Cảnh giác: Trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư không?
Trào ngược dạ dày không phải là bệnh lý hiếm gặp và biến chứng của căn bệnh này cũng rất nguy hiểm. Chính vì thế, rất nhiều người lo lắng trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư không. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về mối liên quan giữa ung thư và bệnh trào ngược dạ dày để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Giải đáp: Trào ngược dạ dày có phẫu thuật được không?
- Người bị trào ngược dạ dày nên uống sữa gì?
- Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì và nên ăn thực phẩm gì?
Nội dung bài viết
Kiến thức chung về bệnh trào ngược dạ dày
Trước khi đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư không chúng ta cần nắm được kiến thức tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng và có nhiều trường hợp ban đầu không rõ triệu chứng, lâu dần bệnh diễn biến thành mãn tính điều trị rất khó dứt điểm.
Biểu hiện đặc hiệu của trào ngược dạ dày là ợ hơi, ợ chua, cùng với đó là các triệu chứng như nóng rát, đau ngực, ho kéo dài, đau họng, nuốt vướng. Nhiều trường hợp các triệu chứng không rõ ràng, đi nội soi kiểm tra định kỳ mới phát hiện hoặc khi xảy ra biến chứng mới biết mắc bệnh.
Đặc biệt, rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh viêm họng, viêm amidan nên chỉ tập trung điều trị về họng mà không biết đến nguyên nhân là do bệnh lý trào ngược dạ dày. Chính vì thế, bệnh trào ngược dạ dày rất dễ để lại biến chứng do diễn biến trong thời gian dài mà không có can thiệp điều trị gì.
Cơ chế dẫn đến trào ngược dạ dày là do phần nối giữa dạ dày và thực quản bị suy yếu. Phần van này bị suy yếu đóng không chặt nên làm cho axit dạ dày bị trào ngược lên. Và cơ chế đóng mở van không đúng thời điểm phù hợp nên làm phần dịch và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên trên.
Bên cạnh nguyên nhân do hoạt động chức năng của van dạ dày thực quản suy yếu, các yếu tố nguy cơ khác phối hợp thêm dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm: thừa cân, mang thai, lạm dụng một số loại thuốc điều trị và rượu bia, chế độ ăn uống chưa phù hợp,…
Các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm viêm loét thực quản, lâu dần dẫn đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản lâu ngày gây ra chảy máu, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, có thể dẫn đến tình trạng sụt cân và gây nhiều mệt mỏi. Ngoài ra, nếu bạn không may bị axit dịch vị trào ngược vào đường thở còn có thể dẫn đến bệnh viêm phổi.
Trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư không?
Ở những người bị trào ngược dạ dày lâu năm mà không phát hiện bệnh và không có hướng can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm hơn những biến chứng kể trên. Axit trào ngược kéo dài có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc bên trong thực quản. Bình thường các tế bào lót bên trong thực quản là lớp tế bào vảy, dưới ảnh hưởng của axit dạ dày lâu ngày chúng có thể loạn sản trở thành tế bào biểu mô tuyến.
Các tế bào biểu mô tuyến bị biến đổi này có cấu trúc giống như những tế bào lót ở niêm mạc ruột non và dạ dày. Và tình trạng biến đổi này được gọi là Barrett thực quản. Khi trào ngược dạ dày thực quản đã gây ra biến chứng Barrett thực quản sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Ngoài ra, axit dạ dày có thể gây ra tổn thương viêm thực quản và tiến triển dần thành loét nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt. Và chính môi trường viêm loét kéo dài kết hợp cùng nhiều yếu tố khác có thể dẫn đến nguy cơ đột biến tế bào thành ác tính ngay tại vị trí tổn thương đó. Do đó, đáp án cho câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư không là có thể bạn nhé.
Tỷ lệ ung thư thực quản có liên quan đến trào ngược dạ dày
Các biến chứng đơn thuần của trào ngược dạ dày thực quản gây ra như viêm thực quản, hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, viêm họng, viêm phổi là khá phổ biến. Những biến chứng này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau này. Biến chứng Barrett thực quản và ung thư thực quản là nguy hiểm nhất vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng tỷ lệ biến chứng này thường không cao.
Với những bệnh nhân có biến chứng Barrett thực quản, nhưng các tế bào được đánh giá là chưa có nghịch sản, chuyển sản, loạn sản thì tỷ lệ chuyển biến thành ung thư là 0,5%. Với những bệnh nhân trào ngược dạ dày có biến chứng Barrett và các tế bào đã có loạn sản, nghịch sản, chuyển sản thì tỷ lệ ung thư hóa nằm trong khoảng 10-40%.
Như vậy trào ngược dạ dày có thể dẫn đến ung thư thực quản, tuy nhiên tỷ lệ đó thường rất thấp nên bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì yếu tố tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể làm cho tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Kể cả khi gặp phải biến chứng Barrett thực quản, bạn cũng nên bình tĩnh theo dõi sát và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tối đa nguy cơ chuyển thành ung thư.
Cách phòng ngừa ung thư khi bị trào ngược dạ dày
Mặc dù tỷ lệ chuyển biến thành ung thư ở bệnh nhân trào ngược dạ dày rất thấp nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan. Cần tìm hiểu ngay những biện pháp chủ động phòng ngừa để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư thực quản.
Điều trị tây y để kiểm soát tốt tình trạng trào ngược
Cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng của trào ngược dạ dày là kiểm soát tốt tình trạng bệnh ngay từ đầu bằng điều trị tây y. Các loại thuốc thường được chỉ định kê cho bệnh nhân trào ngược dạ dày là thuốc tăng trương lực cơ vòng thắt thực quản, thuốc giảm tiết axit, thuốc kháng tiết axit, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản.
Với những trường hợp đã điều trị thuốc kéo dài nhưng tình trạng bệnh không được cải thiện và tình trạng trào ngược đã chuyển nặng thì liệu pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định. Hoặc những trường hợp trào ngược dạ dày đã có biến chứng chít hẹp hoặc thoát vị qua khe thực quản cũng sẽ được cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật.
Sử dụng thêm thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh
Bên cạnh sử dụng các phương pháp tây y để điều trị các đợt cấp tính, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các loại thảo dược để sử dụng hỗ trợ thêm sau điều trị. Mục tiêu là để duy trì bệnh ổn định lâu dài và giúp giảm nguy cơ tái phát trào ngược. Ưu điểm của các loại thảo dược chữa trào ngược dạ dày là dễ kiếm, có thể dùng lâu dài và ít gây tác dụng phụ.
Các loại thảo dược bạn có thể tham khảo để sử dụng bao gồm gừng, nghệ vàng, cam thảo, hoa cúc, nha đam, hoắc hương. Nếu muốn sử dụng thảo dược song song cùng quá trình sử dụng thuốc tây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để tránh xảy ra tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt
Để tình trạng bệnh được ổn định lâu dài, bạn cần kết hợp thay đổi lại chế độ ăn uống và giờ giấc sinh hoạt. Cụ thể:
- Hạn chế thức khuya, ăn uống không đúng giờ giấc, từ bỏ thói quen vừa ăn vừa làm việc và ăn xong là đi nằm ngay.
- Tránh xa các loại đồ uống không tốt cho dạ dày như rượu bia, đồ uống có cồn, caffein.
- Tránh sử dụng các loại đồ ăn gây tăng tiết axit như hoa quả chua (cam, chanh, me, sấu, cóc), các loại gia vị cay (tiêu, ớt, mù tạt, bạc hà,…)
- Không ăn các loại đồ ăn làm dạ dày phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa như đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ quá cứng.
- Socola là loại thực phẩm có chứa methylxanthine là chất làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới, vì thế người bệnh trào ngược dạ dày nên tránh xa loại thực phẩm này.
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn như sữa chua, đu đủ, táo, bơ, các loại đậu, bông cải xanh, atiso,…
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư không, mong bạn đọc nắm rõ. Ngoài ra, bạn đọc nên nắm rõ thêm thông tin về những biện pháp phòng tránh ung thư khi mắc trào ngược dạ dày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư