Những điều cần biết về bệnh ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết là sự tăng trưởng của các khối u trong các mô bạch huyết, các cơ quan trong cơ thể. Dấu hiệu của bệnh ung thư hạch bạch huyết thường là hạch ẩn, khó quan sát. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.
1. Phân loại ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết thường được chia thành 2 loại chính:
- Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin (hoặc bệnh Hodgkin).
- Ung thư bạch huyết không Hodgkin.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Những người trên 60 tuổi
- Những người sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Nhiễm một số loại vi rút như HIV, vi rút Epstein Barr…
- Có người thân trong gia đình mắc ung thư hạch bạch huyết
- Thừa cân – béo phì
3. Dấu hiệu cảnh báo
Thông thường khi mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Hạch bạch huyết sưng to ở phần cổ, nách và phần xương thượng đòn.
- Trên da xuất hiện các ban đỏ, nổi mụn nước, mưng mủ…
- Sốt, khó thở, đổ mồ hôi về đêm
- Ngứa
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
Các triệu chứng trên có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, do đó người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
4. Phương pháp chẩn đoán
Khi tới khám tại các bệnh viện có khoa Ung bướu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các vị trí như nách, bẹn, cổ… để đánh giá số lượng khối u. Bác sĩ cũng hỏi tiền sử bản thân và gia đình để đưa ra kết luận chính xác.
Ngoài ra, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể như:
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát kích thước và vị trí của khối u.
- Siêu âm, chụp CT, chụp MRI: Giúp phát hiện các hạch có đường kính lớn và đánh giá giai đoạn bệnh cụ thể.
- Sinh thiết: Nếu có nghi ngờ mắc ung thư hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
5. Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết như:
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch hoặc đường miệng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Xạ trị: Đây là những phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao. Xạ trị cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u và giảm đau.
- Cấy ghép tế bào gốc: Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp ung thư hạch bạch huyết tái phát hoặc các trường hợp khó.
- Liệu pháp sinh học: Chủ yếu bao gồm các kháng thể đơn dòng có thể liên kết với các tế bào u lympho và tiêu diệt chúng.
6. Ung thư hạch bạch huyết nên ăn gì và kiêng gì?
6.1. Ung thư hạch bạch huyết nên ăn
Người bệnh ung thư hạch bạch huyết nên bổ sung các thực phẩm sau vào bữa cơm hàng ngày góp phần hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hạch và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất
Theo các chuyên gia dinh dưỡng vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết bổ sung cho bệnh nhân ung thư hạch giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống oxy hóa cho cơ thể, chống lại các tác dụng phụ trong việc uống thuốc và điều trị ung thư hạch hàng ngày. Hoa quả và rau xanh đây đều là những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân, bệnh nhân ăn được càng nhiều càng tốt và không phải tránh bất kì loại rau củ quả nào.
Tinh bột
Người bệnh có thể ăn tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm cảm giác chán ăn, giúp ăn ngon miệng hơn, dễ nuốt hơn khi ăn. Tinh bột có thể tìm thấy trong: khoai tây, gạo, lúa mì….. Ngoài ra các ban cần chế biến thành nhiều món ăn, thay đổi liên tục trong các bữa ăn để tạo cảm giác ngon miệng cho người bệnh.
Chất đạm, chất béo
Chất đạm, chất béo đều là những chất cần có để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra nó đóng vai trò nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy trong các bữa ăn dành cho bệnh nhân cần có đầy đủ thịt, cá, đặc biệt là thịt gia cầm cùng với những loại dầu thực vật có chứa omega 3,6,9.
Một số lưu ý:
- Không nên ăn quá nhiều trong bữa ăn, thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn và nên ăn trước khi có cơn đói xuất hiện (người bệnh dễ bị nôn), uống đủ nước.
- Bệnh nhân ung thư hạch cần vận động thể dục nhẹ mỗi ngày 15 – 30 phút, sẽ giúp tinh thần thoải mái thì ăn uống mới ngon miệng và ngủ tốt.
- Do khả năng tiêu hóa và hấp thu ban ngày cao hơn, nên người bệnh ung thư hạch cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với người bình thường. Trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư, tránh các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…).
6.2. Ung thư hạch bạch huyết nên kiêng
Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên kiêng:
- Thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải.
- Đồ cay, thức ăn cay như ớt, hạt tiêu, thức ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ và
- Rau củ có chứa hàm lượng kim loại cao: Rau muống, rau cần, rau má. Đây đều là những thực phẩm được trồng dưới nước và có nguy cơ nhiễm các kim loại không tốt cho cơ thê người bệnh.
- Đồ uống có chứa chất kích thích, ga: bia, rượu, nước ngọt…
- Thuốc lá bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư hiện nay.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng; hạ mỡ máu