Bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

Bệnh nhân bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe tốt nhất có thể. Vậy hãy cùng GenK STF tìm hiểu về các thực phẩm người bệnh ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

XEM THÊM:

1. Mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và điều trị ung thư 

Ung thư phổi là căn bệnh xảy ra khá phổ biến trên toàn thế giới và bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc phải. Cho đến nay, vẫn chưa rõ cơ chế tác động qua lại giữa chế độ ăn uống và việc điều trị ung thư.

Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu đã bước đầu phát hiện ra được mối liên quan của chế độ ăn uống hàng ngày với sự chuyển biến tích cực của bệnh nhân ung thư. Điều này có nghĩa là những gì mà cơ thể được hấp thụ mỗi ngày sẽ có sự tác động nhất định tới quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như là:

  • Chu trình chuyển hóa trong các tế bào: Trong một số loại thực phẩm có chứa một số thành phần đã được chứng minh là có khả năng nuôi sống tế bào ung thư;
  • Khả năng kiểm soát chu kỳ phân tách tế bào: Quá trình phân chia của các tế bào (trong đó bao gồm các tế bào ung thư) cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Một số thành phần trong các loại thực phẩm có tham gia vào các giai đoạn này.
  • Phản ứng viêm: Khi tế bào ung thư tấn công vào cơ thể con người sẽ làm phát triển các phản ứng viêm. Theo như phân tích của các nhà khoa học thì môi trường vi mô nơi mà các tế bào ung thư sinh sống có đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy hay cản trở sự tiến triển của ung thư. Đặc biệt là với những loại thực phẩm với khả năng chống viêm hiệu quả sẽ góp phần làm thay đổi quá trình này.
  • Sự chết đi của tế bào: Quy luật tự nhiên của các tế bào trong cơ thể đó là chúng sẽ tự chết khi bị hư hỏng hoặc đã già cỗi. Bản chất của bệnh ung thư đó chính là hiện tượng đi ngược lại quá trình tự nhiên này của cơ thể, khi các tế bào không chết đi như bình thường mà lại tăng sinh một cách không kiểm soát. Trong một số loại thức ăn có những thành phần giúp loại bỏ bớt, hạn chế những tế bào bất thường này.
  • Khả năng di căn của khối u: Trong các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư, khối u ác tính có xu hướng di căn tới những khu vực lân cận hoặc các cơ quan khác bên ngoài phổi. Đó là do sự truyền tín hiệu của các phân tử dẫn đường. Có những loại thức ăn có khả năng ngăn cản sự truyền tín hiệu này.
  • Hình thành mạch: Để mở rộng quy mô cũng như sức ảnh hưởng, các khối u ác tính cần có sự trợ giúp một các đắc lực của hệ thống mạch máu mới. Tuy nhiên, quá trình này có thể bị ngăn cản hoặc loại bỏ bởi một số chất dinh dưỡng khi người bệnh dung nạp vào cơ thể.
Ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Những thực phẩm bệnh nhân ung thư phổi nên ăn là gì?

2.1. Các loại trái cây và rau xanh

Rau củ và trái cây chính là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chống oxy hóa dồi dào. Khi sử dụng sẽ đem lại tác dụng làm lành tổn thương của các tổ chức mô bên trong cơ thể. Một số loại rau xanh, trái cây và củ quả rất tốt cho bệnh nhân ung thư phổi cần phải kể đến đó là:

  • Táo và lê: Hợp chất Phytochemical chứa trong thành phần của các loại như lê vào táo có khả năng chống lại các tế bào ung thư cũng như hạn chế quá trình xơ hóa phổi.
  • Cà rốt: Đây là một loại củ giúp cung cấp nhiều phytochemical (hay còn gọi là axit chlorogenic) với công năng đẩy lùi quá trình phát triển và di căn của khối u ác tính ở phổi.
  • Cải xoong: Loại rau này chính là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những trường hợp bị chẩn đoán mắc ung thư phổi. Lý do là vì cải xoong có chứa nhiều Isothiocyanates. Đây là một hợp chất có tác dụng giúp ức chế quá trình phân chia của các tế bào ung thư, đồng thời tăng cường hiệu quả của phương pháp xạ trị.
  • Cà chua: Hợp chất Lycopene được tìm thấy trong thành phần của cà chua có thể hạn chế được khả năng phân chia tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan cũng như nhân rộng của chúng. Ngoài ra, hợp chất này còn giúp kháng viêm và có giá trị trong việc đẩy lùi sự tiến triển của bệnh ung thư.
  • Một số loại quả mọng như nho, quả việt quất, quả mâm xôi hay dâu tây, trong thành phần có chứa nhiều hợp chất được gọi là anthocyanidin.

2.2. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Dành cho những ai còn đang băn khoăn không biết bệnh nhân bị ung thư phổi nên ăn uống gì thì các loại ngũ cốc nguyên hạt là một trong những lựa chọn lý tưởng. Trong các loại ngũ cốc này có chứa rất nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng kích thích não bộ tiết ra Serotonin kích hoạt cảm giác thèm ăn của người bệnh đồng thời làm giảm cảm giác lo âu.

Người bệnh ung thư phổi nên ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt như là gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mạch…

2.3. Các sản phẩm từ sữa

Các chế phẩm từ sữa như là sữa tươi, phô mai, sữa chua là những thực phẩm cung cấp một lượng canxi và protein dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch cho người bệnh. Bệnh nhân ung thư phổi thường gặp phải các tình trạng mệt mỏi, chán ăn do đó các chuyên gia thường khuyến khích sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa trong các bữa ăn phụ để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

2.4. Thức ăn mềm và dễ tiêu hóa

Người bị ung thư phổi nên ăn các món ăn nhạt, tránh sử dụng những thực phẩm quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Người bệnh nên sử dụng các món ăn, thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa như: súp, cháo, canh…

2.5. Các thực phẩm giàu protein

Protein là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu để giúp cơ thể sửa chữa và bảo vệ một số loại mô, tế bào ở trong cơ thể. Không chỉ có vậy, protein còn giúp củng cố và nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại đến từ bên ngoài. 

Bệnh nhân ung thư phổi có thể sử dụng một số nguồn protein dồi dào trong các thực phẩm như là trứng, cá, gà, các loại đậu,…

2.6. Chất béo thực vật tốt

Một số nguồn chất béo từ thực vật rất tốt cho sức khỏe người bệnh với hàm lượng dồi dào, có thể kể đến như là: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ… Đây là những nguồn chất béo có lợi cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ các dưỡng chất đồng thời ngăn ngừa hiện tượng giảm cân bất thường hay xảy ra ở bệnh nhân ung thư phổi. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp thêm các loại hạt ngũ cốc, bơ đậu phộng, trộn chung cùng với các món salad, làm ngũ cốc hoặc sữa chua.

2.7. Trà xanh

Trà xanh không chỉ được phát hiện và chứng minh có khả năng ngăn ngừa quá trình phát triển của bệnh ung thư phổi mà còn có lợi cho những người đã mắc căn bệnh này.

Theo các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cả các nhà khoa học trên động vật cho thấy một số hợp chất bao gồm theaflavin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có trong thành phần của trà xanh giúp tăng cường hiệu quả của thuốc hóa trị cisplatin thường được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư phổi.

Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng trà xanh tươi, được pha hoặc chế biến dùng trong ngày. Bởi vì, các loại nước trà xanh đóng chai cũng có chứa hợp chất như EGCG nhưng với hàm lượng rất thấp. Bên cạnh đó, trong loại thức uống này còn có thể chứa nhiều đường và một số chất bảo quản khác không tốt cho cơ thể. Do đó, không nên sử dụng trà xanh ở dạng này.

2.8. Gừng và nghệ

Trong các loại gia vị quen thuộc với người dân Việt Nam thì có một số loại tốt cho người bệnh như là:

  • Gừng: Trong thành phần của gừng rất giàu 6-shogaol, là một hợp chất có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa các tế bào ung thư phổi phát triển, giảm khả năng di căn của khối u và giúp cho bệnh nhân đỡ cảm giác buồn nôn trong quá trình hóa trị.
  • Củ nghệ: Nghệ có chứa nhiều hợp chất curcumin – hợp chất được nhiều nghiên cứu tìm thấy khả năng ức chế khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư phổi. Curcumin có thể làm gia tăng hiệu quả điều trị bằng hóa trị và xạ trị, đặc biệt là với một số loại thuốc như thuốc hóa trị ung thư phổi thông thường.

2.9. Cá hồi

Cá hồi được coi là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe của người bệnh. Vì loại cá này không chỉ chứa axit béo omega-3 mà còn chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Đây là một thực phẩm vàng trong việc chống ung thư và rất tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.

3. Thực phẩm bệnh nhân ung thư phổi nên kiêng

3.1. Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia

Theo các chuyên gia khuyến cáo, thuốc lá và các loại thức uống có cồn như rượu, bia… chính là một trong những thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư phổi. Bởi vậy, bệnh nhân ung thư phổi trong quá trình điều trị bệnh cũng như trong thời gian hồi phục phải tuyệt đối không được hút thuốc lá hay sử dụng các loại đồ uống có cồn.

3.2. Tránh ăn một số loại hải sản

Đối với bệnh nhân ung thư phổi cần hạn chế sử dụng một số đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ … Do hải sản có thể khiến cho tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể tăng các triệu chứng ho đờm hoặc dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và quá trình điều trị bệnh.

3.3. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Có một điều mà rất ít người bệnh ung thư phổi biết đến là các loại thực phẩm chiên rán hay thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi và thậm chí là khó thở nữa.

Đặc biệt là nhóm thực phẩm này có thể gây tăng áp lực lên phổi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể như: Tăng mỡ máu cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Chính vì vậy, đối với người bệnh ung thư phổi cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như là: khoai tây chiên, gà rán, thịt mỡ và các loại cá có chứa quá nhiều chất béo.

Tránh đồ nhiều giàu mỡ

3.4. Đồ nướng và đồ hun khói

Các loại nướng, hun khói luôn là một trong những kẻ thù của sức khỏe con người. Đó là vì khi thực phẩm được nướng, hun khói với nhiệt độ cao thì sẽ sinh ra nhiều loại hợp chất nguy hiểm cho cơ thể và gây bất lợi, giảm hiệu quả của quá trình điều trị của người bệnh.

Do đó, mặc dù đồ nướng hay đồ hun khói rất ngon miệng nhưng nếu người bệnh không muốn quá trình điều trị ung thư bị gián đoạn hoặc suy giảm hiệu quả thì nên tránh xa loại đồ ăn này nhé.

3.5. Các loại đồ ăn lạnh

Đồ ăn, nước uống lạnh luôn đem lại cảm giác dễ chịu, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè oi bức, nóng nực, ví dụ như là kem lạnh, nước ép hoa quả để lạnh… Nhưng đây cũng chính là một trong những “kẻ thù” của hệ hô hấp và phổi.

Lý do là bởi các thực phẩm ở nhiệt độ thấp thường gây kích ứng niêm mạc vùng khoang miệng, họng và có thể dẫn tới tình trạng viêm họng, ho. Đây cũng chính là “thời cơ” khiến cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây bệnh đường hô hấp.

Từ đó, làm cho bệnh tình của người bệnh ung thư phổi sẽ ngày càng thêm nặng nề hơn. Do vậy, người bệnh cần hết sức chú ý và tránh sử dụng đồ ăn, thức ăn lạnh nhé.

3.6. Các món ăn có nhiều gia vị cay, nóng

Tuy các loại đồ ăn có vị cay nóng (chứa ớt, hạt tiêu, tỏi…) luôn tạo được cảm giác ngon miệng cho người ăn và bệnh nhân ung thư phổi cũng không ngoại lệ.

Ăn quá nhiều đồ ăn có nhiều gia vị cay nóng thật sự không hề tốt cho sức khỏe, cụ thể chúng có thể làm tổn thương niêm mạc ở dạ dày, ruột. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn cay nóng thường rất khó tiêu. Nếu sử dụng lâu ngày, nếu người bệnh ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe như: suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn tiêu hóa…

Chính điều này có thể ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị ung thư phổi, làm cho tình trạng bệnh ngày càng thêm phần nghiêm trọng.

Do vậy, tốt nhất người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống có chứa nhiều loại thực phẩm cay nóng. Thay vào đó, nên tích cực các loại đồ ăn thanh đạm, dịu mát để tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể nhé.

3.7. Thực phẩm hoặc đồ uống có chứa nhiều axit

Ở phần cuối thực quản có một loại cơ vòng tạo thành van. Nếu van không đóng kín hoặc mở quá thường xuyên thì axit dịch vị từ dạ dày có thể di chuyển vào thực quản và gây ra chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Nếu tình trạng này xuất hiện ở những bệnh nhân bị ung thư phổi thì có thể làm tình trạng bệnh và làm các triệu chứng của ung thư phổi ngày càng nặng nề hơn.

Để hạn chế điều này xảy ra, người bệnh cần tránh những loại thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit như: dưa muối, cà muối, nước ép trái cây có vị chua, nước sốt cà chua, cà phê…

3. Tích cực luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe chống lại ung thư 

Bên cạnh ra lời khuyên về bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng người bệnh nên quan tâm, nâng cao sức khỏe thể chất bằng cách tích cực luyện tập thể dục và thường xuyên vận động sẽ góp phần hạn chế nguy cơ mắc phải những bệnh lý mạn tính. Mỗi người nên dành ra ít nhất 30 phút/ngày để tập luyện qua các bài tập luyện như đạp xe, đi bộ, nhảy dây, yoga, bơi lội,…

Không nên tự ý bổ sung bất kỳ loại thực phẩm chức năng hay loại thuốc nào mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Do những sản phẩm này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc tương tác bất lợi với các thuốc điều trị ung thư. Đặc biệt là khi người bệnh sử dụng liều lượng cao, các hoạt chất trong những thực phẩm này có khả năng tác động đến quá trình điều trị, trong đó có hóa trị và xạ trị.

Trên đây là một số thông tin về chủ đề bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh ung thư phổi.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ