Vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung đúng hay sai?

Vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung có phải thông tin chính xác không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Vì ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong cho nữ giới với tỷ lệ rất cao. Mời bạn đọc cùng GenK STF tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung đúng không?

Vi khuẩn Hp là tên viết tắt của Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong hệ tiêu hóa của người. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ người mang khuẩn Hp rất cao lên đến 70%, nhưng không phải ai cũng có dấu hiệu bệnh lý. Loại vi khuẩn này có thể âm thầm phát triển và không gây ra triệu chứng gì. 

Chính vì thế, khi vi khuẩn phát triển trong cơ thể lâu ngày, niêm mạc dạ dày sẽ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm loét. Bệnh viêm loét dạ dày tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe ngay trước mắt, nhưng lâu dài nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể biến chứng sang xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.

Hiện nay, có nhiều người truyền tai nhau vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung. Vậy đây có phải thông tin chính xác không? Ung thư cổ tử cung là bệnh lý xảy ra biến đổi tế bào ở lớp niêm mạc cổ tử cung. Trong khi đó, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa, không liên quan gì đến bệnh lý cổ tử cung.

Do đó, vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung là thông tin hoàn toàn sai lệch. Sở dĩ, có hiểu lầm như thế là nhiều người đang nhầm lẫn giữa vi khuẩn Hp và virus HPV, do chúng có tên gần giống nhau. Và virus HPV có tên gọi đầy đủ là Human Papillomavirus mới chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý ung thư cổ tử cung.

Virus HPV có rất nhiều chủng khác nhau, trong đó các tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68 là những chủng có nguy cơ gây ung thư cao và tuýp 16, 18 là nguy cơ gây bệnh cao nhất. Ngoài ung thư cổ tử cung, virus HPV còn có nguy cơ gây các bệnh lý ung thư khác như ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư vùng miệng họng. 

Một số tuýp HPV nguy cơ thấp gây ra các bệnh lý mụn cóc trên da, thường gặp tại các vị trí như bộ phận sinh dục, da tay, chân, niêm mạc miệng, họng. Và không phải ai nhiễm virus HPV cũng đều bị ung thư cổ tử cung. Một số trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp tự đào thải được loại virus này. Những trường hợp virus tồn tại, cơ thể không đào thải hết được, chúng sẽ gây biến đổi loạn sản, dị sản tế bào rồi dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Virus HPV có thể lây từ người sang người qua đường tiếp xúc da với da, quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo, hậu môn. Và hiện nay y học cũng chưa tìm ra được loại thuốc để điều trị được virus HPV. Vì thế, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên để có hướng theo dõi và chủ động các biện pháp giúp hạn chế nguy cơ biến đổi tế bào khi nhiễm loại virus này.

Vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung là thông tin sai sự thật

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Quan hệ tình dục không an toàn

Các hành động quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ khi dưới 18 tuổi, quan hệ với nhiều bạn tình nhưng không sử dụng bao cao su không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như viêm gan virus B, C, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lý do HPV gây ra.

Vì thế, những người quan hệ tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ cao nhiễm HPV và có nguy cơ mắc bệnh lý ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường.

Nhiễm khuẩn Chlamydia

Chlamydia là loại vi khuẩn có thể lây truyền qua đường tình dục. Đa phần người nhiễm Chlamydia thường không biểu hiện triệu chứng gì, nên hầu như rất ít người biết mình đang nhiễm loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Chlamydia có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm dịch nhầy ở âm đạo và cổ tử cung.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, loại vi khuẩn này có thể giúp virus HPV sống và phát triển trong cổ tử cung tốt hơn, từ đó dẫn đến làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý ung thư cổ tử cung. Và nguy cơ này sẽ giảm đi khi bạn ngừng thuốc tránh thai và sử dụng thuốc tránh thai một cách hợp lý hơn.

Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung

Nếu tiền sử gia đình bạn có người thân lân cận như chị e ruột, mẹ, dì ruột mắc ung thư cổ tử cung thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường. Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể làm cho một số chị em bị giảm khả năng chống lại sự lây nhiễm của virus HPV.

Một số yếu tố khác

Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở những người hút thuốc lá cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường. Các loại hóa chất trong thuốc lá có thể tồn tại trong chất nhầy cổ tử cung và làm cho DNA của tế bào cổ tử cung bị biến đổi, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng làm cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dẫn đến khả năng chống lại sự phát triển của virus HPV cũng bị suy giảm.

Phụ nữ mang thai nhiều lần hay những người mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch cũng sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường.

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bạn thuộc nhóm những yếu tố nguy cơ nói trên thì cần lưu ý theo dõi kỹ những triệu chứng bất thường của cơ thể. Nếu có những dấu hiệu như sau thì nên đến bệnh viện để thăm khám sớm để đánh giá về nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và có hướng theo dõi, điều trị kịp thời:

  • Đau rát âm đạo, tức nặng vùng chậu sau khi quan hệ tình dục.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục chảy máu diễn ra thường xuyên hơn.
  • Dịch âm đạo có màu bất thường màu xanh vàng hoặc đục hơn, kèm theo mùi hôi.
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện nhiều lần do khối u ở cổ tử cung phát triển gây chèn ép đến bàng quang và đại tràng.
  • Mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, da xanh nhợt, sụt giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.

Các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để tránh xa căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm này bạn cần chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa, giúp bạn yên tâm về sức khỏe hơn. Các biện pháp phòng ngừa chủ động như sau:

  • Tiêm phòng vacxin ngừa một số chủng HPV đặc biệt là chủng 16, 18 giúp bạn làm giảm được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hiệu quả. Độ tuổi khuyến nghị nên tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung sớm là trẻ em từ 9-12 tuổi và thanh thiếu niên từ 13-26 tuổi. Hiệu quả bảo vệ của vacxin cao hơn khi bạn chưa có quan hệ tình dục.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh từ bỏ thuốc lá, quan hệ tình dục an toàn, ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi vận động hợp lý giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các loại virus và vi khuẩn tấn công đến cổ tử cung. Điều này giúp bạn phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt hơn.
  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và sau mãn kinh từ 30 đến 65 tuổi nên đi kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh nếu có nguy cơ mắc. Xét nghiệm tầm soát giúp bạn phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung là Pap smear, Thinprep và Xét nghiệm virus HPV.

Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ thông tin vi khuẩn Hp gây ung thư cổ tử cung là sai sự thật. Bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ hơn về thông tin căn bệnh ung thư cổ tử cung và có biện pháp chủ động phòng ngừa sớm, giúp bạn yên tâm về sức khỏe hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178