[Giải đáp] Ung thư tuyến giáp có mổ nội soi được không?

Ung thư tuyến giáp có mổ nội soi được không là câu hỏi đang được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Vì phương pháp mổ nội soi thường có tính thẩm mỹ và nhanh hồi phục sức khỏe hơn so với mổ mở. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Trước khi tìm hiểu ung thư tuyến giáp có mổ nội soi được không, chúng ta cùng tìm hiểu về các phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay. Việc điều trị ung thư tuyến giáp theo phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể bệnh và giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Cụ thể các phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Phẫu thuật gần như là phương pháp chính và được chỉ định cho đa phần các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến giáp là loại loại bỏ phần khối u ác tính tuyến giáp, nạo vét hạch di căn nếu có. Tùy thuộc vào kích thước khối u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định cắt thùy giáp, cắt tuyến giáp gần toàn bộ hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.
  • Điều trị hoóc môn tuyến giáp áp dụng bắt buộc với các trường hợp đã phẫu thuật cắt tuyến giáp. Mục đích của liệu pháp hooc môn là bổ sung hooc môn thay thế cần thiết cho hoạt động chức năng của cơ thể. Bên cạnh đó, liệu pháp hooc môn trong điều trị ung thư tuyến giáp còn có tác dụng kìm hãm lại tốc độ phát triển của tế bào ung thư nếu còn sót lại trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tái phát.
  • Xạ trị với đồng vị iốt phóng xạ là phương pháp áp dụng để phá hủy tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Phương pháp này áp dụng cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.
  • Xạ trị chiếu ngoài sử dụng chùm tia năng lượng cao để điều trị các khối u di căn đến các cơ quan khác như thực quản, khí quản, thanh quản. Ngoài ra, áp dụng xạ trị chiếu ngoài với bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
  • Hóa trị là phương pháp đưa thuốc hóa chất vào máu, đi vào toàn cơ thể để tiêu diệt hoặc làm chậm lại tốc độ phân chia của tế bào ung thư. Tương tự như xạ trị chiếu ngoài, hóa trị cũng có tác dụng đối với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã di căn hoặc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
  • Điều trị chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng của tác dụng phụ cũng là một phương pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, tăng cường chất lượng sống, giúp bệnh nhân hài lòng với các phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.

Ung thư tuyến giáp có mổ nội soi được không?

Như các thông tin ở phần bên trên thì phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp. Trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp lại có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau bao gồm: 

  • Phẫu thuật tuyến giáp mổ mở: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ngay trước cổ ở vị trí tuyến giáp. Mở đường rạch, bác sĩ sẽ tiếp cận trực tiếp tuyến giáp và loại bỏ phần tuyến giáp có khối u và nạo vét các hạch di căn lân cận nếu có.
  • Cắt tuyến giáp nội soi: Bác sĩ sẽ tiến hành một đường rạch ở vùng hõm nách, sau đó bác sĩ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật nội soi qua vết rạch đó để tiến hành cắt bỏ phần tuyến giáp có nhân u ác tính.
Cắt tuyến giáp nội soi là một kỹ thuật trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp
  • Cắt tuyến giáp bằng rô bốt: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở vùng nách, cổ, chân tóc hoặc vùng ngực. Sau đó, bác sĩ sẻ sử dụng công cụ robot để tiến hành phẫu thuật cắt tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp bằng robot thường ít được áp dụng.

Như vậy, mổ nội soi cũng là một phương pháp được áp dụng cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có mổ nội soi được không là có bạn nhé. Mổ nội soi ung thư tuyến giáp có nhiều ưu điểm như vết rạch ở nách chỉ khoảng 1cm ít bị lộ, thẩm mỹ hơn, giúp người bệnh tự tin sau phẫu thuật hơn. Phương pháp mổ nội soi ung thư tuyến giáp ít xâm lấn, an toàn và giúp người bệnh phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn.

Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi có được áp dụng cho những trường hợp nào phải theo sự chỉ định và chẩn đoán của bác sĩ. Và không phải bệnh nhân nào cũng phẫu thuật nội soi được. Những trường hợp phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm, khi kích thước khối u nhỏ hơn 1cm thì mới áp dụng được phương pháp mổ nội soi.

Xem ngay >>> Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?

Quy trình mổ nội soi ung thư tuyến giáp thực hiện như nào?

Để thực hiện phẫu thuật nội soi ung thư tuyến giáp, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6-8 giờ trước khi vào phẫu thuật nội soi. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát một lượt để đảm bảo chắc chắn bệnh nhân có đủ điều kiện phẫu thuật hay không. Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bệnh nhân sẽ được gây mê để tránh gây đau đớn.

Các bước thực hiện phẫu thuật cắt tuyến giáp nội soi được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật vô cảm, đặt nội khí quản gây mê cho bệnh nhân.
  • Điều chỉnh tư thế bệnh nhân nằm ngửa, đặt gối dưới vai bệnh nhân để cổ ưỡn, đầu ngửa về phía sau.
  • Bước tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành đặt các dụng cụ để phẫu thuật gồm: 1 trocar 10mm ở nếp lằn vú, 1 trocar 5mm ở quầng vú và 1 trocar 5mm ở mỏm cùng vai.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách vạt da để tạo trường cắt bỏ phần tuyến giáp bị bệnh. Vị trí bóc tách nằm giữa lớp da xuất phát từ bờ trên của cơ ngực lớn cho đến cơ ức đòn chũm. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu tích cơ vai móng và cơ ức đòn chũm đến bờ trên của sụn giáp và xuống đến hõm ức.
  • Tiếp đến, khi tuyến giáp đã được bộc lộ bằng cách kỹ thuật bóc tách, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các tổn thương bằng dụng cụ nội soi và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một thùy tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy vị trí, kích thước khối u.
  • Sau khi đã bóc tách, cắt bỏ được phần tuyến giáp bị bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật cầm máu và lấy bệnh phẩm qua lỗ trocar 10mm.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt Sonde qua lỗ trocar 10mm để dẫn lưu dịch ra ngoài. Sau khoảng 72 giờ, dịch không còn ra nữa bệnh nhân sẽ được tháo ống dẫn lưu. 2 lỗ trocar còn lại sẽ được đóng theo các lớp giải phẫu.

Xem thêm >>> Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Các biến chứng có thể xảy ra sau mổ nội soi tuyến giáp

Mặc dù các biến chứng của mổ nội soi ung thư tuyến giáp ít hơn so với mổ mở, nhưng vẫn có thể xuất hiện các biến chứng từ nhẹ đến nặng xảy ra sau phẫu thuật. Vì thế, người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để báo cho bác sĩ can thiệp, cụ thể như:

  • Chảy máu là biến chứng sau phẫu thuật thường xảy ra với cả phẫu thuật mổ mở và mổ nội soi ung thư tuyến giáp. Máu chảy quá nhiều có thể gây chèn ép khí quản, gây khó thở cho người bệnh. Nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu sau phẫu thuật cần xử trí ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi phát hiện bệnh nhân có hiện tượng chảy máu sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đưa bệnh nhân vào phòng mổ để phẫu thuật cầm máu.
  • Tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Khi gặp biến chứng này, người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói, thậm chí không nói được. Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng cần được phẫu thuật lại để nối lại dây thần kinh quặt ngược.
  • Nhiễm độc giáp thường ít xảy ra với tỷ lệ khoảng 2-4%, tình trạng này thường được xử lý bằng iot phóng xạ và không cần phải can thiệp phẫu thuật thêm.
  • Tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật có thể gây ra biến chứng hạ canxi máu.
  • Nhiễm trùng sau mổ mặc thường ít gặp với tỷ lệ 1/2000, vì bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh cho bệnh nhân sau phẫu thuật để phòng ngừa bội nhiễm.
  • Nhiễm độc giáp thường ít xảy ra với tỷ lệ khoảng 2-4%, tình trạng này thường được xử lý bằng iot phóng xạ và không cần phải can thiệp phẫu thuật thêm.

Như vậy, ung thư tuyến giáp có mổ nội soi được không là có. Dù mổ nội soi hay mổ mở sẽ đều có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, vì thế người bệnh cần lưu ý không chủ quan sau phẫu thuật, báo ngay cho bác sĩ khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

https://youtu.be/MM1aeZUe178