Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, chống lại bệnh tật mà còn khôi phục các tổn thương trong cơ thể. Nhất là người đang bị bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa càng cần phải chú ý tới thực đơn ăn uống hàng ngày. Vậy người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện sức khỏe cũng như ngăn bệnh tiến triển nặng? Câu trả lời sẽ được GenK STF bật mí qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Để biết khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, mỗi người cần phải có kiến thức cơ bản nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân nhằm áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp. 

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng

1.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày, tá tràng ở mỗi bệnh nhân thường xuất hiện những dấu hiệu phổ biến sau: 

  • Giai đoạn sớm người bệnh thường có cảm giác chướng hơi, đầy bụng và khó tiêu.
  • Đau vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất. Các cơn đau xảy ra khi ăn quá no hoặc để bụng quá đói với tần suất dày, mức độ nặng. 
  • Ợ chua, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn, sụt cân không kiểm soát. 
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có màu đen, đây là dấu hiệu báo hiệu tình trạng thiếu máu, biến chứng của xuất huyết tiêu hóa. 

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Khi dạ dày, tá tràng bị mất cân bằng nồng độ acid và lớp niêm mạc bảo vệ dày dẫn tới tình trạng tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường là do: 

Dạ dày – tá tràng bị tổn thương nghiêm trọng
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP): Nguyên nhân phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng. Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người thông qua thức ăn, nước uống, ăn uống chung dụng cụ. Chúng sinh sôi nảy nở trong lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, khi lớp nhầy bị phá vỡ sẽ gây ra viêm. 
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm steroid, ibuprofen, aspirin,… thường xuyên hoặc dùng sai cách, tác động không nhỏ tới dạ dày. 
  • Các yếu tố nguy cơ: Uống rượu bia, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, tinh thần căng thẳng, chấn thương hay phẫu thuật,… cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. 

2. Người viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Dạ dày – tá tràng bị viêm loét nhẹ hay nặng đều gây cảm giác bứt rứt trong bụng, làm cho người bệnh ăn không ngon, chán ăn nên khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cải thiện bệnh bạn cần phải áp dụng thực đơn phù hợp với thể trạng. 

Vậy người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì để giảm tiết acid, bổ sung dưỡng chất cần thiết? Sau đây là những loại thực phẩm mà bạn nên ăn hàng ngày: 

Bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

2.1. Thực phẩm giàu tinh bột

Những thực phẩm có nhiều tinh bột như: Bánh mì, cơm, cháo, bún, phở,… giúp giảm cơn đau dạ dày, đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ chất nên có cảm giác no lâu hơn. 

Thay vì ăn như người bình thường, bạn nên nấu cháo lỏng, cơm mềm hoặc khoai hấp mềm trước khi ăn để dạ dày dễ tiêu hóa. 

2.2. Thực phẩm giàu vitamin

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cao tuy tốt cho cơ thể nhưng không phải món nào người bị viêm loét dạ dày cũng có thể ăn được. Do đó bạn nên ăn các món ăn chế biến từ: Đậu bắp, đậu cove, rau dền, rau củ non, súp lơ, cà chua,…

Ăn bổ sung vitamin giúp dạ dày giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ làm lành vết viêm loét cũng như ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương thêm. 

2.3. Thực phẩm chứa protein, chất béo thực vật

Protein và chất béo thực vật chứa trong các loại cá tươi sống, dầu ô liu, dầu dừa, bơ, cá hồi,… có khả năng kháng viêm, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa cho người bệnh. 

Tuy nhiên, bạn nên ăn thực phẩm chứa protein và chất béo với lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều vì chúng có thể gây khó tiêu, phản tác dụng. 

2.4. Thực phẩm giàu acid folic, canxi, kẽm, magie, sắt

Cung cấp đầy đủ nhóm thực phẩm giàu acid folic và khoáng chất chứa trong các loại rau củ màu xanh đậm, ngũ cốc, hạt dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu hụt do tiêu hóa hấp thụ kém.

2.5. Thực phẩm chứa Flavonoid

Nhóm thực phẩm này có chất chống oxy hóa, ngăn ngừa vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển nên người bệnh cần ăn thường xuyên. Flavonoid có nhiều trong: Hành tây, rau cần tây, quả anh đào và việt quất. 

2.6. Thực phẩm diệt khuẩn, kháng viêm

Trong tỏi và rau cải xanh có chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane – Một hợp chất có tác dụng diệt khuẩn HP, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa tốt hơn. 

Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn thêm: Sữa chua, nghệ, mật ong, gừng kết hợp uống nước ép táo, nước dừa hoặc trà thảo dược để cải thiện bệnh hiệu quả. 

3. Những thực phẩm người viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng

Bên cạnh ăn nhiều nhóm thực phẩm cần bổ sung, để bệnh cải thiện và không tái phát trở lại, bệnh nhân cần kiêng những nhóm sau: 

Thực phẩm cần kiêng khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

3.1. Thực phẩm gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày

Bạn cần gạch bỏ các loại thực phẩm sau ra khỏi thực đơn: Rượu bia, trà đặc, cà phê; các gia vị cay nóng (tiêu, ớt, sả); đậu già, rễ cây, củ cải già,…

Bên cạnh đó, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn tẩm ướp nhiều gia vị và chứa chất bảo quản: Tôm cua, chân gà, sụn, xương băm nhỏ, đầu cá,… cũng nên kiêng tối đa.

3.2. Thực phẩm gây tăng acid dạ dày

Thức ăn và trái cây có vị chua: Cam, quýt, chanh, xoài, khế, dấm, mẻ,… khi ăn vào sẽ làm tăng acid dạ dày. Khiến người bệnh có cảm giác đau quặn, đau liên tục thành cơn nên cần kiêng kị. 

3.3. Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng

Giá đỗ, hành, hẹ, rau cần, dưa cà muối, nước ngọt có gas cũng là loại thực phẩm mà người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn. 

4. Một vài lưu ý dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Mặc dù không nguy hiểm như các căn bệnh khác nhưng viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Do đó, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể: 

4.1. Chia nhỏ các bữa ăn

Thay vì ăn dồn ba bữa như người khỏe mạnh, người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Cách này giúp giảm tình trạng chán ăn, đảm bảo bạn luôn trong tình trạng no. 

Lưu ý: Tuyệt đối không để bụng quá đói rồi mới ăn, bởi vì dạ dày sẽ bị cơn đau hành hạ, khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. 

Chia nhỏ các bữa ăn để giảm tình trạng chán ăn ở người bệnh

4.2. Ăn chậm, nhai kỹ

Thức ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày cần được thái nhỏ và nấu thật nhừ để dễ ăn hơn. Trong quá trình ăn, bệnh nhân cũng nên nhai kỹ, ăn chậm và tránh vừa ăn vừa đọc sách, xem phim,… để dạ dày hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. 

4.3. Tránh thực ăn quá đặc và nóng

Thức ăn quá đặc và nóng làm cho dạ dày co bóp mạnh, gây đau khi nuốt, đồng thời giảm khả năng tiêu hóa. 

4.4. Uống thuốc đều đặn

Người bệnh kết hợp chế độ ăn uống với uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều để chữa dứt điểm triệu chứng viêm. 

Dù khó chịu khi phải uống thuốc thường xuyên, bạn không nên tự ý ngắt liều để tránh tình trạng nhờn thuốc. Làm cho quá trình chữa trị về sau kéo dài và mang lại hiệu quả thấp. 

Như vậy, viêm loét dạ dày gây nhiều phiền toái cho người mắc phải. Tùy vào từng mức độ mà áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Tham khảo bài viết giúp bạn có thêm kinh nghiệm tìm hướng giải quyết khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7