Cảnh giác: Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư?
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt tỷ lệ người trẻ mắc bệnh rất cao. Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Chúng ta cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu rõ về căn bệnh này và đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Mách bạn 15 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất
- Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?
- Viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt?
Nội dung bài viết
Định nghĩa viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm kết hợp cùng tổn thương ăn sâu xuống lớp cơ dạ dày do axit dạ dày bị tăng tiết quá nhiều gây ra. Viêm dạ dày được chia làm 2 thể thường gặp là:
- Viêm dạ dày cấp tính: Tình trạng viêm xảy ra đột ngột gây ra các cơn đau dữ dội thường xuất hiện theo từng đợt ngắn.
- Viêm dạ dày mạn tính: Là tình trạng viêm, nhiễm trùng diễn ra trong thời gian dài, các tổn thương có thể lan tỏa hoặc khu trú ở một vị trí. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể chuyển biến thành dạng viêm teo niêm mạc và dạ dày ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Dạ dày là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa hấp thu dinh dưỡng. Và viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất tại đường tiêu hóa ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê của Hội Khoa Học tiêu hóa Việt Nam, tỷ lệ người có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam chiếm 70% dân số. Trong đó, bệnh viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26% trong tổng số các ca mắc về bệnh đường tiêu hóa nói chung. Và tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không?
Như những thông tin trên thì nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày phổ biến nhất là do vi khuẩn Hp. Và kể cả là bệnh viêm dạ dày cấp tính hay mạn tính đều gây ra những ảnh hưởng rất nhiều đến dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, bạn không nên chủ quan khi mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, niêm mạc dạ dày bị bào mòn, vết loét ăn sâu dần đến lớp cơ, dưới tác động của môi trường viêm lâu ngày, các tế bào có thể biến đổi bất thường. Thời gian đầu các tế bào tại dạ dày có thể biến đổi loạn sản, dị sản và có thể trở thành dạng tế bào ác tính bất kỳ lúc nào.
Do vậy, bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị ổn định kịp thời thì có thể biến đổi thành ung thư dạ dày bất kỳ lúc nào. Vì thế, bạn cần nắm rõ được các triệu chứng của bệnh, đi khám và được chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm này.
Viêm loét dạ dày do nguyên nhân nào gây ra?
Bệnh viêm loét dạ dày do rất nhiều nguyên nhân và cộng hưởng bởi nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, cụ thể:
- Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa trong đó có viêm loét dạ dày. Tỷ lệ người bị nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta hiện nay rất cao, tuy nhiên không phải ai nhiễm loại vi khuẩn này cũng bị bệnh. Khi vi khuẩn Hp hoạt động mạnh, chúng sẽ tiết ra chất làm kích ứng đến niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit, lâu dần sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý như ăn sai bữa, quá bữa; vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, đọc sách; thường xuyên ăn những đồ ăn gây tăng tiết axit dạ dày như đồ chua cay, cà phê, đồ quá cứng, thức ăn nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ; thường xuyên thức khuya;…
- Thường xuyên gặp phải các vấn đề lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống, công việc làm dạ dày co bóp và tiết axit nhiều hơn. Đồng thời, căng thẳng kéo dài còn làm cho hoạt động của hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn đường ruột tấn công hệ tiêu hóa gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
- Sử dụng sai cách thuốc giảm đau, chống viêm: Thói quen thường gặp ở nhiều người là có bệnh thường tự ra hiệu thuốc mua thuốc về sử dụng và uống không đúng theo hướng dẫn của dược sĩ. Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày, thường gặp nhất là những bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp.
- Những người nghiện rượu hay thường xuyên sử dụng rượu bia rất hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như gan, dạ dày, đại tràng. Do nồng độ cồn trong rượu bia có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, rượu bia còn làm các tổn thương viêm loét lâu lành hơn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Những yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày như yếu tố di truyền, nhiễm trùng hậu vị trực khuẩn.
Các triệu chứng cảnh báo viêm loét dạ dày
Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến, thường gặp nhất ở những người bị viêm loét dạ dày. Ban đầu cơn đau có thể xuất hiện khi bụng đói hoặc lúc bạn sử dụng thức ăn, đồ uống kích ứng dạ dày. Lâu dần cơn đau sẽ có cường độ tăng dần, tần suất dày đặc hơn và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể cả vào ban đêm khi bạn đang ngủ.
Các tổn thương viêm loét sẽ kích thích làm dạ dày co bóp nhiều hơn, cộng với chức năng dạ dày bị suy yếu, làm cho bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói. Nếu gặp biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, người bệnh còn có thể gặp tình trạng nôn ra máu đi kèm đau bụng dữ dội.
Tình trạng viêm loét dạ dày còn có thể làm cho axit kèm theo thức ăn và dịch mật trào ngược lên, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, chán ăn, mệt mỏi. Kèm với đó, khả năng tiêu hóa thức ăn bị suy giảm dễ dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy diễn ra thường xuyên ở những người bị viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, người bệnh bị viêm loét dạ dày lâu ngày còn có thể bị mất ngủ, suy nhược cơ thể do cơn đau thường xảy ra vào ban đêm. Cùng với đó, dinh dưỡng hấp thụ kém hơn, bệnh nhân dễ bị tình trạng giảm cân bất thường, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Làm sao để phòng ngừa biến chứng ung thư khi bị viêm loét dạ dày?
Như vậy, viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không là có, vì thế chúng ta cần chủ động tìm hiểu cách phòng chống biến chứng nguy hiểm này ngay từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Để phòng ngừa ung thư khi bị viêm loét dạ dày, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
Chẩn đoán viêm loét dạ dày sớm
Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm loét dạ dày như phần trình bày bên trên, bạn cần ngay đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi qua về tiền sử, triệu chứng, khám lâm sàng và đưa ra các chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán như:
- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp chính xác nhất giúp bạn chẩn đoán căn bệnh này. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm có gắn camera đưa vào đường ống tiêu hóa để quan sát những tổn thương bất thường từ vùng hầu họng, đến thực quản và dạ dày. Thông qua hình ảnh thu được chiếu trực tiếp trên màn hình máy tính, bác sĩ sẽ biết được vị trí, mức độ tổn thương. Sinh thiết có thể được làm ngay trong quá trình nội soi nếu hình ảnh vết loét bờ nham nhở, dễ chảy máu hoặc đã xơ chai.
- Xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, test Hp hơi thể để đánh giá xem có Hp trong đường tiêu hóa không. Điều này giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bạn. Ngoài ra, xét nghiệm phân còn giúp đánh giá xem bạn có đang gặp phải biến chứng xuất huyết tiêu hóa không để có hướng điều trị kịp thời.
Điều trị viêm loét dạ dày kịp thời
Sau khi đã được chẩn đoán chính xác là mắc bệnh viêm loét dạ dày và được đánh giá xem có biến chứng gì không, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn sử dụng. Bạn nên cố gắng tuân thủ tốt phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để điều trị bệnh ổn định, giúp phòng ngừa biến chứng ung thư do căn bệnh này gây ra.
Tùy vào từng tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp cho bạn như thuốc kháng sinh diệt khuẩn Hp, thuốc tráng phủ ổ loét, thuốc trung hòa axit, thuốc giảm tiết axit.
Khi có các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc đã điều trị thuốc tây y liên tục một thời gian nhưng bệnh tình không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị cho bạn bằng phương pháp phẫu thuật.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại dược liệu đông y khi điều trị xong phác đồ tây y. Vì các loại dược liệu, thuốc nam thường dễ kiếm, an toàn, ít tác dụng phụ giúp bạn giữ cho bệnh ổn định lâu dài và phòng tránh nguy cơ tái phát. Một số loại thuốc nam hỗ trợ rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày như nghệ, lá khôi, lá mơ lông,…
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Bên cạnh việc chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn cũng cần lưu ý thay đổi lại chế độ ăn uống sinh hoạt để tránh tái phát viêm loét dạ dày và cũng giúp bạn phòng ngừa được bệnh ung thư dạ dày.
Bạn nên ăn nhiều nhóm thực phẩm bổ sung chất xơ tốt cho tiêu hóa như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm, ít chất béo như thịt nạc thăn, ức gà, cá. Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất béo omega 3 như quả óc chó, cá hồi, cá mòi, trứng,…. Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ hình thành tế bào bất thường.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đồ nhiều đường, thức ăn cay nóng và lưu ý tránh xa đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá để không làm cho bệnh tái phát quay trở lại. Đồng thời, bạn nên tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời, ăn ngủ đúng giờ để sức khỏe và hệ miễn dịch được nâng cao hơn.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn có được thông tin để trả lời câu hỏi viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không. Để tránh biến chứng nguy hiểm này bạn cần đi khám chẩn đoán bệnh sớm, điều trị kịp thời và có phương án điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư