[Tìm hiểu] Xét nghiệm ung thư phổi bao lâu có kết quả?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Vì thế các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư phổi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy xét nghiệm ung thư phổi bao lâu có kết quả? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về thời gian có kết quả xét nghiệm ung thư phổi trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Các loại xét nghiệm ung thư phổi

Ung thư phổi là sự biến đổi tế bào một cách bất thường ở phổi, các tế bào này tăng sinh một cách mất kiểm soát và xâm lấn di căn sang các cơ quan khác rất nhanh nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Vì thế, việc phát hiện sớm bệnh ung thư phổi rất quan trọng, giúp hiệu quả điều trị đạt được kết quả tốt nhất. 

Các phương pháp xét nghiệm được nhiều người quan tâm, vì ở những giai đoạn sớm đa phần người bệnh có ít triệu chứng hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Một số xét nghiệm ung thư phổi bao gồm:

Xét nghiệm mô bệnh học: Bệnh nhân sẽ được lấy một mẫu mô nhỏ từ vị trí phổi có nghi ngờ tổn thương thông qua nội soi phế quản hoặc quá trình chọc kim sinh thiết sinh thiết dưới sự hướng dẫn của phim chụp CT cắt lớp. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đem đi soi dưới kính hiển vi để phân tích tính chất của tế bào. Đây là một xét nghiệm có giá trị quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư phổi. 

Xét nghiệm tế bào học: Là loại xét nghiệm lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch màng phổi hoặc hạch lân cận để đánh giá xem có sự có mặt của tế bào ung thư hay không.

Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư phổi:

  • Cyfra 21-1: đây là loại xét nghiệm có tác dụng rất tốt để định hướng chẩn đoán ung thư phổi và thường được bác sĩ dùng để đánh giá hiệu quả phác đồ, theo dõi hiệu quả sau điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Chỉ số bình thường của Cyfra 21-1 là dưới 3.3 µg/L.
  • Xét nghiệm NSE huyết thanh là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán với những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ. Những người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ thường có chỉ số NSE trên 25 ng/mL. Những người bệnh ung thư phổi ở giai đoạn muộn chỉ số này có thể tăng nhiều hơn. 
  • Xét nghiệm ProGRP là xét nghiệm dùng để đánh giá xem người bệnh bị ung thư phổi loại nào trong trường hợp không thể sinh thiết khối u. Độ nhạy của xét nghiệm ProGRP cao hơn so với Xét nghiệm NSE. 
  • CEA là xét nghiệm dấu ấn ung thư có chỉ số bình thường nằm trong khoảng 0 – 2.5 ng/mL, có khoảng 2% người bệnh ung thư phổi có chỉ số CEA tăng cao trên 10 ng/mL.
  • CA 19-9 cũng là một loại kháng nguyên có ở tế bào tuyến nhiều cơ quan, trong đó có phổi. Xét nghiệm CA 19-9 ít có giá trị chẩn đoán trong việc phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Vì có khoảng 50% người bệnh ung thư phổi không có kết quả chỉ số CA 19-9 tăng.

Đáp án: Xét nghiệm ung thư phổi bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm ung thư phổi bao lâu có kết quả còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà người bệnh thực hiện. Thông thường các loại xét nghiệm sinh thiết giải phẫu bệnh hoặc sinh thiết tế bào sẽ có kết quả sau khoảng 2-4 ngày, một số trường hợp xét nghiệm phân tích phức tạp hơn có thể mất 1 tuần mới có kết quả.

Xét nghiệm ung thư phổi bao lâu có kết quả phụ thuộc vào loại xét nghiệm bạn đang làm

Đối với các loại xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi thì thời gian có kết quả sẽ nhanh hơn. Trung bình sau khi lấy máu người bệnh cần chờ khoảng 2-3 tiếng là có kết quả và bác sĩ sẽ đọc kết quả cụ thể cho bệnh nhân ngay sau đó. Để chủ động thời gian sắp xếp công việc hiệu quả, bạn nên hỏi trước bác sĩ về thời gian bao lâu có kết quả. Tránh việc chờ đợi lâu mà không biết bao giờ mới có kết quả gây nhiều lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý.

Bên cạnh vấn đề bao lâu thì có kết quả xét nghiệm ung thư phổi, người bệnh cần lưu ý một số thông tin trước khi thực hiện làm xét nghiệm ung thư phổi như sau:

  • Nếu làm xét nghiệm máu, bạn cần nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất 8 tiếng để các chỉ số được đánh giá một cách chính xác nhất.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không quá lo lắng, hồi hộp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để các khâu thực hiện xét nghiệm được diễn ra thuận lợi nhất.
  • Trước ngày đi khám xét nghiệm ung thư phổi, bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở thực hiện xét nghiệm ung thư phổi uy tín, đảm bảo chuyên môn và có máy móc kỹ thuật cao để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ không có ngay, trong thời gian chờ đợi bạn có thể tranh thủ đi làm các phương pháp chụp chiếu đánh giá khác như X quang, CT, MRI,… 

Những trường hợp nào nên kiểm tra xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi sớm?

Việc phát hiện ung thư phổi sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong tiên lượng điều trị ung thư phổi. Điều trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm hiệu quả cao và tiên lượng điều trị khỏi cao hơn rất nhiều so với phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì thế, một số trường hợp có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên chủ động thăm khám, xét nghiệm tầm soát ung thư phổi sớm, cụ thể:
Những người có tiền sử hút thuốc lá thường xuyên lâu năm, kéo dài trên 20 năm hoặc lâu hơn.

  • Những người có thành viên trong gia đình mắc ung thư phổi.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về phổi mãn tính kéo dài như viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, môi trường bị nhiễm tia xạ.
  • Những người có triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi như sụt cân bất thường, ho dai dẳng, đau tức ngực… Các triệu chứng kéo dài và có mức độ tăng dần theo thời gian.
  • Những người có độ tuổi từ 50 trở nên được khuyến cáo nên thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ và xét nghiệm tầm soát ung thư phổi thường xuyên.

Các phương pháp khác giúp chẩn đoán ung thư phổi

Bên cạnh các xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư phổi, các phương pháp chẩn đoán khác cũng được kết hợp để đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Các phương pháp khác bao gồm:

Khám lâm sàng

Trước khi đưa ra chỉ định phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng trước. Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bản thân và tiền sử gia đình. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng lâm sàng bạn đang gặp phải để đưa ra định hướng chẩn đoán. Các triệu chứng lâm sàng định hướng nghi ngờ ung thư phổi bao gồm:

  • Ho dai dẳng kéo dài không rõ nguyên nhân. Ho liên tục trong ngày không có thời điểm đỡ làm người bệnh mệt mỏi, hụt hơi. Dù đã sử dụng các thuốc giảm ho nhưng triệu chứng vẫn không hề giảm bớt. Một số trường hợp ung thư phổi sẽ có biểu hiện ho ra máu.
  • Bên cạnh việc ho nhiều gây ra hụt hơi, khối u phổi phát triển cản trở quá trình lưu thông không khí dẫn đến người bệnh càng bị khó thở và hụt hơi nhiều hơn.
  • Người bệnh ung thư phổi thường có triệu chứng đau tức ngực, đau có mức độ càng ngày càng tăng, nhất là khi người bệnh ho nhiều hoặc cười nói nhiều. Một số trường hợp người bệnh có cảm giác đau xuyên ra vùng bả vai, cột sống.
  • Một số triệu chứng toàn thân khác bao gồm thiếu máu, đau mỏi xương do di căn xương, suy nhược cơ thể, chán ăn, sụt cân đột ngột,….

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

  • Soi phế quản là phương pháp sử dụng ống soi mềm để quan sát các tổn thương trong lòng phế quản, giúp phát hiện những khối u bất thường trong lòng phế quản. Đồng thời quá trình nội soi phế quản có thể tiến hành lấy mẫu mô để làm sinh thiết giải phẫu bệnh.
  • Chụp X quang giúp chẩn đoán được sự có mặt của khối u ở phổi, có tác dụng định hướng để bác sĩ đưa ra các phương pháp chẩn đoán sâu hơn để xác định đó có phải ung thư không.
  • Chụp CT cắt lớp là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện được vị trí, kích thước khối u và mức độ xâm lấn di căn của khối u đã ảnh hưởng đến cơ quan nào.
  • Chụp xạ hình xương là phương pháp áp dụng với những người đang có nghi ngờ ung thư phổi di căn xương.
  • Chụp MRI là phương pháp được chỉ định cho những người đang có nghi ngờ tổn thương di căn não.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ về đáp án cho câu hỏi xét nghiệm ung thư phổi bao lâu có kết quả. Thời gian có kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào loại xét nghiệm bạn đang làm. Trong quá trình chờ đợi kết quả, bạn có thể thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để có kết quả chính xác nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ