Tư vấn: Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không?

Hp là loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa có tỷ lệ người nhiễm rất cao ở nước ta. Và câu hỏi vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp và giải đáp câu hỏi trên qua thông tin trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Bị nhiễm vi khuẩn Hp nguy hiểm như nào?

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter Pylori là loại vi khuẩn duy nhất có thể sinh sống và phát triển trong môi trường axit của dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm đường tiêu hóa điển hình như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp rất cao lên đến gần 70% tổng dân số. Tuy nhiên, nhiều người nhiễm vi khuẩn Hp lại không có triệu chứng gì đặc hiệu để nhận biến nên trở thành nguồn lây lan lớn cho cộng đồng. Khi vi khuẩn Hp phát triển sinh sôi trong dạ dày đến một thời điểm nào đó sẽ gây ra các tổn thương viêm loét dạ dày và lâu dần không điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 

Biến chứng của nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp xâm nhập đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh như:

  • Viêm dạ dày cấp tính;
  • Viêm dạ dày mạn tính;
  • Viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Ung thư dạ dày.

Nhiễm khuẩn Hp gây ra triệu chứng như nào?

Thông thường khi mới bị nhiễm vi khuẩn Hp nhiều người sẽ chưa có triệu chứng nào rõ ràng để phát hiện bệnh. Sau khi vi khuẩn sinh sôi, phát triển tấn công niêm mạc dạ dày dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày sẽ có một số triệu chứng như:

  • Ợ hơi, ợ chua và cảm giác nóng rát vùng dạ dày;
  • Đau tức vùng bụng quanh rốn;
  • Đầy bụng, chướng hơi, không có cảm giác đói, chán ăn kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng sụt cân.

Một số trường hợp vi khuẩn tấn công mạnh mẽ hoặc vi khuẩn tấn công niêm mạc dạ dày một thời gian dài mà không có can thiệp điều trị phù hợp sẽ gây ra các triệu chứng như:

  • Đau bụng dữ dội, đau cảm giác châm chích, không có tư thế giúp giảm đau, chạm nhẹ vào bụng cảm giác càng đau tăng.
  • Bụng căng cứng như gỗ.
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen có thể xuất hiện đồng thời cùng đi đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc đại tiện phân đen.
  • Da xanh tái, nhợt nhạt, đau đầu, chóng mặt, chân tay lạnh, huyết áp tụt.
  • Một số trường hợp nặng có thể mất ý thức do sốc mất máu quá nhiều.

Giải đáp: Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có tốc độ lây nhiễm nhanh, nhất là ở những người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không có triệu chứng và không biết mình mang vi khuẩn sẽ vô tình lây truyền cho người khác qua các con đường như sau:

  • Lây qua đường miệng – miệng: Dịch tiết, nước bọt của người bệnh là nguồn trung gian có thể làm lây truyền vi khuẩn Hp. Cụ thể, các hoạt động như hôn, dùng chung bàn chải, dụng cụ ăn uống như bát, thìa, đũa có thể làm lây truyền vi khuẩn Hp từ người mang bệnh xang cho người lành. Chính vì thế, trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp thì tỷ lệ những thành viên còn lại cũng bị nhiễm loại vi khuẩn này rất cao.
Vi khuẩn Hp có thể lây truyền dễ dàng qua đường ăn uống
  • Phân – miệng: Không chỉ tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong toàn bộ đường ống tiêu hóa và đào thải ra ngoài theo phân của người bệnh. Vì thế, tiếp xúc với chất thải của người bệnh cũng là một nguy cơ gây lây nhiễm loại vi khuẩn này. Vì thế, chất thải của người bệnh cần được xử lý một cách kỹ lưỡng để không tạo điều kiện lây nhiễm ra cộng đồng.
  • Dụng cụ y tế – miệng, dạ dày: Là con đường lây nhiễm qua trung gian là các dụng cụ y tế như thiết bị nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa. Nếu các thiết bị này không được vệ sinh, khử trùng kỹ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp cho nhiều người khỏe mạnh khác.

Như vậy, thông qua các con đường lây nhiễm kể trên thì đáp án cho câu hỏi vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không là có bạn nhé. Cụ thể, các hoạt động ăn uống sau sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn Hp bao gồm:

  • Ăn chung dụng cụ ăn uống bao gồm thìa, đũa, bát, cốc uống nước với người bị nhiễm khuẩn Hp.
  • Ăn chung và tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Người nhiễm vi khuẩn Hp khi chế biến món ăn không vệ sinh tay sạch sẽ có thể làm lây nhiễm vi khuẩn vào thức ăn và lây truyền sang cho người khác.

Điều trị nhiễm khuẩn Hp như nào?

Với những thông tin trên chúng ta đã nắm rõ vi khuẩn Hp có thể lây lan rất nhanh qua nhiều con đường. Và tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp hiện nay cũng rất cao, vì thế vấn đề điều trị nhiễm khuẩn Hp cũng được nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị nhiễm khuẩn Hp cũng phải điều trị ngay. Vì có nhiều trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp nhưng vi khuẩn chưa gây bệnh, người bệnh chưa hề có bất kỳ một triệu chứng hay tổn thương nào ở đường tiêu hóa. Việc ra chỉ định điều trị khi khuẩn Hp sẽ áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh có triệu chứng và đã được khám xét chẩn đoán là bị viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Hp, ung thư dạ dày có nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Những người dương tính với vi khuẩn Hp không có triệu chứng, không có tổn thương nhưng tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp ở dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày.
  • Những người có nguyện vọng muốn điều trị để diệt trừ vi khuẩn Hp.

Để điều trị vi khuẩn Hp, thông thường bạn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh diệt khuẩn tấn công trong thời gian ít nhất 2 tuần và có thể bạn cần phối hợp 2 loại kháng sinh tùy vào mức độ bệnh. Đồng thời, bạn sẽ dùng thêm các loại thuốc phối hợp để điều trị tình trạng viêm loét đi kèm như thuốc kháng axit, thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc tráng phủ ổ loét.

Quá trình điều trị nhiễm khuẩn Hp, bạn cần tuân thủ tuyệt đối về hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, nhất là kháng sinh. Vì nếu sử dụng sai cách hoặc tự ý bỏ dở giữa chừng rất dễ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, dẫn đến khó khăn cho điều trị sau này. Đồng thời, người bệnh cân tuân thủ thêm những hướng dẫn của bác sĩ về việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Các phương pháp phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không chúng ta đã có câu trả lời. Vậy để phòng ngừa việc lây lan vi khuẩn Hp trong cộng đồng, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Không dùng chung các loại dụng cụ ăn uống như bát, thìa, đũa, cốc để hạn chế việc lây lan vi khuẩn Hp qua đường ăn uống.
  • Hạn chế ăn uống ở các hàng quán nhất là những quán có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, vì bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người khác nếu sử dụng phải bát đũa chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm sống, tái như gỏi cá, tiết canh, mắm tôm, sushi vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn Hp vừa có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến, nấu ăn và trước khi ăn.
  • Khi sử dụng các loại rau sống hoặc ăn trái cây hoa quả cần rửa sạch bằng nước muối trước khi ăn.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã nắm rõ được đáp án cho câu hỏi vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không. Ngoài ra, bạn cần nắm rõ thêm những thông tin về phương pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ