[Giải đáp] Bị ung thư Amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe

Bị ung thư Amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều thông tin cụ thể về vấn đề này. Do đó, GenK STF thực hiện bài viết này để cung cấp các thông tin cần thiết để giải đáp câu hỏi người bệnh ung thư amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì?

XEM THÊM:

1. Cần biết gì về căn bệnh ung thư amidan?

Trước khi đến với thông tin về bệnh nhân ung thư amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì thì hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.

1.1. Ung thư amidan là bệnh như thế nào?

Amidan là một khối mô, có hình dạng là hình bầu dục và kích thước của nó bằng khoảng đầu ngón tay cái. Trong cơ thể, vị trí của amidan là nằm ở hai bên của cổ họng, phía sau lưỡi còn được gọi với một tên gọi khác là amidan khẩu cái. Có thể quan sát thấy amidan khi mở miệng to và soi gương.

Đối với các trường hợp bị ung thư amidan thì amidan khẩu cái và amidan vòm là những nơi có nguy cơ bị ung thư cao nhất.

Amidan là bộ phận giữ nhiệm vụ sản sinh ra các tế bào miễn dịch, tiêu diệt các loại vi sinh vật có khả năng gây hại trước khi những vi khuẩn này tấn công hay xâm nhập vào bên trong hệ hô hấp.

Trong trường hợp các vi sinh vật gây hại xâm nhập với số lượng lớn và độc tính mạnh mẽ tấn công vào thì sẽ khiến amidan bị viêm nhiễm. Nếu tình trạng viêm amidan xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp cùng với thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều sẽ khiến cho các tế bào amidan bị biến đổi, theo thời gian dần dần trở thành các tế bào ác tính gây ra bệnh ung thư amidan.

Ung thư amidan được xếp vào danh sách là một căn bệnh rất hiếm gặp. Thuộc vào một trong những bệnh ung thư ở trong vùng tai mũi họng. Ung thư amidan xảy ra khi những tế bào amidan biến đổi dần dần chuyển thành thể ác tính.

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư amidan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư amidan, trong đó chủ yếu có liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu đó là:

  • Thói quen hút thuốc lá thường xuyên: Không chỉ đối với ung thư phổi, ung thư vòm họng mà thuốc lá cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh ung thư amidan cũng như rất nhiều căn bệnh ung thư khác. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hít phải khói thuốc một cách thụ động cũng có nguy cơ mắc ung thư amidan tương đương với những người hút trực tiếp.
  • Uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn: Khi thường xuyên uống quá nhiều thức uống có cồn như rượu bia, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới niêm mạc vùng họng cũng như bề mặt bao phủ niêm mạc. Theo thời gian dần dần sẽ gây ra sự biến đổi lớp bề mặt này và dẫn đến bệnh ung thư amidan.
  • Virus HPV: Trong rất nhiều chủng của virus HPV thì có 3 chủng có nguy cơ gây bệnh ung thư amidan cao đó là type 2, 11, 16. Trong đó virus HPV type 16 là loại gây bệnh thường gặp nhất. Virus HPV là loại virus có thể lây qua đường tình dục.
  • Người từng thực hiện phẫu thuật cắt amidan có nguy cơ bị ung thư amidan. Đó là với những trường hợp sau khi phẫu thuật cắt amidan nhưng vẫn còn sót mô còn lại.

1.3. Một số triệu chứng của ung thư amidan

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư amidan, các biểu hiện của bệnh thường rất nhẹ và không rõ ràng. Chính vì vậy, để phát hiện được bệnh từ giai đoạn sớm qua các triệu chứng là rất khó nếu không đi khám. Một số biểu hiện báo hiệu sớm ở người bị ung thư amidan có thể xuất hiện đó là:

  • Cảm thấy đau khi nuốt nước bọt: Dấu hiệu thể hiện rõ nhất khi đang nhai, nuốt thức ăn, kể cả là khi nuốt nước bọt, uống nước. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau này là do amidan bị viêm sưng to lên và khi nhai nuốt xảy ra cọ xát với thức ăn sẽ gây ra cảm giác đau. Lúc này, trong cổ họng của người bệnh luôn cảm thấy vướng víu bởi vì đã có sự xuất hiện của những khối u nhỏ. Ở giai đoạn đầu bị bệnh, các khối u còn có kích thước nhỏ nhưng cũng khiến cho người bệnh thấy đau và khó chịu cho người bệnh. Tình trạng và mức độ đau sẽ dần tăng lên theo thời gian cùng với quá trình tiến triển dần của bệnh. Cảm giác đau có thể lan tới mang tai và cả khu vực trên đỉnh đầu.
  • Khó phát âm, giọng nói thay đổi: Khi bị bệnh sẽ có cảm giác khó chịu như khi đau họng, rát họng, giọng nói thay đổi khiến cho nhiều người bệnh lầm tưởng chỉ bị viêm họng hay đau họng thông thường.
  • Ho ra máu: Tình trạng chảy máu có thể xảy ra khi người bệnh khạc nhẹ hoặc khi ho. Đây có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu báo hiệu nguy cơ bị ung thư amidan giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì tình trạng này sẽ diễn ra với tần suất thường xuyên hơn.
  • Sút cân nhanh chóng mà không rõ lý do
  • Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng sẽ thấy xuất hiện khối u ở trong cổ sẽ to dần lên.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh ung thư amidan mà người bệnh cũng như bất kỳ ai nên nắm được. Tiếp sau đây, hãy cùng tìm hiểu về nội dung chính của bài viết đó là bệnh nhân ung thư amidan nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Ung thư Amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì

2. Người bệnh ung thư amidan nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với người bị bệnh ung thư amidan đó chính là gặp nhiều khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, đồ uống do họng bị sưng, đau rát. Chính vì vậy, lựa chọn đầu tiên cho người bệnh ung thư amidan đó chính là các món ăn mềm, lỏng như canh, súp, cháo hoặc những món ăn được ninh, hầm đến khi chín mềm.

Bên cạnh đó, cũng là những lựa rất tốt mà bệnh nhân ung thư amidan nên cân nhắc đó là một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như phô mai, sữa chua, gạo trắng, pho mát hay ngũ cốc… bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Với các loại hoa quả, bệnh nhân ung thư amidan nên ăn là các loại trái cây mềm, dễ nuốt để bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng không nên ăn một số loại rau củ quả như là rau diếp, bơ, chuối và cà chua. 

Đồng thời bệnh nhân ung thư amidan cần bổ sung đầy đủ và hài hòa các nhóm chất dinh dưỡng để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh. Một số nhóm thực phẩm chứa protein có lợi cho sức khỏe của người bệnh như là cá, trứng, thịt bò… là những thực phẩm không nên thiếu trong chế độ ăn. Cần lưu ý rằng, đối với các loại thịt gia cầm thì nên loại bỏ phần da trước khi sử dụng.

Ngoài ra thì các chất béo có lợi ở trong một số thực phẩm như dầu thực vật, bơ, kem chua hay mayonnaise cũng có thể giúp đồ ăn trở nên mềm hơn và giúp cho người bệnh nuốt dễ dàng hơn.

3. Người bệnh bị ung thư amidan nên kiêng ăn gì?

3.1. Kiêng sử dụng các loại thức ăn cay nóng

Theo quan điểm của đông y, những loại thực phẩm cay nóng thường mang tính nóng, khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hao tổn tân dịch. Đối với người bệnh ung thư amidan, các loại thực phẩm này sẽ gây tăng nhiệt, tăng hư hỏa sinh viêm, khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, các loại đồ ăn cay nóng thường là khi sử dụng sẽ ở nhiệt độ cao khiến cho cổ họng bị kích ứng, dẫn đến hiện tượng nổi đốm mụn. Thậm chí là gây ra tình trạng xuất huyết khiến cho khối u trở nên to hơn.

Chính vì vậy, người bệnh ung thư amidan nên kiêng các loại đồ ăn cay nóng cũng như tránh sử dụng những loại gia vị như là ớt, tiêu, tỏi sống, hành tây… trong quá trình điều trị bệnh cũng như là sau khi hồi phục.

3.2. Không sử dụng những loại thực phẩm khô cứng và thô ráp

Ngoài những loại đồ ăn cay nóng như đã đề cập đến ở trên thì các loại thực phẩm có tính khô cứng hoặc có bề mặt thô ráp như là đậu phộng, các loại hạt khô( ví dụ như hạt dưa, hạt điều…), hạt ngũ cốc, thịt bò khô, mực khô, cá khô, lương khô, mít sấy… cũng là những món ăn thuộc vào danh sách thực phẩm mà bệnh nhân ung thư amidan nên tránh sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của mình.

Bởi vì do có tính chất khô cứng nên những loại thức ăn này khi chà xát vào khu vực vòm họng nói chung và vết tổn thương viêm nhiễm nói riêng sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Hơn thế nữa, những thực phẩm kể trên đều rất khó nhai, yêu cầu cơ hàm cũng như vòm họng phải hoạt động rất nhiều để có thể nghiền nát và tiêu hoá thức ăn. Chính vì điều này khiến cho các ổ sưng viêm ở khu vực amidan bị tổn thương nhiều hơn và khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn hơn.

Tránh các thức ăn thô, cứng

3.3. Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và đường

Một trong những thực phẩm không thể thiếu khi nói về chủ đề bệnh nhân ung thư amidan kiêng ăn gì đó chính là những loại thức ăn và đồ uống chứa nhiều chất béo, đường.

Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất tạo ngọt nhân tạo như đồ chiên, rán, thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt… rât không có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư amidan. Bởi lẽ đây là những thực phẩm trong thành phần có chứa rất nhiều hợp chất arginine không tốt cho sức khỏe của cơ thể, dễ gây ra kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, khiến cho bệnh lâu khỏi hơn.

3.4. Kiêng sử dụng rượu, bia và những chất kích thích

Người bị bệnh ung thư amidan không nên sử dụng rượu, bia, nước ngọt, cafe và những thực phẩm khác có chứa chất kích thích. Bởi vì các chất kích thích như là cồn, caffeine, nicotine có chứa trong thành phần của các loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển lưu thông máu trong cơ thể. Và điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Thậm chí có những thực phẩm này còn làm tăng cảm giác đau đớn tại vị trí các ổ viêm, kèm theo những triệu chứng ù tai, nhức đầu gắn liền với bệnh ung thư amidan

3.5. Tránh những loại đồ ăn thức uống lạnh

Đồ ăn, thức uống lạnh cũng là nằm trong những tác nhân khiến cho amidan của người bệnh bị tổn thương nhiều hơn nữa. Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho amidan bị sưng to hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển một cách nhanh chóng. Chính vì thế, người bệnh nên hạn chế đồ ăn, thức uống lạnh để có thêm một giải pháp giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư amidan nên tuyệt đối tránh xa đó là các loại đồ ăn lạnh như là kem, nước đá hoặc những thực phẩm để đông…

3.6. Đồ ăn tái, sống

Khi bị bệnh, sức khỏe sẽ bị suy giảm và dễ bị nhiều tác nhân có hại xâm nhập và tấn công hơn bình thường. Chính vì vậy, người bệnh ung thư amidan nên ăn những món ăn được sơ chế sạch sẽ, nấu chín kỹ, tránh các món ăn sống hay tái như gỏi cá hay là tiết canh… Bởi vì, nếu bệnh nhân ăn đồ ăn sống, tái rất có thể gặp phải tình trạng bội nhiễm, khiến cho bệnh trầm trọng hơn, gây bất lợi cho quá trình điều trị. 

4. Phòng ngừa mắc bệnh ung thư amidan bằng cách nào?

Bên cạnh quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày khi bị bệnh thì tốt nhất cần có những biện pháp ngăn ngừa mắc căn bệnh này. Một số phương pháp sau đây sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đồng thời hỗ trợ tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống bia rượu, đồ uống có cồn.
  • Để tránh bị nhiễm virus HPV (một trong những nguyên nhân chính gây bệnh) thì nên thực hiện quan hệ an toàn, quan hệ tình dục chung thủy với một người và không nên quan hệ tình dục qua đường miệng.
  • Thực hiện tiêm chủng vắc-xin để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa virus HPV.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tốt nhất là khoảng 3-6 tháng 1 lần.

Trên đây là bài viết về chủ đề người bệnh ung thư amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe cùng với một số thông tin liên quan. Hy vọng bạn đọc đã tìm thấy những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ