Mắc bệnh ung thư hạch có chữa được không?
Ung thư hạch là căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng người. Rất nhiều người thắc mắc nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời thì ung thư hạch có chữa được không? Điều trị thế nào hiệu quả? Trong bài viết sau đây, GenK STF sẽ đưa ra lời giải đáp cụ thể cho vấn đề này!
Xem thêm:
- Cô giáo làng trở thành động lực cho những bệnh nhân ung thư
- Phát hiện sớm ung thư hạch bạch huyết sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi
- Ung thư hạch bạch huyết: Triệu chứng chẩn đoán và điều trị
Nội dung bài viết
1. Ung thư hạch là gì? Có nguy hiểm không?
Ung thư hạch xuất hiện ở những tế bào lympho. Các tế bào này tồn tại trong những bộ phận như: tủy xương, lá lách, hạch bạch huyết và nhiều phần khác của cơ thể. Trong hệ thống miễn dịch, vai trò của các tế bào lympho là những tế bào chống nhiễm trùng. Khi các tế bào lympho vì vấn đề gì đó mà phát triển nhanh chóng, mất kiểm soát, thì điều đó gần như đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã bị bệnh ung thư hạch.
Theo các chuyên gia cho biết, khoa học đã chia ung thư hạch thành hai loại. Bao gồm ung thư hạch với u lympho Hodgkin và ung thư hạch với u lympho Non Hodgkin. Mỗi loại bệnh có một số những đặc điểm và tính chất gây bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, dù ở thể nào thì sự nguy hiểm mà bệnh đem lại cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh cũng là điều không thể tránh khỏi. Bệnh nhân sẽ gặp phải những vấn đề như:
1.1. Ung thư hạch gây thiếu máu
Các thống kê và nghiên cứu cho biết, việc bị bệnh ung thư hạch sẽ khiến người mắc rơi vào tình trạng thiếu máu và gặp nhiều vấn đề liên quan đến máu khác. Máu là nguồn dinh dưỡng nuôi các tế bào trên khắp cơ thể.
Việc thiếu máu khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, thiếu sức sống. Hoạt động của các bộ phận, cơ quan cũng sẽ không diễn ra thuận lợi, gây nên nhiều biểu hiện khó chịu và nguy hiểm cho người bệnh.
1.2. Ung thư hạch khiến hệ miễn dịch suy giảm
Khi bệnh tiến triển ngày một nặng, nó đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể ngày một suy yếu. Các vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ có cơ hội tấn công và gây ra nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Những căn bệnh mà bình thường cơ thể sẽ dễ dàng khống chế như cảm lạnh, ho sốt, dị ứng,… giờ đây dường như là nỗi sợ hãi của người bệnh.
Đồng thời, bệnh nhân ung thư hạch có thể gặp một số các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương, u nang não, viêm màng não…
2. Nguyên nhân ung thư hạch
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết đến, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh:
- Những người trên 60 tuổi
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
- Hệ miễn dịch suy yếu do bị HIV/AIDS, cấy ghép nội tạng, hoặc hệ miễn dịch suy yếu bẩm sinh
- Bị bệnh hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus, hoặc bệnh celiac
- Bị nhiễm một loại virus như Epstein-Barr, viêm gan C, HHV8, …
- Có một người thân từng bị hạch bạch huyết
- Thường xuyên tiếp xúc với benzen hoặc hóa chất diệt côn trùng và cỏ dại
- Đã từng điều trị ung thư hạch trước đây, hoặc từng điều trị ung thư bằng xạ trị
- Béo phì
3. Một số dấu hiệu ung thư hạch
– Hạch ở một vị trí bỗng sưng to, có thể không có cảm giác đau khi sờ vào, bề mặt nhẵn. Các hạch dễ phát hiện nhất là hạch ở phần cổ và xương thượng đòn.
– Sụt cân, thường xuyên đổ mồ hôi trộm, sốt.
– Da bị biến đổi: nổi ban đỏ, có thể có mụn nước, lở loét, tiết dịch và chảy mủ.
4. Ung thư hạch có chữa được không?
Ung thư hạch cũng giống như các loại ung thư khác ở chỗ chúng rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, ung thư hạch nằm trong nhóm có tỷ lệ chữa khỏi khá cao. Cụ thể:
- Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho Hodgkin: giai đoạn 1 là trên 90%, giai đoạn 2 khoảng 80%, giai đoạn 3 lad 70% và giai đoạn cuối khoảng 65%. U lympho Hodgkin là thể ít gặp.
- Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho không Hodgkin: giai đoạn đầu chưa xâm lấn là 81,6%, giai đoạn giữa (di căn đến các hạch gần nhất) khoảng 72,9% và giai đoạn di căn xa chỉ còn 61,6%.
Để xác định được bệnh ung thư hạch có chữa được không hay bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu, các bác sĩ phải dựa vào một số yếu tố như : loại giải phẫu bệnh, giai đoạn sớm hay trễ, tuổi, chỉ số hoạt động cơ thể…
Với những bệnh nhân ung thư hạch ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Về việc điều trị thì hiện nay áp dụng cách điều trị tổng hợp. Dựa vào các khối u khác nhau, loại bệnh lý khác nhau và thời kì bệnh khác nhau mà ứng dụng một cách có kế hoạch hợp lý các phương pháp điều trị hiện có. Mục đích chính là bảo vệ cơ thể tốt nhất, tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Với các trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng điều trị thành công là trên 80%. Tuy nhiên, sau khi điều trị bệnh vẫn có thể tái phát nên tất cả bệnh nhân cần phải tái khám định kì theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ung thư hạch có chữa được không và thời gian sống được bao lâu là phụ thuộc và tình trạng bệnh nhân và giai đoạn phát hiện bệnh.
Với các trường hợp hạch giai đoạn cuối, u hạch không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể sống được từ 6 tháng đến 1 năm. U hạch trong giai đoạn này đã phát triển mạnh, thậm chí còn di căn nên các phương pháp điều trị như phẫu thuật ngoại khoa, xạ trị hay hóa trị thường không có hiệu quả cao. Trước khi u hạch phát triển mạnh, bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe khi có những dấu hiệu liên quan đến bệnh ung thư hạch.
5. Phương pháp điều trị ung thư hạch
Hiện nay có một số phương pháp điều trị ung thư hạch phổ biến như hóa trị, xạ trị hay cấy hạt phóng xạ.
5.1. Hóa trị
Là phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư hạch. Các loại thuốc được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào máu hoặc theo đường uống. Chúng sẽ di chuyển đến các tế bào ung thư nhằm ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào này. Triệu chứng bệnh giảm rõ rệt giúp người bệnh đỡ đau đớn. Tuy nhiên hóa trị cũng có thể để lại các tác dụng phụ nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được.
5.2. Xạ trị
Chủ yếu sử dụng sau hóa trị để tiêu diệt tại chỗ các tế bào ung thư hạch còn sót lại thông qua việc sử dụng chùm tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vị trí các hạch bị ung thư.
5.3. Cấy hạt phóng xạ
Phương pháp này sử dụng phương thức xâm nhập và cấy hạt phóng xạ 125i vào hạch bạch huyết và các hạch di căn. Các hạt này sẽ duy trì quá trình chiếu xạ liên tục bức xạ liều thấp vào khối u nhằm tiêu diệt chúng.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, các bạn đã có được cái nhìn sơ bộ đối với vấn đề ung thư hạch có chữa được không. Việc sớm phát hiện bệnh và được điều trị y khoa tích cực sẽ là lời giải đáp tốt nhất cho câu hỏi này.
Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị