Ung thư amidan khẩu cái 

Ung thư amidan khẩu cái là một loại ung thư phổ biến vùng tai mũi họng hay gặp ở nước ta. Nhiều trường hợp khó xác định điểm bắt đầu ung thư do amidan hay từ các thành hố amidan vì chúng có sự liên quan mật thiết với nhau. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của GenK STF để biết thêm thông tin về căn bệnh này

1. Ung thư amidan khẩu cái là bệnh gì?

Amidan hay gọi là amidan khẩu cái thuộc vào cấu trúc của vòng bạch huyết Waldayer. Amidan là khối mô màu hồng ở hai phía của họng, kích thước khác nhau tùy từng trẻ.

Dựa vào cấu trúc của amidan, mà chia ung thư amidan khẩu cái thành hai loại là ung thư biểu mô amidan và ung thư liên kết amidan. Ung thư biểu mô amidan (carcinoma) chiếm 90% tỉ lệ gặp ở Việt Nam trong khi đó ung thư liên kết amidan (sarcoma) chỉ chiếm 10%.

  • Ung thư biểu mô amidan: Thường gặp ở nam nhiều hơn, tuổi trên 40.
  • Ung thư biểu mô amidan: thường gặp ở người trẻ, tiến triển nhanh hơn so với carcinoma, thường hay di căn xa tới phổi, gan,…

2. Nguyên nhân gây ra ung thư amidan khẩu cái

Tỉ lệ nam giới mắc ung thư amidan khẩu cái nhiều hơn nữ giới, gặp nhiều ở độ tuổi 50-70 tuổi, xếp hàng thứ 7,8 trong các loại ung thư của vùng đầu cổ.

Nguyên nhân dẫn đến cơ chế hình thành bệnh vẫn chưa được các nhà nghiên cứu xác minh chứng xác nhưng có những yếu tố làm cho amidan bị tổn thương đều có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư:

  • Nghiện thuốc lá: các chất độc hại trong thuốc lá tác động trực tiếp lên vùng miệng trong đó có amidan, ngoài ra còn ảnh hưởng xấu gây ra ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,…
  • Các nước có chứa cồn như bia, rượu: các chất kích thích trong bia rượu làm tổn thương niêm mạc miệng để lâu tăng nguy cơ amidan.
  • Virut HPV: loại virut gây bệnh u nhú ở người , có nhiều loại như tuýp 2, 11, 16 là 3 loại gây ung thư amidan, nhiều nhất là tuýp 16. Loại virut này lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Vệ sinh răng miệng kém, tiền sử bị viêm họng, viêm amidan.
  • Làm việc hoặc sống trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
Người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư amidan khẩu cái
Người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư amidan khẩu cái

3. Triệu chứng ung thư amidan khẩu cái

Trong giai đoạn đầu các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng nên người bệnh khó nhận biết để đi khám phát hiện sớm ra bệnh ung thư amidan khẩu cái. Một số trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, dai dẳng các triệu chứng bắt đầu thường là:

  • Nuốt vướng: nuốt khó hoặc cảm giác vướng ở một bên họng giống như có dị vật nhất là lúc nuốt nước bọt.
  • Nổi hạch: khối hạch có kích thước bằng ngón tay cái có thể di chuyển qua lại bên cổ, khoảng 78% bệnh nhân có triệu chứng này.
  • Khạt ra đờm có lẫn máu.

Các triệu chứng ở giai đoạn muộn: nuốt đau nặng, đặc biệt nhói lên tai, cứng hàm, há miệng hạn chế hoặc không há miệng được, xuất huyết hoặc xuất huyết ồ ạt, khối u lan xuống dưới gây bít đường thở.

Khối u di căn có thể bệnh nhân ho kéo dài, đau nhức lưng, đau xương, đau toàn thân, mệt mỏi, sụt cân.

Triệu chứng khám lâm sàng: phát hiện thương tổn thường thấy vết loét, loét sùi thường nông, bờ hơi cứng khi chạm vào dễ chảy máu. Cần xác định vị trí của thương tổn bằng cách dùng gương soi gián tiếp hoặc sờ vào.

Giai đoạn rõ rệt: đau liên tục và nhất là nuốt thì đau nhói bên tai, kèm theo bội nhiễm nên cơn đau càng tăng, thở thường có mùi thối, phát âm có giọng nói mũi kín. Bệnh nhân thường đi khám ở giai đoạn này.

Nuốt khó, nuốt đau nhói là một trong những triệu chứng ung thư amidan khẩu cái
Nuốt khó, nuốt đau nhói là một trong những triệu chứng ung thư amidan khẩu cái

4. Các hình thái của bệnh amidan khẩu cái

Ung thư amidan khẩu cái có nhiều hình thái khác nhau như:

  • Hình thái loét: loét có thể nông hay sâu, đáy như núi lửa, rắn, thường thâm nhiễm vào các thành hố amidan.
  • Hình thái sùi: tăng sinh làm cho kích thước amidan to lê giống như một ung thư liên kết hay sacoma, rất nhạy cảm với tia xạ.
  • Hình thái thâm nhiễm: thể này thường lan vào phía sau nên sờ thấy chắn và rắn.
  • Hình thái thể hỗn hợp: loét sùi, loét thâm nhiễm.

Kiểm tra và phát hiện hạch cổ: hạch thường ở dưới góc hàm và dãy cánh, cần khám kỹ để xác định thể tích, số lượng, vị trí, độ di động của hạch.

Các hình thái lâm sàng của ung thư biểu mô amidan:

  • Ung thư cực trên amidan: xuất phát từ hố màn hầu-khẩu cái, ban đầu là nốt thâm nhiễm màu đỏ và nề vì vậy Escat đặt tên là giả gôm. Giai đoạn đầu khó chẩn đoán nhưng sau đó ung thư lan ra màn hầu và các tổ chức lận cận.
  • Ung thư cực dưới amidan: dùng soi thanh quản và sờ vào amidan kiểm tra, thường lan ra trụ trước và bờ của lưỡi hay gặp là thể loét, thâm nhiễm nên người bệnh rất đau.
  • Ung thư ở giữa amidan: rất hiếm gặp chỉ khoảng 5-6%, thường xuất phát từ đáy khe rồi lan ra ngoài.
  • Ung thư ở rãnh amidan: chỗ tiếp giáp đáy lưỡi và cực dưới amidan, hướng lan nhiều phía gây nguy hiểm.

5. Điều trị ung thư amidan khẩu cái

Có 3 phương pháp được lựa chọn điều trị ung thư amidan khẩu cái: xạ trị, phẫu thuật, hóa trị. Nếu được phát hiện sớm có thể điều trị bằng xạ trị hoặc phẫu thuật. Giai đoạn muộn việc điều trị sẽ khó khăn rất nhiều phải kết hợp cả 3 kỹ thuật trên.

Phương pháp xạ trị: sử dụng tia phóng xạ qua da vì loại u này rất nhạy cảm với tia xạ.

Phương pháp phẫu thuật: chỉ định phẫu thuật trong trường hợp u còn sót lại sau tia hoặc tái phát sau tia và không còn khả năng tia nữa. Phẫu thuật qua đường miệng tự nhiên hoặc đi đường ngoài qua xương hàm, bác sĩ sẽ lấy toàn bộ các tổn thương amidan và hố amidan, có thể nạo hạch cổ 1 hoặc 2 bên.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư amidan khẩu cái
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư amidan khẩu cái

Phương pháp hóa trị: thường được chỉ định phối hợp với hai phương pháp còn lại chứ không dùng riêng lẻ. Có thể hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật, ngày nay thường ưu tiên lựa chọn kết hợp đồng thời, tăng hiệu quả điều trị.

Giai đoạn sớm T0, T1, T2 u nhỏ hơn 4cm và không có hạch có thể điều trị bằng 1 trong 2 phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị.

Từ giai đoạn 2 trở lên phối hợp cả hai phương pháp là phẫu thuật và xạ trị trong điều kiện bệnh nhân còn sức khỏe tốt và dưới 70 tuổi.

Tỉ lệ thành công theo từng giai đoạn: điều trị ở giai đoạn sớm số bệnh nhân sống trên 5 năm là 100%, giai đoạn 2 là 90%, giai đoạn 3 là 75% và ở giai đoạn 4 giảm xuống chỉ còn 25%.

6. Ung thư amidan khẩu cái sống được bao lâu?

Ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ung thư amidan không không nằm ngoài nguy cơ đó. Bệnh ung thư amidan khẩu cái không lây, không truyền nhiễm từ người này sang người kia, nhưng lại có nguy cơ tử vong rất cao. Khi ung thư amidan được phát hiện sớm thì bệnh nhận sẽ được cứu chữa và kiểm soát được.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư amidan có tỷ lệ sống sót sau 5 năm có tỷ lên lên đến 66%. Trong trường hợp, ung thư đã di căn thì sang các bạch huyết lân cận thì lệ sống sót sẽ thấp hơn. Hơn thế, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư amidan khẩu cái còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đó có bị nhiễm HPV không.

7. Biện pháp phòng bệnh ung thư amidan khẩu cái

Để phòng ngừa ung thư amidan khẩu cái, hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Không nên sử dụng thuốc lá, hạn chế bia rượu. Trường hợp nghiện thuốc lá nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cai.
  • Giữ môi trường sống trong lành, mặc đồ bảo hộ khi làm việc nơi nhiều khí thải, hóa chất.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học nhiều rau xanh chứa chất chống oxy hóa.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, khi có viêm amidan cần điều trị ngay.

Như vậy, GenK STF đã chia sẻ đến các bạn thông tin đầy đủ nhất về bệnh ung thư amidan khẩu cái. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ