịch vị – Đáp án viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm khi sử dụng sẽ làm dạ dày tăng tiết axit để tiêu hóa chúng, làm cho các tổn thương viêm, loét tiến triển nặng hơn, người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng bao gồm: 

  • Thực phẩm có vị chua hoặc quá cay như giấm, ớt, tiêu, chanh, riềng; 
  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc mỡ động vật dễ làm gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và kích thích dạ dày tăng tiết axit để tiêu hóa;
  • Các món ăn tẩm nhiều gia vị như thịt nướng, thịt muối, món chiên xào, sốt, thịt quay…
Viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm gây cọ xát, tổn thương niêm mạc dạ dày

Các loại thực phẩm rắn, quá cứng vừa làm tăng áp lực cho dạ dày, vừa có thể gây cọ xát đến niêm mạc làm các tổn thương viêm loét sẵn có trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, đây là nhóm thực phẩm được kê vào danh mục những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng. Cụ thể là các thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm cứng như xương băm, sụn, tôm, cua, chân gà, cá rán giòn…
  • Các loại rau già có quá nhiều xơ cũng có thể gây cọ xát, tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Một số thực phẩm khác như các loại kẹo rắn, các loại hạt thô cứng, ổi,…

Thức ăn khó tiêu hóa

Thức ăn khó tiêu hóa làm dạ dày phải co bóp nhiều hơn để phân giải thức ăn, đồng thời axit dịch vị cũng phải tiết ra nhiều hơn sẽ làm cho tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng trở lên nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm khó tiêu hóa là những đồ ăn có nhiều chất bảo quản như xúc xích, giò chả, đồ ăn đóng hộp, thịt xông khói. Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng khiến dạ dày khó tiêu hóa như các loại thịt đỏ, đậu, lạc.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì? Thực phẩm sinh hơi, gây chướng bụng

Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng gây ra có tình trạng đầy bụng, chướng hơi, vì thế nếu ăn thêm các thực phẩm sinh hơi, đầy bụng sẽ làm các triệu chứng trở lên khó chịu hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Một số thực phẩm sinh hơi gây chướng bụng người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng sử dụng bao gồm hành muối, dưa cà muối, cần tây, giá đỗ.

Sử dụng lòng trắng trứng sống có chứa chất antitrypsin có thể làm cản trở quá trình tiêu hóa chất đạm trong cơ thể, từ đó làm dạ dày phải tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa thức ăn, gây ra các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

Sử dụng đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể gây kích ứng đến dạ dày. Đồ ăn quá nóng là niêm mạc dạ dày đang bị viêm sẽ sung huyết nhiều hơn, đồ ăn quá lạnh làm mất cân bằng môi trường axit trong dạ dày làm các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng sử dụng một số thực phẩm sau cơm canh, đồ chiên nướng còn nóng, kem, đá lạnh.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng uống gì?

Bên cạnh mối quan tâm viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng ăn gì, một số đồ uống có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên hạn chế uống bao gồm:

  • Sữa tươi nguyên kem và sữa giàu socola làm cơ thể khó hấp thu, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Đồ uống có cồn như rượu bia có thể làm tăng tính axit của dạ dày, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa nhiều hơn, thậm chí nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày.
  • Nước ép cam, bưởi, chanh có vị chua có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Đồ uống có gas là đồ uống sinh hơi, khi sử dụng có thể làm tăng triệu chứng đầy bụng chướng hơi của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Một số đồ uống khác có thể làm tăng kích ứng cho dạ dày bao gồm nước chè đặc, cacao nóng, đồ uống có chứa cafein, nước chè đặc.

Một số đồ uống có tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể tham khảo bao gồm sinh tố bơ ít đường, sữa tách béo, ít đường, sinh tố hoa quả như táo, cà rốt kết hợp với rau chân vịt. Ngoài ra, uống nhiều nước lọc cũng giúp giảm môi trường axit quá nhiều trong dịch vị dạ dày, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý.

Một số lời khuyên cho người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Bên cạnh các loại thực phẩm không nên dùng, người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên lưu ý một số thông tin sau để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cơ thể và không làm tăng gánh nặng áp lực lên cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo theo cách chia thực đơn như sau: Tổng năng lượng cơ thể cần mỗi ngày là 30-35 Kcal/kg/ngày, chất đạm chiếm tỷ lệ 12-20% tổng năng lượng, chất béo chiếm 15-20% tổng năng lượng, các vitamin và muối khoáng.
  • Nên chia thành 4-6 bữa ăn trong ngày để dạ dày tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Không nên ăn quá nó và để bụng đói trong thời gian dài.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, giảm áp lực cho dạ dày.
  • Không bỏ bữa, ăn đúng giờ, không ăn quá khuya.
  • Không vừa ăn vừa làm các công việc khác như xem phim, đọc sách, làm việc,…
  • Sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, không dùng thực phẩm chứa nhiều hóa chất bảo quản, không dùng thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng.
  • Không lạm dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã nắm rõ thông tin viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì. Ngoài những thông tin trên bạn cũng lên lưu ý thêm một số thông tin về đồ uống nên kiêng và một số thông tin khác để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ