Viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt?
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở những người có khả năng hấp thụ kém, sức đề kháng kém, người ăn uống không khoa học,… Để đẩy lùi triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần đến phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt?
Nội dung bài viết
1. Viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt?
Có vô số nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, vì vậy để điều trị bệnh được hiệu quả, người bệnh cần xác định được chính xác về thủ phạm gây ra bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Một vài nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng tiêu biểu như tinh thần căng thẳng kéo dài, mất ngủ kinh niên, do vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, do uống nhiều rượu bia… hay do nhiều bệnh lý khác gây ra.
Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? Để có thể có được câu trả lời được chuẩn xác nhất, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên đến bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm, nhờ đó các bác sĩ sẽ có hướng chữa trị phù hợp nhất.
Những loại thuốc chữa viêm loét dạ dày được dùng nhiều như:
1.1. Thuốc giảm tăng tiết acid
Những loại thuốc nhằm ức chế bài tiết của axit clohidric (HCI) và pepsin trong dạ dày được sử dụng cho:
– Người bệnh loét dạ dày – tá tràng lành tính, loét do sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
– Người bị trào ngược dạ dày thực quản.
– Hội chứng tăng tiết axit dịch vị hay còn gọi là hội chứng Zollinger – Ellison.
Viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt? Thuốc giúp giảm tiết axit dịch vị đối với người bệnh loét đường tiêu hóa khác và cũng có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày được sử dụng khi không biết đau dạ dày uống thuốc gì.
– Các thuốc giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh rối loạn tiêu hóa gây ra như nóng rát, khó tiêu, ợ chua đối với người mắc bệnh do thừa axit dịch vị.
1.2. Thuốc kháng diệt HP trong dạ dày
Người bệnh nếu được chẩn đoán là bị HP trong dạ dày gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì phải sử dụng thuốc này để tiêu diệt vi khuẩn HP giúp cho vết loét nhanh chóng hồi phục và tránh bệnh tái phát.
1.3. Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ ATPase
Nhóm thuốc ức chế H+/K+ATPase này sử dụng với những trường hợp bệnh dạ dày:
– Loét dạ dày tá tràng lành tính.
– Phòng chống và chữa các trường hợp loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
– Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nặng xảy ra các biến chứng.
– Người bị hội chứng Zollinger – Ellison.
1.4. Thuốc tạo màng bọc
Nhóm thuốc này có khả năng kết dính với dịch dạ dày và tạo thành 1 vỏ bọc bao quanh khu vực vết loét trong dạ dày tá tràng từ đó ngăn ngừa vết thương thêm tổn thương hơn nữa.
Uống một số loại thuốc tạo màng bọc phổ biến như Bismuth, Silicate Al, Sucralfate….
2. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những thực phẩm, đồ ăn có tác dụng giúp làm lành vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa axit có trong bao tử giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vết loét gây ra.
2.1. Những thực phẩm nên ăn
Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh: Một số loại thịt như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… không chỉ là những thực phẩm chứa nhiều đạm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp cho người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung thêm những món ăn này trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua cũng bổ sung vi khuẩn có lợi, làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho dạ dày và đặc biệt là vi khuẩn HP.
Thực phẩm giúp làm lành vết thương: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng thì khả năng hấp thụ các dưỡng chất và tiêu hóa của người bệnh kém nên người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm như họ nhà cải (cải bắp, rau cải, cải xanh…), cà rốt, bí đỏ… là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, axit folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. Nên nấu chín các loại rau củ này bằng cách luộc hoặc hấp sẽ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày hơn là các món xào.
Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Những loại đồ ngọt như đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong có tác dụng hút axit làm giảm sự tiết axit dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ… có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt.
Thực phẩm giúp trung hòa axit: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa trung hòa axit dịch vị rất tốt. Đặc biệt là sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại nhất là vi khuẩn HP.
2.2. Những loại thực phẩm cần tránh
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị cùng việc kết hợp những món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh cũng cần phải biết những loại thực phẩm không tốt để kiêng khem hợp lý.
Thức ăn có tính axit cao: Các loại thức ăn có tính axit cao như các thực phẩm chua, cay nóng làm tăng tiết axit dịch vị như chanh, cóc, me, ớt, tiêu, dưa muối, cà muối… Ngoài ra, tỏi có chứa chất Flavonoid rất tốt cho dạ dày nhưng lại dễ gây đầy hơi nên người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.
– Tránh những đồ ăn cứng, có hàm lượng chất xơ cao gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
– Hạn chế hoặc ngừng sử dụng những loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gây đầy hơi, khó tiêu như: gà rán, thịt quay, nem rán, thịt rán, đồ nướng…
– Tránh ăn những thực phẩm sống, không được chế biến chín như: gỏi hải sản, rau sống, nem chua… bởi những thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh.
Không hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia, đồ uống có gas, đồ uống có cồn, các loại thực phẩm chứa cafein bởi chúng làm tăng tiết axit dịch vị, mài mòn lớp nhầy làm cho vết loét dạ dày nặng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích về vấn đề bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cụ thể.