Ung thư vú có cho con bú được không?

Ung thư vú có cho con bú được không là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bị bệnh hiện nay. Vì ai cũng hiểu rõ vai trò của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi.

Xem thêm:

Trong quá trình điều trị ung thư vú có cho con bú được không?

Bệnh nhân ung thư vú thường được điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, liệu pháp hooc môn. Và tất cả những phương pháp điều trị này đều gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết sữa mẹ. Do đó, các bệnh nhân ung thư vú đều được chỉ định ngừng việc cho con bú trong suất thời gian điều trị. Và đáp án cho câu hỏi trong quá trình điều trị ung thư vú có cho con bú được không là không nên bạn nhé.

Với phương pháp điều trị ung thư vú bằng hóa chất hoặc liệu pháp nội tiết, một lượng nhỏ thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến thể chất cũng như sức khỏe của trẻ. Hơn nữa các phương pháp điều trị này cũng sẽ gây ảnh hưởng làm giảm tiết lượng sữa và chất lượng sữa cũng giảm đi rất nhiều. Do vậy, sữa mẹ ở thời điểm này không phù hợp cho trẻ đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Khi điều trị bằng phẫu thuật, lượng thuốc gây mê cũng có thể bài tiết qua sữa mẹ. Ngoài ra, trải qua phẫu thuật, mẹ bị mất máu nhiều, gặp nhiều đau đớn tại vết mổ. Việc cố gắng cho con bú bằng sữa mẹ ở bên vú lành còn lại có thể gây căng thẳng và suy nhược cho mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, sau phẫu thuật thời gian đầu bệnh nhân thường phải dùng thêm kháng sinh mạnh để phòng ngừa nhiễm trùng, và loại thuốc này cũng có bài tiết qua sữa mẹ. Vì thế, tốt nhất với những mẹ điều trị bằng phẫu thuật cũng nên ngừng cho bé bú mẹ và nên cho bé sử dụng sữa công thức.

So với những phương pháp trên, phương pháp điều trị xạ có thể ít gây ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mẹ hơn. Vì nếu khối u chỉ tồn tại ở 1 bên vú và vú còn lại không bị ảnh hưởng, thì bác sĩ có thể cân nhắc tới việc cho phép bạn cho con bú bên ngực còn lại. Bác sĩ sẽ dựa vào loại bức xạ được sử dụng, thời gian điều trị dự kiến, phương pháp điều trị là xạ chiếu ngoài hay xạ áp sát để đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn.

Tuy nhiên, phương pháp xạ trị có thể gây bỏng rát da, co ké núm vú, bạn có thể bị tác dụng phụ chán ăn, mệt mỏi dẫn đến chất lượng sữa tiết ra cũng không được đảm bảo. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, bạn nên ngừng việc cho con bú trong thời gian trị xạ.

Trong quá trình điều trị ung thư vú bạn không nên cho con bú mẹ

Sau điều trị ung thư vú có cho con bú được không?

Sau điều trị ung thư vú, khi tình trạng sức khỏe dần ổn định trở lại bạn có thể được xem xét việc cho bé bú mẹ. Tuy nhiên, sau điều trị bao lâu thì cho bé bú mẹ trở lại được còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị của bạn trước đó và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn như nào. Bác sĩ sẽ khám xét đánh giá tổng quát và đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn.

Như thông tin ở phần bên trên, những bệnh nhân mới phẫu thuật thì nên ngưng việc cho bú. Nếu vết mổ sau phẫu đã ổn định và lành lại thì bạn sẽ được cân nhắc cho phép cho con bú trở lại. Trải qua quá trình phẫu thuật, ống dẫn sữa bị ảnh hưởng và sức khỏe bị suy yếu nên lượng sữa tiết ra sẽ ít hơn bình thường. 

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, việc cho trẻ bú liên tục sẽ giúp kích thích quá trình tiết sữa diễn ra đều hơn và lượng sữa cũng sẽ tăng dần lên. Với những bệnh nhân phẫu thuật cắt toàn bộ một bên vú thì việc cho con bú sẽ thực hiện ở bên vú lành còn lại.

Với những bệnh nhân điều trị ung thư vú bằng hóa chất, lượng hóa chất cũng sẽ còn tồn dư và gây ảnh hưởng đến sức khỏe một thời gian dài sau điều trị. Thậm chí có những bệnh nhân bị ảnh hưởng tác dụng phụ của hóa chất 3-6 tháng sau điều trị. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ về việc cho con bú trở lại sau khi đã kết thúc điều trị hóa chất. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc này. Bác sĩ sẽ dựa vào loại hóa chất bạn dùng, liều lượng và thời gian dùng để đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn nên cho con bú sau ngừng hóa chất bao lâu.

Phương pháp xạ trị ung thư vú có thể kéo dài 1 tháng hoặc hơn tháng là kết thúc. Và bạn có thể cho con bú trở lại khi kết thúc xạ trị 1 thời gian ngắn. Các tác dụng phụ sau xạ trị thường không kéo dài lâu như hóa chất, tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho bé khi bú mẹ.

Lưu ý dành cho mẹ bị ung thư vú khi cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những mẹ bị ung thư vú không thực hiện việc cho con bú được cũng không nên quá lo lắng và căng thẳng. Vì tâm lý căng thẳng rất dễ gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh và gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh ung thư vú.

Nếu mẹ vẫn muốn được bổ sung dinh dưỡng từ sữa mẹ, bạn có thể xin sữa của các mẹ khác cho bé sử dụng thêm. Và hiện tại cũng có rất nhiều dòng sữa công thức với những tác dụng và hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, giúp trẻ phát triển toàn diện. Bạn có thể lựa chọn tìm hiểu kỹ về các loại sữa công thức để tìm ra loại sữa phù hợp cho con.

Với những mẹ sau điều trị ung thư vú và đang cho con bú mẹ cần lưu ý một số thông tin cụ thể như sau:

  • Những mẹ sau điều trị được bác sĩ đồng ý cho con bú trở lại, thời gian đầu lượng sữa ít mẹ nên bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ để trẻ đảm bảo đủ nhu cầu dùng sữa hàng ngày.
  • Uống nhiều nước ấm, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn tăng cường đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên sử dụng nhiều các loại hoa quả và ngũ cốc nguyên cám để đảm bảo đề kháng cho mẹ và tăng cường chất lượng sữa cho bé bú.
  • Lưu ý loại bỏ các thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát ung thư vú trong chế độ ăn như thực phẩm lên men muối chua, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều chất béo xấu như nội tạng động vật, da gà, đồ chế biến sẵn,…
  • Vệ sinh sạch sẽ tay và núm vú trước và sau mỗi lần cho con bú. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ mà còn giúp mẹ ung thư vú hạn chế được những nguy cơ về viêm tắc tuyến vú, áp xe vú, nứt đầu ti,…
  • Trong thời gian cho con bú, bạn vẫn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe sau điều trị và biết hướng can thiệp kịp thời nếu bệnh có nguy cơ tái phát.
  • Mẹ ung thư vú đang cho con bú không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc đông y thuốc lá khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu mẹ muốn dùng thêm thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp.

Cảnh giác: Người khỏe mạnh đang cho con bú cũng có thể mắc ung thư vú

Hiện nay, có nhiều khuyến cáo được đưa ra là việc cho con bú mẹ trực tiếp là một biện pháp chủ động giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Do đó, có nhiều người chủ quan nghĩ rằng người khỏe mạnh đang cho con bú sẽ không bị mắc ung thư vú. Tuy nhiên, bệnh ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và vẫn có tỷ lệ rất nhỏ người mắc ung thư vú trong quá trình cho con bú là khoảng 3%.

Nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường trong quá trình cho con bú thì nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán và có hướng theo dõi kịp thời. Các triệu chứng bất thường bạn cần lưu ý như: đau vú, thay đổi màu sắc da ở vùng xung quanh núm vú, núm vú bị tụt vào trong, nổi hạch nách.

Hầu hết các phương pháp chẩn đoán ung thư vú đều không gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú. Vì thế, bạn không nên lo lắng sẽ phải ngừng cho con bú mà trì hoãn việc đi thăm khám sớm khi có triệu chứng bất thường.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi ung thư vú có cho con bú được không. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc cho con bú để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho từng thời điểm khác nhau.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ