Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày bạn cần nắm rõ

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày rất quan trọng để giúp kiểm soát, duy trì bệnh ổn định. Người bệnh cần nắm rõ các tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày để có hướng xử trí và theo dõi trong quá trình điều trị. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểm thông tin về tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tổn thương niêm mạc và có thể ảnh hưởng sâu đến lớp cơ thành dạ dày. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm loét dạ dày như nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu, lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, lạm dụng rượu bia trong thời gian dài, thường xuyên sử dụng các đồ ăn gây kích ứng niêm mạc dạ dày như đồ quá cay, quá chua, hoặc bị stress căng thẳng kéo dài,…

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày là một nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày

Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần phải tuân thủ đầy đủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và thay đổi về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thì mới duy trì được bệnh ổn định. Cụ thể:

  • Dùng thuốc giảm nồng độ axit dạ dày bao gồm thuốc trung hòa axit dịch vị và thuốc kháng tiết axit. Trong nhóm thuốc kháng tiết axit lại bao gồm 2 loại chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton. Sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
  • Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp tráng phủ vết loét, hạn chế tác động của axit và pepsin dịch vị, giúp vết loét nhanh chóng phục hồi hơn. 
  • Sử dụng kháng sinh để diệt khuẩn Hp nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp. Tiêu diệt vi khuẩn Hp giúp điều trị dứt điểm nguyên nhân, giữ bệnh ổn định, ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải thay đổi về thói quen ăn uống sinh hoạt. Vì nếu dùng thuốc điều trị bệnh đã ổn định, người bệnh vẫn thường xuyên ăn uống đồ cay nóng, sử dụng nhiều rượu bia, hay thức khuya thì bệnh tái phát trở lại rất nhanh.

Xem thêm >>> [Tư vấn] Bị ung thư dạ dày có nên mổ không?

Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày bạn cần nắm rõ

Nhóm thuốc kháng sinh diệt khuẩn

Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng nói chung. Để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Một một đợt điều trị kháng sinh diệt khuẩn Hp, bạn có thể cần dùng 2-4 loại kháng sinh và dùng trong thời gian từ 7-30 ngày tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn và kháng thuốc của từng người.

Một số loại kháng sinh thường được kê để điều trị vi khuẩn Hp như amoxicillin, clarithromycin, tetracycline, metronidazole, levofloxacin,… Các loại kháng sinh này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn Hp mà chúng còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì thế, những người đang điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Chính vì phải sử dụng nhiều loại kháng sinh phối hợp nên người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng phụ, cụ thể như:

  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, đầy hơi, chướng bụng, có thể gặp tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.
  • Người bệnh cảm giác không có vị giác, hay bị đắng miệng hoặc cảm thấy có vị kim loại trong miệng.
  • Người bệnh có thể thường xuyên gặp tình trạng buồn nôn, nôn trong quá trình sử dụng kháng sinh diệt khuẩn Hp.
  • Một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, đau đầu, viêm đại tràng màng giả, ứ mật, nước tiểu sậm màu,…
  • Nguy hiểm nhất là phản ứng dị ứng với kháng sinh, nhẹ thì người bệnh gặp các triệu chứng như nổi ban đỏ, dát sần, nổi mề đay, nặng là tình trạng sốc phản vệ có thể gây tử vong cho người bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày – thuốc kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 thường được kê trong những trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ, không nhiều triệu chứng hoặc giúp giảm tiết axit khi ngủ. Một số thuốc thường được dùng bao gồm cimetidin, ranitidin, famotidin …

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này là đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, đau cơ,…

Một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn, nhưng ít gặp bao gồm:

  • Rối loạn thần kinh trung ương như mê sảng, rối loạn ý thức thường gặp khi sử dụng cimetidin.
  • Sử dụng thuốc kéo dài trên 8 tuần có thể gây các tác dụng phụ trên nội tiết, sinh sản như chứng vú to ở nam giới, tiết sữa bất thường không trong thời kỳ sau sinh, giảm tinh dịch, liệt dương.
  • Ảnh hưởng trên hệ tạo máu có hồi phục như thiếu máu, suy tủy.
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan thận như suy gan, viêm gan, ứ mật, suy thận.
  • Nhóm thuốc này làm giảm mật độ axit nên có thể tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn có hại hoạt động, tạo nitrosamin từ thức ăn dẫn đến ung thư dạ dày.

Một số thận trọng khi dùng thuốc kháng Histamin H2:

  • Nhóm thuốc này qua được hàng rào nhau thai và dịch não tủy, vì thế phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng.
  • Thuốc cũng qua được hàng rào sữa mẹ, nên phụ nữ cho con bú nên thận trọng.
  • Khi tiêm cimetidin qua đường tĩnh mạch cần thận trọng vì có thể gây tụt huyết áp và loạn nhịp tim.

Xem thêm >>> [Mách bạn] Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

Thuốc ức chế bơm proton

Các loại thuốc thường gặp nằm trong nhóm ức chế bơm proton như omeprazol, esomeprazol, pantoprazol,… Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc này bao gồm:

  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Các triệu chứng rối loạn thần kinh trung ương như chóng mặt, đau đầu
  • Tác dụng phụ ngủ gà thường ít gặp.
Thuốc ức chế bơm proton điều trị viêm loét dạ dày có thể gây ra tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa cho người bệnh

Thận trọng khi dùng thuốc ức chế bơm proton trong các trường hợp sau:

  • Tương tự như nhóm kháng histamin H2, phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên thận trọng với nhóm thuốc ức chế bơm proton.
  • Chống chỉ định loại thuốc này với những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc trước đây và những người đang bị loét dạ dày ác tính.
  • Khi phải dùng omeprazol với các thuốc khác cần sử dụng ở 2 thời điểm cách xa nhau vì có thể gây tương tác với nhau khi sử dụng chung.

Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày – thuốc trung hòa axit dạ dày

Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau rát do viêm loét dạ dày gây ra. Các loại thuốc trong nhóm này thường có thành phần là các muối magie trisilicat, nhôm hydroxit, canxi carbonate,… Ngoài tác dụng trung hòa axit, nhóm thuốc này còn giúp tạo ra một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm sự tiếp xúc trực tiếp của vết loét với axit, dẫn đến giảm đau rát ngay khi sử dụng thuốc 10-15 phút.

Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày khá an toàn và thường không gây ra các tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Sử dụng loại thuốc này chỉ gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như đi ngoài nhiều lần thường gặp ở loại thuốc có chứa muối magie, táo bón, xốp xương khi dùng thuốc có chứa muối nhôm lâu ngày. Bên cạnh đó, thuốc trung hòa axit có nhược điểm là bao phủ niêm mạc dạ dày nên có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc khác dùng kèm.

Một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này bao gồm phụ nữ có thai, những người đang có xuất huyết ồ ạt đường tiêu hóa trên và không sử dụng ở những bệnh nhân suy thận nặng. Khi sử dụng thuốc trung hòa axit cần dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên sử dụng kéo dài sẽ gây ra viêm dạ dày kiềm hóa.

Xem ngay >>> Ung thư dạ dày có uống được sâm không?

Thuốc tráng phủ vết loét

Nhóm thuốc này có tác dụng kết dính với dịch nhầy trong dạ dày tạo thành màng bao bọc niêm mạc dạ dày và tráng phủ đáy ổ loét. Một số tên thuốc thường dùng trong nhóm này bao gồm: Silicate Al, Silicate Mg, Bismuth, Sucralfate, Prostaglandin.  Loại thuốc này nên được sử dụng trước khi ăn 1 giờ để bảo vệ vết loét trước khi thức ăn vào đến dạ dày hoặc uống trước khi đi ngủ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng nhóm thuốc này bao gồm:

  • Làm sẫm màu phân hoặc lưỡi, không gây hại gì cho sức khỏe và sẽ hết khi bạn ngừng sử dụng thuốc.
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như đau đầu, choáng váng hoặc rối loạn giấc ngủ.
  • Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường hiếm gặp.

Các loại thuốc nam, thuốc bột không rõ nguồn gốc

Ngoài các thuốc điều trị dạ dày được bác sĩ chỉ định, rất nhiều người bệnh tự tìm hiểu mua các loại thuốc nam, thuốc lá, viên hoàn trên mạng để sử dụng. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo cam kết chữa khỏi nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ có những thành phần gì. Ngoài ra các thông tin về công ty phân phối không rõ ràng, không có số đăng ký sản phẩm, không có ngày sản xuất và hạn sử dụng. 

Nếu người bệnh sử dụng phải các sản phẩm như thế có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Phù nề mặt, tay chân, tăng cân, tích nước.
  • Thậm chí các triệu chứng nặng hơn như xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận cũng có thể xảy ra nếu sử dụng phải các sản phẩm không đảm bảo chất lượng như vậy.

Chính vì thế, khi điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh tốt nhất nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ bệnh viện đưa ra. Khi tìm hiểu các dòng sản phẩm hỗ trợ khác cần nghiên cứu kỹ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, địa chỉ phân phối và kiểm tra xem những sản phẩm đó đã được bộ y tế cấp phép lưu hành chưa mới nên cân đối sử dụng. 

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Một số lưu khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày

Sử dụng các thuốc điều trị viêm loét dạ dày có hiệu quả rất tốt để kiểm soát bệnh, tuy nhiên các tác dụng phụ sẽ làm người bệnh lo lắng trong quá trình sử dụng. Người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Không phải ai cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên, có người chỉ gặp một vài tác dụng phụ nhẹ và cũng có người gặp tác dụng phụ nặng hơn.
  • Các tác dụng phụ nhẹ không cần can thiệp y tế và có thể tự hết sau khi ngừng thuốc.
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng mẫn cảm với bất kỳ loại thuốc nào, cần thông báo với bác sĩ điều trị, để bác sĩ có hướng điều chỉnh về các loại thuốc khi kê đơn.
  • Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trầm trọng như nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa họng, khó thở, phù mí mắt, tê môi, lưỡi, rối loạn ý thức,… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi và xử trí kịp thời.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ kê đơn, đặc biệt các trường hợp có bệnh lý suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú cần cẩn trọng tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian để giúp giảm thiểu tối đa nhất những tác dụng phụ không mong muốn.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ về các tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày có thể gặp. Bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều dùng, thời điểm dùng và thời gian dùng của bác sĩ đưa ra để giúp hạn chế được tối đa nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ